KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP SÀI GÒN 1.Khái quát về NHTMCP Sài Gòn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn (Trang 29 - 37)

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTMCP SÀI GÒN

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP SÀI GÒN 1.Khái quát về NHTMCP Sài Gòn

2.1.1.Khái quát về NHTMCP Sài Gòn

Xuất thân từ Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992, sau 5 năm đổi tên thương hiệu và phát triển, từ 8/4/2003 đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài chính Việt Nam, thể hiện qua sự tăng trưởng không ngừng về lợi nhuận hàng năm, chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng được nâng cao cũng như sự định hình rõ nét thương hiệu SCB trong cộng đồng . Hiện SCB đang đứng hàng thứ 4 về tổng tài sản và đứng hàng thứ 3 về dư nợ tín dụng so với các ngân hàng TMCP khu vực TPHCM. Mạng lưới hoạt động trải dài từ Nam chí Bắc, đến nay là hơn 40 điểm tại khu vực phía Bắc, miền Trung, TPHCM, khu vực Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

Hiện tại vốn điều lệ và các quỹ của SCB đạt hơn 2.000 tỷ đồng. Sau khi được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban chứng khoán Việt Nam, tháng 12/2007, SCB phát hành trái phiếu chuyển đổi với tổng mệnh giá phát hành là 1.399.999.500.000 đồng. Theo đó thì đến đầu năm 2009 vốn điều lệ SCB sẽ đạt hơn 3.000 tỷ đồng. Như vậy SCB đạt trước hạn mức vốn điều lệ tối thiểu cho một ngân hàng theo quy định của nhà nước.

Ngoài ra, SCB còn tạo dựng thế mạnh của mình bằng việc liên minh, liên kết với các ngân hàng NH quốc doanh. Cụ thể, SCB ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với NH Đầu tư và Phát triển VN (BIDV), NH Ngoại thương (Vietcombank) và NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN (Agribank). Nhờ đó, SCB đã có được thế chủ động cần thiết trong kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực tài chính trong giai đoạn cạnh tranh và phát triển.

Gia nhập WTO mở ra cơ hội cho các ngân hàng trong nước tăng cường học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng. Với nhận thức đó, SCB đang từng bước thực hiện đổi mới công nghệ và hiện đại hoá ngân hàng. Bên cạnh việc ra mắt dịch vụ Ngân hàng hiện đại SCB- Ebanking nhằm tiết kiệm thời gian và gia tăng tiện ích cho khách hàng, SCB xúc tiến trang bị hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking System) tiên tiến với công nghệ Temenos T24 và hợp tác với tập đoàn IBM nhằm cập nhật và ứng dụng các công nghệ tiên phong trong các dự án công nghệ thông tin. Với phương châm “ SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng ”, cùng với khát khao vươn lên của tập thể SCB, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng SCB sẽ trở thành một trong những ngân hàng TMCP hiện đại đa năng tại VN, tiến lên khẳng định uy tín và vị thế cạnh tranh trong tiến trình hội nhập với thị trường tài chính trong nước và quốc tế.

2.1.2.Mô hình tổ chức

Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của SCB, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và điều lệ SCB quy định.

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý có toàn quyền nhân danh

Ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông.

Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan có trách

nhiệm kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng SCB.

Ban Tư Vấn: là bộ phận có trách nhiệm tham mưu cho Hộ đồng quản

trị các vấn đề liên quan đến mọi hoạt động kinh doanh, quản lý và điều hành ngân hàng.

Ban Thư ký Hội đồng quản trị: là bộ phận thực hiện chức năng thư

ký của Hội đồng quản trị, quản lý cổ đông, cổ phần, cổ phiếu.

Ban Thư ký Ban Điều hành: là bộ phận thực hiện chức năng thư ký

của Ban Điều hành bao gồm: Tổng hợp chương trình, kế hoạch công tác của toàn hệ thống SCB; Đôn đốc, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch và nhiệm vụ do Ban Điều hành giao cho các cá nhân, đơn vị; Hỗ trợ, tham mưu tư vấn pháp luật cho Ban Điều hành.

Tổng Giám đốc: là người có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi

hoạt động của Ngân hàng, các quy định của ngành, điều lệ, quy chế, quy định của Ngân hàng, đồng thời là người tham mưu cho Hội đồng quản trị về mặt hoạch định các mục tiêu, chính sách.

Ban điều hành còn bao gồm các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và các bộ máy chuyên môn nghiệp vụ là những người hỗ trợ Tổng Giám đốc về mặt điều hành.

Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối: có trách nhiệm điều hành tổ

chức thực hiện các nhiệm vụ của khối được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc về mọi mặt hoạt đông của khối được phân công phụ trách.

Chức năng các phòng nghiệp vụ Hội sở:

Khối doanh nghiệp:

- Phòng kinh doanh doanh nghiệp nhỏ:

+ Tham mưu cho BĐH về việc xây dựng chính sách tín dụng, chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm; đề xuất xây dựng quy chế, quy trình, biểu mẫu, văn bản hướng dẫn tín dụng doanh nghiệp nhỏ cho tòan hệ thống SCB.

+ Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh, quản lý và hỗ trợ cho vay doanh nghiệp nhỏ trong tòan hàng

+ Phối hợp các Phòng, Ban xác định danh mục cho vay, định mức tiêu chuẩn ngành, sản phẩm đối với doanh nghiệp nhỏ.

- Phòng Kinh doanh doanh nghiệp vừa và lớn:

+ Lập kế hoạch kinh doanh hàng năm , tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh, quản lý và hỗ trợ cho vay doanh nghiệp vừa và lớn trong toàn hệ thống

+ Tham mưu xây dựng quy chế, quy trình của SCB đối với doanh nghiệp vừa và lớn. Phối hợp các Phòng, Ban xác định danh mục cho vay, định mức tiêu chuẩn ngành, sản phẩm đối với doanh nghiệp vừa và lớn.

- Phòng Kinh doanh bán sỉ, đầu tư trực tiếp và kinh doanh chứng khoán: quản lý, thực hiện hoạt động kinh doanh bán sỉ, đầu tư trực tiếp và kinh doanh chứng khoán trong toàn hệ thống SCB

Khối bán lẻ

- Phòng Tín dụng tiêu dùng:

+ Tham mưu cho BĐH về việc xây dựng chính sách tín dụng, chiến lược đầu tư trung, dài hạn và kế hoạch hàng năm của, tham mưu xây dựng quy chế, quy trình chuẩn của SCB đối với hoạt động kinh doanh cho vay tiêu dùng.

+ Tổ chức triển khai, quản lý và hỗ trợ hoạt động tín dụng tiêu dùng trong toàn hệ thống SCB

+ Quản lý, giám sát, tập huấn triển khai bảo đảm việc thực hiện quy chế, quy trình, chính sách tín dụng tiêu dùng được thống nhất, minh bạch trong tòan ngân hàng.

+ Phối hợp các Phòng, Ban xác định danh mục cho vay tiêu dùng của SCB trong từng thời kỳ, định mức tiêu chuẩn dòng sản phẩm đối với khách hàng.

- Phòng Tiết kiệm và huy động vốn:

+ Tham mưu cho BĐH về việc xây dựng, thực hiện các chiến lược, các biện pháp phát triển nguồn vốn huy động từ dân cư và doanh nghiệp, bao gồm cả việc huy động bằng giấy tờ có giá.

+ Phát triển và triển khai các sản phẩm huy động vốn, dịch vụ kiều hối, các hoạt động phi mậu dịch phục vụ khách hàng cá nhân khác như: nhờ thu séc, thu đổi séc du lịch…

- Phòng Dịch vụ khách hàng và phát triển sản phẩm ngân hàng:

+ Quản lý hoạt động marketing và phát triển thương hiệu, các hoạt động quảng bá (PR, website của SCB, công tác chăm sóc khách hàng gồm cả call- center.

+ Thực hiện thiết kế các ấn phẩm quảng cáo sản phẩm, các ấn phẩm định kỳ của SCB, thiết kế các chi nhánh đảm bảo theo khuôn mẫu chung.

+ Nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ.

+ Tham mưu cho Ban Điều hành trong việc xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp của ngân hàng.

+ Phối hợp triển khai các sản phẩm ngân hàng điện tử.

Khối Kế toán tài chính:

- Phòng Kế toán tài chính tổng hợp:

+ Quản lý hoạt động tài chính, kế toán tòan ngân hàng

+ Xây dựng các quy trình, quy chế, hướng dẫn hạch toán cho toàn hệ thống SCB.

+ Thực hiện công tác kế toán tài chính, kế toán tổng hợp, kế toán quản tr và kế toán chi tiết.

+ Xây dựng, giám sát thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính toàn ngân hàng.

