Tình hình phân bố mặntheo đơn vị hành chính

Một phần của tài liệu đánh giá sự thay đổi đặc tính ngập và mặn các tỉnh ven biển đồng bằng sông cửu long theo kịch bản biến đổi khí hậu (Trang 71 - 88)

L ỜI CAM ĐOAN

3.2.2Tình hình phân bố mặntheo đơn vị hành chính

a. Tình hình phân bố độ mặntheo đơn vị hành chính

Độ mặn nhỏ hơn 4

Hình 3.39: Biểu đồ diện tích độ mặn nhỏ hơn 4‰ của kịch bản BĐKH năm 2004, năm

57

Từ biểu đồ hình 3.39 cho thấy diện tíchđộ mặn nhỏ hơn 4‰ tập trung nhiều nhất ở tỉnh Long An và Kiên Giang. Diện tích độ mặn nhỏ hơn 4‰ của các tỉnh theo kịch bản năm 2030 và năm 2050 giảm so với năm 2004, ngoại trừ tỉnh Long An và Cà Mau có diên tích độ mặn nhỏ hơn 4‰ tăng lên khồng đáng kể. Trong đó tỉnh Kiên Giang và Trà Vinh có diện tích độ mặn nhỏ hơn 4‰ giảm nhiều nhất.Tỉnh Tiền Giang và Bến Tre giảm ít nhất.

Tỉnh Kiên Giang có diện tích độ mặn nhỏ hơn 4‰ năm 2004 là 344,7 nghìn ha, kịch bản năm 2030 diện tích giảm còn là 338,5 nghìn ha và kịch bản năm 2050 diện tích là giảm còn 323,8 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050, sau gần 50 năm diện tích độ mặn 4‰ giảm 20,9 nghìn ha, tập trung nhiều ở huyện Hòn Đất, Kiên Lương và Giồng Riềng.

Ở tỉnh Trà Vinh diện tích độ mặn nhỏ hơn 4‰ năm 2004 là 98,4 nghìn ha, kịch bản năm 2030 diện tích giảm còn là 95,8 nghìn ha và kịch bản năm 2050 diện tích là giảm còn 80,1 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050, sau gần 50 năm diện tích độ mặn 4‰ giảm 18,3 nghìn ha, tập trung nhiều ở huyện Càng Long, Tiểu Cần và Cầu Kè.

Ở tỉnh Sóc Trăng từ năm 2004 đến năm 2050, dưới ảnh hưởng của BĐKH làm cho diện tích độ mặn nhỏ hơn 4‰ giảm tương đối. Diện tích năm 2004 là 187,6 nghìn ha, kịch bản năm 2030 diện tích là 185,2 nghìn ha và kịch bản năm 2050 diện tích là 174,7 nghìn ha. Từ năm 2004 đến 2050, diện tích độ mặn 4‰ ở tỉnh Sóc Trăng giảm 12,9 nghìn ha, tập trung nhiều ở huyện Mỹ Tú, Thạnh Trị và Long Phú.

Ở tỉnh Bạc Liêu, diện tích độ mặn nhỏ hơn 4‰ năm 2004 là 66,1 nghìn ha, kịch bản năm 2030 diện tích là 65,2 nghìn ha và kịch bản năm 2050 diện tích là 59.6 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050, diện tích độ mặn nhỏ hơn 4‰ của tỉnh Bạc Liêu giảm 6,5 nghìn ha, tập trung nhiều ở huyện Vĩnh Lợi và Phước Long.

Ở tỉnh Bến Tre, diện tích độ mặn nhỏ hơn 4‰ năm 2004 là 123,9 nghìn ha, kịch bản năm 2030 diện tích là 123,3 nghìn ha và kịch bản năm 2050 diện tích là 122 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050, diện tích độ mặn nhỏ hơn 4‰ của tỉnh giảm 1,9 nghìn ha, tập trung nhiều ở huyện Giồng Trôm và Mỏ Cày.

