MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU VỰC ĐBSCL

Một phần của tài liệu đánh giá sự thay đổi đặc tính ngập và mặn các tỉnh ven biển đồng bằng sông cửu long theo kịch bản biến đổi khí hậu (Trang 96 - 98)

L ỜI CAM ĐOAN

3.5MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU VỰC ĐBSCL

Quá trình xâm nhập mặn, ngập úng do biến đổi khí hậu đã tác động rất lớn đến tài nguyên môi trường, đặc biệt gây ra nhiều tác động có hại đối với sản xuất nông lâm nghiệp. Vì vậy, để giảm thiểu tác hại trên chúng ta cần chủ động phối hợp, đề ra những giải pháp đồng bộ mang tính đa ngành, đa lĩnh vực để đối phó và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Về quy hoạch: Hoàn thiện củng cố những công trình trong quy hoạch lũ đã được phê duyệt, chủ yếu là các công trình phục vụ tránh lũ hoặc góp phần làm tăng tốc độ tiêu thoát lũ như xây dựng, hoàn thiện các khu dân cư vượt lũ. Khơi thông và mở rộng các kênh thoát nước ra biển Tây (vịnh Thái Lan) và ra sông Tiền.

Xây dựng đê biển: quy hoạch và từng bước xây dựng các tuyến đê biển dọc bờ biển Đông và biển Tây nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của nước biển trong điều kiện nước biển dâng cao.

Sử dụng các biện pháp tích trữ nước ngọt: Dùng các biện pháp tích trữ nước mưa trong mùa mưa theo quy mô gia đình dưới hình thức các bể chứa hoặc các loại chung vại…phục vụ cho mùa khô. Biện pháp này đặc biệt hiệu quả đối với vùng ven biển (Bến Tre, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau).

Bảo vệ môi trường: Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường chống ô nhiễm nguồn nước, trong đó phải thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra hoạt động xử lý và xả nước thải sinh hoạt, sản xuất của các khu công nghiệp và cơ sở sản xuất vào nguồn nước.

Tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông nghiêp: qui hoạch vùngthửa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi nội đồng và hệ thống đê điều đểgiảm tình trạng xâm nhập mặn vào ruộng; qui hoạch các vùng đấtnhiễm mặn để chuyển đổi mục đích sử dụng đất; qui hoạch câytrồng vật nuôi có khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu,

82 Hợp tác quốc tế:

+ Thúc đẩy các hoạt động trong Quốc hội Mê Công quốc tế về tài nguyên nước. Chia sẻ nguồn nước trong mùa kiệt giữa các quốc gia thành viên ở thượng và hạ lưu sông;

+ Không thực hiện các dự án dẫn nước sông Mê Công cho các lưu vực khác; Xây dựng các hồ chứa nước trên các phần khác nhau (phạm vi lảnh thổ Lào – Campuchia) nhằm tích nước trong mùa lũ, bổ sung cho mùa cạn (ở phần hạ lưu).

83

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu đánh giá sự thay đổi đặc tính ngập và mặn các tỉnh ven biển đồng bằng sông cửu long theo kịch bản biến đổi khí hậu (Trang 96 - 98)