L ỜI CAM ĐOAN
3.2.1 Diễn biến tình hình ngậptheo kịch bản BĐKH
phân bố diễn tiến độ sâu ngập
Hình 3.25: Biểu đồ diện tích độ ngập theo kịch bản BĐKH năm 2004, năm 2030 và năm
2050
Nhìn chung, độ sâu ngập từ 0,6–1,5m có diện tích tăng lên nhiều nhất, độ sâu ngập lớn hơn 1,5m có diện tích tăng lên ít nhất. Trong khi đó, diện tích độ sâu ngập nhỏ hơn 0,6m giảm dần từ năm 2004, năm 2030 và năm 2050, nhưng độ sâu ngập từ 0,6–1,5m
35
tăng dần từ năm 2004, năm 2030 và năm 2050.Độ sâu ngập lớn hơn 1,5m giữa các kịch bản không có sự khác biệt nhiều.
Ở độ sâu ngập nhỏ hơn 0,6 m, kịch bản năm 2004 diện tích phân bố là 1.339,8 nghìn ha đến kịch bản năm 2030 diện tích là 1.042 nghìn ha và kịch bản năm 2050 diện tích là 780,3 nghìn ha. Kịch bản năm 2030 so với năm 2004, diện tích độ sâu ngập nhỏ hơn 0,6m giảm 297,8 nghìn ha và kịch bản năm 2050 so với năm 2004, diện tích giảm 559,3 nghìn ha.
Ở độ sâu ngập từ 0,6–1,5 m, diện tích phân bố của kịch bản năm 2004 là 1.148,3 nghìn ha đến kịch bản năm 2030 diện tích là 1.419,4 nghìn ha và kịch bản năm 2050với diện tích là 1.642,1 nghìn ha. Theo kịch bản năm 2030 so với năm 2004, diện tích tăng 271,1 nghìn ha và kịch bản năm 2050 so với năm 2004, diện tích tăng 493,8 nghìn ha. Ở độ sâu ngập lớn hơn 1,5 m, kịch bản năm 2004 có diện tích phân bốlà 234,6 nghìn ha đến kịch bản năm 2030 diện tích là 261,3 nghìn ha và kịch bản năm 2050 diện tích là 300,3 nghìn ha. Từ đó, kịch bản năm 2030 so với năm 2004, diện tích độ sâu ngập tăng 26,7 nghìn ha và kịch bản năm 2050 so với năm 2004, diện tăng 65,7 nghìn ha. Do đó cho thấy phần lớn các tỉnh ven biển ĐBSCL bị ngập ở độ sâu ngập từ 0,6m đến hơn 1,5m, ở mức độ sâu ngập này sẽ gây ngập lụt nhiều nơi ảnh hưởng tới sản xuất, giao thông và sinh hoạt của dân trong vùng. Cần phải có những định hướng thiết thực để ngăn chặn và ứng phó để ổn định cuộc sống con người.
Phân bố diễn tiến thời gian ngập theo kịch bản BĐKH
Hình 3.26: Biểu đồ diện tích thời gian ngập theo kịch bản BĐKH năm 2004, năm 2030 và năm 20501
36
Qua hình 3.26, cho thấy diện tích đất không ngập, ngập 1 tháng, ngập 2 tháng, ngập 3 tháng, ngập 4 tháng theo kịch bản năm 2030 và năm 2050 đều giảm so với năm 2004, trong đó diên tích đất không ngập giảm nhiều nhất.Trong khi đó mức độ phân bố của ngập 5 tháng và ngập 6 tháng theo kịch bản năm 2030 vànăm 2050 tăng so với năm 2004.
Vùng không ngập chiếm diện tích cao nhất và giảm dần qua 3 năm kịch bản, ở năm 2004 diện tích không ngập là 1.347,6 nghìn ha, năm 2030 là 1.039,5 nghìn ha và năm 2050là 784,1 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050 diện tích đất không ngập giảm 563,5 nghìn ha.
Kế tiếp ngập 3 tháng, ở năm 2004diện tích ngập là 253 nghìn ha đếnnăm 2030 là 225 nghìn ha và năm 2050là 125,4 nghìn ha. Diện tích đất ngập 3 tháng giảm 127,5 nghìn ha từ năm 2004 đến năm 2050.
Diện tích phân bố ngập 2 thángở năm 2004 là 208,1 nghìn ha, năm 2030 là 204,7 nghìn ha và năm 2050là 159,2 nghìn ha. Diện tích đất ngập 2 tháng giảm 48,9 nghìn ha, thấp hơn so với ngập 3 tháng.
Diện tích vùng ngập 1 tháng ởnăm 2004 là 75,4 nghìn ha, năm 2030 diện tích là 74,4 nghìn ha và năm 2050diện tích là 62,9 nghìn ha. Từ năm 2004 đến năm 2050, diện tích đất ngập 1 tháng giảm 12,5 nghìn ha, thấp hơn so với ngập 3 tháng.
Đối với thời gian ngập 4 thángcó diện tích ngập giảm ít nhất,ởnăm 2004 diện tích là 444,6 nghìn ha, năm 2030 diện tích là 453,1 nghìn ha và năm 2050diện tích là 433,5 nghìn ha, chỉ giảm khoảng 11,1 nghìn ha.
Diện tích ngập 6 tháng và ngập 5 tháng tăng lên đáng kể qua 3 năm kịch bản. Vùng ngập 6 tháng vào năm 2004 có diện tích phân bố là 194,8 nghìn ha đếnnăm 2030diện tích là 379 nghìn ha và năm 2050 diện tích là 695,1 nghìn ha, tăng khoảng 500,3 nghìn ha.
Trong khi đó vùng ngập 5 tháng tăng ít hơn so với vùng ngâp 6 tháng, ở năm 2004 là 199,2 nghìn ha, năm 2030 diện tích là 347 nghìn ha vànăm 2050 diện tích là 462,4 nghìn ha,tăng khoảng 263,2 nghìn ha
Dựa vào các kịch bản BĐKH cho thấy thời gian ngập kéo dài khoảng 5-6 tháng có xu hướng gia tăng, trong khi đóvùng không ngập lại giảm diện tích, cho nên vấn đề ngập trong thời gian tới sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân. Do đó có những giải pháp phòng chóng ngập trong thời gian dài để đảm bảo sức khỏe an toàn cũng như hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân.
37