Tại tỉnh Tiền Giang, diện tích độ mặn nhỏ hơn 4‰ năm 2004 là 192,2 nghìn ha, kịch bản năm 2030 diện tích là 191,6 nghìn ha và kịch bản năm 2050 diện tích là 190,8 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050, diện tích độ mặn nhỏ hơn 4‰ của tỉnh giảm 1,4 nghìn ha, tập trung nhiều ở huyện Cái Bè, Cai Lậy và Tân Phước.

Ở tỉnh Cà Mau, diện tích độ mặn nhỏ hơn 4‰ năm 2004 là 94,2 nghìn ha, kịch bản năm 2030 và năm 2050 có diện tích sắp xỉ bằng nhau là 95,1 nghìn ha. Từ năm 2004

58

đến năm 2050, diện tích độ mặn nhỏ hơn 4‰ của tỉnh tăng 0,9 nghìn ha, tập trung ở huyện U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình.

Ở tỉnh Long An, độ mặn nhỏ hơn 4‰ sau gần 50 năm từ năm 2004 diện tích là 389,5đến năm 2050 diện tích tăng lên390,4 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050, diện tích độ mặn nhỏ hơn 4‰ của tỉnh tăng0,9 nghìn ha, tập trung nhiều ở huyện Tần Hưng, Mộc Hóa và Thạnh Hóa.

Từ số liệu phân tích ở trên thấy diện tích độ mặn nhỏ hơn 4‰ của các tỉnh ven biển ĐBSCL đềugiảm, ngoại trừ tỉnh Cà Mau và Long An có diện tích tăng lên không đáng kể. Trong đó, tỉnh Kiên Giang và Trà Vinh dưới sự ảnh hưởng của BĐKH làm cho diện tích độ mặn nhỏ hơn 4‰ giảm nhiều nhất.Tỉnh chịu sự ảnh hưởng của BĐKH làm diện tích độ mặn nhỏ hơn 4‰ giảm đáng kể là tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu.Các tỉnh còn lại có sự thay rất ít.Với diện tích độ mặn nhỏ hơn 4‰ giảm xuống, sẽ đẫn đến độ mặn cao hơn có diện tích tăng lên gây ảnh hương đến sinh hoạt và sản xuất của người dân trong vùng ven biển ĐBSCL.

Độ mặn từ 4-8

Hình 3.40: Biểu đồ diện tích độ mặn từ 4-8‰ của kịch bản BĐKH năm 2004, năm 2030

và năm 2050theo đơn vị hành chính

Từ biểu đồ hình 3.40 ta thấy đượcdiện tích độ mặn từ 4-8‰ của các tỉnh theo kịch bản năm 2030 và năm 2050 so với năm 2004 đều tăng. Trong đó tỉnh có diện tích tăng nhiều làKiên Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh. Tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu có diện tích tăng tương đối. Tỉnh có diện tích tăng lên ít nhất là Bến Tre, Tiền Giang và Long An. Tại tỉnh Kiên Giang, diện tích độ mặn từ 4-8‰ năm 2004 là 35,8 nghìn ha, kịch bản năm 2030 diện tích là 38,7 nghìn ha, kịch bản năm 2050 diện tích là 49 nghìn ha. Từ

59

kịch bản năm 2030 so với năm 2004 diện tích độ mặn từ 4-8‰ tăng 2,8 nghìn ha, kịch bản năm 2050 so với năm 2004 tăng là 13,2 nghìn ha, tập trung nhiều ở Gò Quao, Châu Thành và Kiên Lương.

Tỉnh Cà Mau códiện tích độ mặn từ 4-8‰ năm 2004 là 7,8 nghìn ha, kịch bản năm 2030 và năm 2050 có diện tích bằng nhau là 12,7 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050 diện tích tăng4,9 nghìn ha, tập trung ở 3 huyện U Minh, Trần Văn Thời và Ngọc Hiển.

