Thực hiện phân tán rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn (Trang 83 - 85)

NHTMCP SÀI GÒN

3.2.7. Thực hiện phân tán rủi ro tín dụng

Trong hoạt động tín dụng, rủi ro là điều khó tránh khỏi. Vậy làm thế nào để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận. Một trong những nguyên tắc cổ điển nhất trong kinh doanh là “không nên bỏ trứng vào cùng một giỏ”.

Ngân hàng cần phải thiết lập trạng thái cân bằng giữa tính chuyên môn hóa khi đầu tư và tính đa dạng hóa các khoản đầu tư. Một ví dụ điển hình là vào những năm 1980, các ngân hàng ở Oklahoma và Texas đã cho vay khách hàng hoạt động trong lĩnh vực khai thác và kinh doanh dầu khí. Trong bảng cân đối tài sản của các ngân hàng này, phần lớn các khoản đầu tư và cho vay tập trung vào lĩnh vực dầu khí, do vậy khi giá dầu giảm và các công ty này bị phá sản, các ngân hàng này đã gặp nhiều khó khăn và rất nhiều ngân hàng bị phá sản. Đây là một trong những ví dụ để phản ánh sự cần thiết phải đa dạng hóa danh mục đầu tư để đảm bảo trong trường hợp xảy ra khủng hoảng đối với một ngành nào đó thì ngân hàng vẫn duy trì hoạt động.

hoạt động tín dụng có nhiều phương thức cho vay như cho vay hạn nức, cho vay theo món, đồng tài trợ…. Tùy vào nhu cầu của từng khách hàng mà ngân hàng áp dụng hình thức cho vay khác nhau nhằm phù hợp với nhu cầu đó.

Cho vay theo món thường áp dụng đối với khách hàng vay ngắn hạn và phát sinh không thường xuyên. Khách hàng xin vay một khoản tiền cho một mục đích sử dụng vốn cụ thể như: thanh toán tiền mua hàng và các chi phí sản xuất kinh doanh khác…

Cho vay theo hạn mức là hình thức cho vay ngắn hạn, thường áp dụng với khách hàng có nhu cầu vay vốn- trả nợ thường xuyên, có đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay theo món. Ngân hàng và khách hàng căn cứ vào phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối đa so với tài sản bảo đảm, khả năng nguồn vốn của ngân hàng để tính toán và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong phạm vi hạn mức tín dụng còn lại, khách hàng được rút tiền vay để mua hàng dự trữ hoặc tài trợ cho các chi phí kinh doanh khác.

Đồng tài trợ: Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có những khách hàng có nhu cầu vốn lớn, khả năng đáp ứng của một ngân hàng không đủ hay việc tập trung quá mức vào một khách hàng dễ dẫn đến rủi ro lớn nếu khách hàng không trả được nợ. Thông thường trong trường hợp này các ngân hàng sẽ cùng liên kết tham gia thẩm định dự án và góp vốn cho vay để chia sẻ rủi ro đảm bảo an toàn trong kinh doanh.

Ngoài ra còn có các hình thức khác như cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay hợp vốn…

Đa dạng hóa khách hàng

Ngân hàng cần mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng khách hàng, tránh việc tập trung quá mức đối với một đối tượng khách hàng.

Theo thống kê năm 2006, đối với 4 NHTM quốc doanh, tỷ lệ nợ khó đòi tới 10-20% (mặc dù con số công bố chính thức chỉ vào khoảng 2-3%). Đa phần các khoản nợ khó đòi này là cho vay các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ triền miên.

Thực hiện bảo hiểm tín dụng

Đây chính là biện pháp nhằm san sẻ rủi ro tín dụng, thường được thực hiện dưới các loại như: bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ có bảo hiểm tài sản được thực hiện, để hạn chế rủi ro đối với tài sản bảo đảm, ngân hàng yêu cầu đơn vị mua bảo hiểm toàn bộ giá trị tài sản đã làm bảo đảm cho ngân hàng và người thụ hưởng quyền bồi thường là ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w