Tỉnh Bạc Liêu códiện tích độ mặn từ 4-8‰ năm 2004 là 5,6 nghìn ha, kịch bản năm 2030 diện tích là 4 nghìn ha, kịch bản năm 2050 diện tích là 9,6 nghìn ha. Kịch bản năm 2030 so với năm 2004 diện tích độ mặn từ 4-8‰ giảm 1,6 nghìn ha, kịch bảnnăm 2050 so với năm 2004 tăng 4 nghìn ha, tập trung nhiều ở Phước Long và Hồng Dân. Tỉnh Sóc Trăngcó diện tích độ mặn từ 4-8‰ năm 2004 là 19 nghìn ha, kịch bản năm 2030 diện tích là 21,3 nghìn ha, kịch bản năm 2050 diện tích là 31,2 nghìn ha. Kịch bản năm 2030 so với năm 2004 diện tích độ mặn từ 4-8‰ tăng 2,3 nghìn ha, kịch bản năm 2050 so với năm 2004 diện tích tăng 12,3 nghìn ha, tập trung nhiều ở Kế Sách, Mỹ Xuyên và Long Phú.

Tỉnh Bến Tre có diện tích độ mặn từ 4-8‰ năm 2004 là 11,4 nghìn ha, kịch bản năm 2030 diện tích là 11,9 nghìn ha, kịch bản năm 2050 diện tích là 12.9 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050 diện tích độ mặn từ 4-8‰ tăng là 1,5 nghìn ha,tập trung nhiều ở Châu Thành và Mỏ Cày.

Tỉnh Trà Vinh có diện độ mặn từ 4-8‰ năm 2004 là 19,6 nghìn ha, kịch bản năm 2030 diện tích là 21,2 nghìn ha, kịch bản năm 2050 diện tích là 30,4 nghìn ha. Kịch bản năm 2030 so với năm 2004 diện tích tăng là 1,6 nghìn ha, kịch bản năm 2050 so với năm 2004 diện tích tăng là 10,8 nghìn ha, tập trung nhiều ở Cầu Kè, Châu Thành và Trà Cú.

Tỉnh Long An có diện tích độ mặn từ 4-8‰ năm 2004 và năm 2030 có diện tích gần bằng nhau sắp xỉ29 nghìn ha, kịch bản năm 2050 diện tích là 29,5 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050 diện đất có độ mặn từ 4-8‰ tăng là 0,5 nghìn ha, tập trung nhiều ở Bến Lức và Trần Phú.

Tỉnh Tiền Giang có diện tích độ mặn từ 4-8‰ năm 2004 là 11,7 nghìn ha, kịch bản năm 2030diện tích là 12,2 nghìn ha, kịch bản năm 2050 diện tích là 12,8 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050 diện đất có độ mặn từ 4-8‰ tăng là 1,1 nghìn ha, tập trung nhiều ở Chợ Gạo, Gò Công Đông và Gò Công Tây.

60

Từ số liệu trên, sau gần 50 năm từ năm 2004 đến 2050 diện tích độ mặn từ 4-8‰ ở các tỉnh ven biển ĐBSCL đều tăng lên. Trong đó, Kiên Giang và Sóc Trăng vàTrà Vinh tăng nhiều nhất. Tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu có diện tích tăng đáng kể.Tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và Long Antăng lên ít nhất. Điều này cho thấy, các tỉnh ven biển ĐBSCL chịu sự ảnh hương của BĐKH và nước biển dâng trong tương lai làm cho diện tích độ mặn từ 4-8‰ tăng lên. Với độ măn tăng lên làm ảnh hương đến hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và sinh hoạt của người dân trong vùng.

Độ mặn lớn hơn 8‰ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.41: Biểu đồ diện tích độ mặn lớn hơn 8‰ của kịch bản BĐKH năm 2004, năm

2030 và năm 2050theo đơn vị hành chính

Từ hình 3.41 ta thấy được, diện tích độ mặn lớn hơn 8‰ hầu như nằm nhiều nhất ở tỉnh Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang có diệntích độ mặn lớn hơn 8‰ khá lớn, phần rất nhỏ thuộc tỉnh Long An và Tiền Giang. Độ mặn lớn hơn 8‰ ở các tỉnh đều có tăng lên theo kịch bản năm 2030 và năm 2050 so với năm 2004, ngoại trừ tỉnh Cà Mau và Long An có diên tích giảm. Trong đó, tỉnh Kiên Giang và Tra Vinh có diện tích độ mặn lớn hơn 8‰ tăng lên nhiều nhất, tỉnh Bến Tre và Long An có diện tích tăng lên không đáng kể.

Tỉnh Kiên Giang có diện tích độ mặn lớn hơn 8‰ năm 2004 là 178,9 nghìn ha, năm 2030 diện tích là 182,2 nghìn ha và năm 2050 diện tích là 186,6 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050 diện tích độ mặn lớn hơn 8‰ của tỉnh tăng 7,7 nghìn ha, tập trung nhiều ở An Minh, An Biên và Vĩnh Thuận.

61

Tỉnh Trà Vinh có diện tích độ mặn lớn hơn 8‰ năm 2004 là 89,8 nghìn ha, năm 2030 diện tích là 90,8 nghìn ha và năm 2050 diện tích là 97,4 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050 diện tích độ mặn lớn hơn 8‰ của tỉnh tăng 7,6 nghìn ha, tập trung nhiều ở Trà Cú, Cầu Ngang và Duyên Hải.

Tỉnh Bạc Liêu có diện tích độ mặn lớn hơn 8‰ năm 2004 là 191,5 nghìn ha, năm 2030 diện tích là 193,9 nghìn ha và năm 2050 diện tích là 194 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050 diện tích độ mặn lớn hơn 8‰ của tỉnh tăng 2,5 nghìn ha, tập trung nhiều ở Gia Rai, Hồng Dân và Vĩnh Lợi.

Tỉnh Sóc Trăng có diện tích độ mặn lớn hơn 8‰ năm 2004 và năm 2030 có diện tích sắp xỉ bằng nhau là 97,7 nghìn ha và năm 2050 diện tích là 98,4 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050 diện tích độ mặn lớn hơn 8‰ của tỉnh tăng 0,7 nghìn ha, tập trung nhiều ởVĩnh Châu, Long Phú và Mỹ Xuyên.

Tỉnh Bến Tre có diên tích độ mặn lớn hơn 8‰ từ năm 2004 là 67,1 nghìn ha đến năm 2050 tăng lên 67,6 nghìn ha, tập trung ở Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú. Diện tích tỉnh Tiền Giang từ năm 2004 là 20,8 nghìn ha đến năm 2050 tăng lên 21,1 nghìn ha, diện tích chỉ có ở các huyện Chợ Gạo, Gò Công Đông và Gò Công Tây.

Tỉnh Cà Mau diện tích độ mặn lớn hơn 8‰ năm 2004 là 411,8 nghìn ha, năm 2030 và năm 2050 diện tích sắp xỉ là 406,1 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050 diện tích độ mặn lớn hơn 8‰ của tỉnh giảm 5,7 nghìn ha, tập trung nhiều ở Ngọc Hiển, Cái Nước và Đầm Dơi.

Tỉnh Long An diện tích độ mặn lớn hơn 8‰ năm 2004 là 28,7 nghìn ha, năm 2030 diện tích là 28.3 nghìn ha và năm 2050 diện tích là 27,2 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050 diện tích độ mặn lớn hơn 8‰ của tỉnh giảm 1,5 nghìn ha, tập trung nhiều ở Cần Giuộc, Cần Đước và Châu Thành.

Qua đó cho thấy diện tích độ mặn lớn hơn 8‰ của các tỉnh ven biển ĐBSCL tăng lên, ngoại trừ tỉnh Cà Mau có diện tích giảm đáng kể và Long An có diện tích giảm tương đối ít. Trong đó, tỉnh Kiên Giang và Trà Vinh có diện tích độ mặn lớn hơn 8‰ tăng nhiều nhất.

Qua đánh giá sự biến đổi của độ mặn cho thấy sựảnh hương của BĐKH đối với độ mặn của các tỉnh ven biển ĐBSCL, với sự biến đổi của khí hậu trong thời gian 50 năm tới, làm cho lượng mưa giảm vào mùa khô và sự tăng lên của mực nước biển và gió chướng làm cho vào mùa khô, nước biển theo các dòng sông xâm nhập vào đất liền và làm tăng lên độ mặn của các tỉnh đặt biệt là tỉnh Kiên Giang và Trà Vinh có diện tích độ mặn tăng lên cao nhất. Độ mặn tăng lên ngày một cao, làm cho thay đổi đặc tính đất, ảnh hưởng tới năng xuất trồng trọt và chăn nuôi của vùng; Gây thiếu nước nước

62

ngọt trong sinh hoạt và sản xuất của người dân.Cần có những biện pháp xây đập ngăn nước biển vào trong nội địa, xây hồ chứa nước ngọt để dữ trữ nước cho sinh hoạt và tưới tiêu trong sản xuất.

b. Tình hình phân bố thời gian mặntheo đơn vị hành chính

Phân bố vùng không mặn

Hình 3.42: Biểu đồ diện tích không mặn của kịch bản BĐKH năm 2004, năm 2030 và

năm 2050theo đơn vị hành chính

Qua biểu đồ hình 3.42 cho ta thấy diện tích không mặn của các tỉnh ven biển ĐBSCL theo kịch bản năm 2030 và năm 2050 giảm so với năm 2004, ngoại trừ Long An và Cà Mau có diện tích tăng lên không đáng kể. Trong đó, tỉnh Kiên Giang và Trà Vinh có diện tích không mặn giảm nhiều nhất. Trong khi đó tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu có diện tích giảm tương đối. Các tỉnh còn lại có diện tích thay đổi không lớn.

Tại Kiên Giang, diện tích không mặn năm 2004 là 345,5 nghìn ha, năm 2030 diện tích là 339,8 nghìn ha và năm 2050 diện tích là 325 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050 diện tích không mặn của tỉnh giảm 20,5 nghìn ha, tập trung ở Giồng Riềng và Hòn Đất.

Tỉnh Trà Vinh có diện tích không mặn năm 2004 là 100,5 nghìn ha, năm 2030 diện tích là 98 nghìn ha và năm 2050 diện tích là 81,6 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050 diện tích không mặn của tỉnh giảm 18,9 nghìn ha, tập trung ở Càng Long và Tiểu Cần.

Tỉnh Sóc Trăng có diện tích không mặn năm 2004 là 189,5 nghìn ha, năm 2030 diện tích là 186,9 nghìn ha và năm 2050 diện tích là 176,2 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm

63

2050 diện tích không mặn của tỉnh giảm 13,3 nghìn ha, tập trung ở Mỹ Tú và Thạnh Trị.

Tỉnh Bạc Liêu có diện tích không mặn năm 2004 là 66,6 nghìn ha, năm 2030 diện tích là 65,6 nghìn ha và năm 2050 diện tích là 55,9 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050 diện tích không mặn của tỉnh giảm 6,7 nghìn ha, tập trung ở Phước Long và Vĩnh Lợi. Trong khi đó tỉnh Bến Tre với diên tích không mặn năm 2004 là 124,7 nghìn ha, năm 2030 diện tích là 124,2 nghìn ha và năm 2050 diện tích là 122,9 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050 diện tích không măn của tỉnh giảm 1,8 nghìn ha, tập trung ở Giồng Trôm và Mỏ Cày.

Tỉnh Tiền Giang với diên tích không mặn năm 2004 là 192,6 nghìn ha, năm 2030 diện tích là 192,1 nghìn ha và năm 2050 diện tích là 191,5 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050 diện tích không măn của tỉnh giảm 1,1 nghìn ha, tập trung ở Cái Bè và Cai Lậy. Còn tỉnh Long An với diên tích không mặn năm 2004 vànăm 2030 diện tích là 390,3 nghìn ha,năm 2050 diện tích là 391,1 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050 diện tích không măn của tỉnh tăng 0,9 nghìn ha, tập trung ở Mộc Hóa và Tân Hưng.

Tỉnh Cà Mau có diên tích không mặn năm 2004 là 95,1 nghìn ha, năm 2030 và năm 2050 diện tích là 95,8 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050 diện tích không măn của tỉnh tăng 0,7 nghìn ha, phân bố ở Thới Bình, Trần Văn Thời và U Minh.

Qua số liệu ở trên, cho ta thấy được sau gần 50 năm từ năm 2004 đến 2050 diện tích đất không mặn của các tỉnh ven biển ĐBSCL đều giảm, ngoại trừ tỉnh Long An và Cà Mau có tăng lên nhưng với diện tích không đáng kể. Với diện tích không mặn ngày một giảm nói lên sự xâm nhập mặn ngày một tăng lên, ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống người dân.

Phân bố vùng mặn 1 tháng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua biểu đồ hình 3.43, diện tích mặn 1 tháng của các tỉnh ven biển ĐBSCL theo kịch bản năm 2030 và năm 2050 tăng so với năm 2004, ngoại trừ Long An và Cà Mau có diện tích giảm không đáng kể. Trong đó, tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh có diện tích đất mặn 1 tháng tăng nhiều nhất. Các tỉnh còn lại có diện tích thay đổi không lớn.

64

Hình 3.43: Biểu đồ diện tích mặn 1 tháng của kịch bản BĐKH năm 2004, năm 2030 và

năm 2050theo đơn vị hành chính

Tại Kiên Giang, diện tích đất mặn 1 tháng năm 2004 là 11,4 nghìn ha, năm 2030 diện tích là 15,1 nghìn ha và năm 2050 diện tích là 22,5 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050 diện tích mặn 1 tháng của tỉnh tăng 11,1 nghìn ha, tập trung ở Châu Thành và Gò Quao.

Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất mặn 1 tháng năm 2004 là 5,1 nghìn ha, năm 2030 diện tích là 4,4 nghìn ha và năm 2050 diện tích là 11,1 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050 diện tích mặn 1 tháng của tỉnh tăng6 nghìn ha, tập trung ở Cầu Kè và Châu Thành.

Tỉnh Sóc Trăng có diện tích đất mặn 1 tháng năm 2004 là 2,7 nghìn ha, năm 2030 diện tích là 3,7 nghìn ha và năm 2050 diện tích là 9,7 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050 diện tích mặn 1 tháng của tỉnh tăng 7 nghìn ha, tập trung ở Kế Sách và Thạnh Trị. Tỉnh Bạc Liêu có diện tích đất mặn 1 tháng năm 2004 là 0,7 nghìn ha, năm 2030 diện tích là 0,9 nghìn ha và năm 2050 diện tích là 1,7 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050 diện tích mặn 1 tháng của tỉnh tăng 1 nghìn ha, tập trung ở Phước Long và Vĩnh Thuận.

Trong khi đó tỉnh Bến Tre với diên tích đất mặn 1 tháng năm 2004 và năm 2030 là 2,9 nghìn ha và năm 2050 diện tích là 3,5 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050 diện tích mặn 1 tháng của tỉnh tăng 0,4 nghìn ha, tập trung ở Châu Thành và Mỏ Cày.

65

Tỉnh Tiền Giang với diên tích đất mặn 1 tháng năm 2004 và năm 2030là 1,2 nghìn ha, năm 2050 diện tích là 1,4 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050 diện tích măn 1 tháng

Một phần của tài liệu đánh giá sự thay đổi đặc tính ngập và mặn các tỉnh ven biển đồng bằng sông cửu long theo kịch bản biến đổi khí hậu (Trang 71 - 88)