- Phòng Công nghệ thông tin:

+ Quản lý và vận hành hệ thống công nghệ thông tin

+ Nghiên cứu, tổ chức triển khai và hướng dẫn tòan ngân hàng vận hành, khai thác các chương trình ứng dụng

+ Tham mưu cho Ban Điều hành chiến lược phát triển về lĩnh vực CNTT, trong việc lựa chọn, đấu thầu, mua sắm máy móc thiết bị công nghệ tin học.

+ Quản trị, bảo trì, nâng cấp kỹ thuật hệ thống mạng CNTT baon gồm mạng nội bộ, mạng diện rộng, mạng kết nối SCB với bên ngoài.

+ Nghiên cứu và phát triển các phần mềm ứng dụng phục vụ kinh doanh của SCB.

Khối các nghiệp vụ hỗ trợ:

- Phòng Hành chính quản trị: thực hiện các chức năng hành chính văn phòng, hậu cần.

- Phòng Pháp chế: tham mưu cho Ban Điều hành các vấn đề về pháp lý; Tư vấn pháp luật cho toàn hệ thống SCB; Quản lý nợ khó đòi, nợ quá hạn theo chỉ đạo của Ban Điều hành và quản lý tài sản đảm bảo cho toàn ngân hàng.

- Phòng Phát triển mạng lưới: triển khai công tác phát triển mạng lưới; thực hiện công tác quản lý và hỗ trợ các Chi nhánh.

Khối Quản trị rủi ro:

- Phòng Quản lý rủi ro tín dụng:

+ Tham mưu cho Ban Điều hành trong việc ra quyết định tín dụng đối với các khoản vay vượt mức phán quyết của các Chi nhánh.

+ Quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng của toàn ngân hàng.

+ Xây dựng, quản lý và kiểm sóat danh mục cho vay trong việc nhậndạng, quản lý và kiểm sóat rủi ro tín dụng.

+ Trung tâm thông tin tín dụng của SCB.

- Phòng Quản lý rủi ro thị trường: chịu trách nhiệm quản lý rủi ro thị trường của ngân hàng và tham mưu cho các cấp phê duyệt ra quyết định kinh doanh đúng đắn, an toàn và hiệu quả.

- Phòng Quản lý rủi ro vận hành: Chịu trách nhiệm quản lý rủi ro vận hành của ngân hàng và tham mưu cho các cấp phê duyệt ra quyết định đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả và tuân thủ.

Khối vận hành:

- Phòng Kinh doanh ngoại hối và nguồn vốn:

+ Quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại hối của tòan hệ thống SCB, hoạt động kinh doanh vốn trên thị trường tiền tệ.

+ Quản lý nguồn vốn và điều hành thanh khoản của toàn hệ thống SCB. + Quản lý tài sản Nợ và tài sản Có của toàn hệ thống SCB.

- Trung tâm thanh toán: Quản lý tác nghiệp về hoạt động tại Trung tâm thanh toán, làm đầu mối thanh toán, xử lý các giao dịch thanh toán trong hệ thống SCB và các giao dịch thanh toán trong và ngoài nước.

- Phòng Quản lý thẻ:

+ Tham mưu cho Ban Điều hành trong việc xây dựng các chính sách phát triển dịch vụ thẻ SCB.

hàng. Quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động tác nghiệp và kinh doanh thẻ hiệu quả nhằm tối đa hóa lợi nhuận và doanh thu.

+ Làm đầu mối của SCB trong quan hệ với các tổ chức thẻ trong nước và quốc tế, các ngân hàng và các tổ chức trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ.

- Phòng Ngân quỹ:

+ Quản lý kho quỹ hội sở hoạt động an toàn hiệu quả, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt được nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Quản lý tiền mặt tại Hội sở.

+ Cân đối quỹ tiền mặt cho nhu cầu toàn ngân hàng.

- Phòng Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế:

+ Tham mưu cho Ban Điều hành trong các hoạt động đối ngoại và quan hệ hợp tác với các đối tác là ngân hàng, các định chế tài chính trong và ngoài nước. Tham mưu việc thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng.

+ Tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong toàn hệ thống SCB an toàn và hiệu quả.

+ Quản lý các hồ sơ tài liệu liên quan đến quan hệ đối ngoại an toàn và bảo mật.

Phòng tổ chức nhân sự:

+ Quản lý hiệu quả chức năng nhân sự nhằm thu hút, duy trì và phát triển một đội ngũ nhân viên chất lượng cao cho ngân hàng.

+ Phát triển nguồn nhân lực và quản lý nhân sự.

+ Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các lĩnh vực trong công tác lao động tiền lương, công tác đào tạo.

Phòng Kiểm soát nội bộ:

+ Tham mưu cho TGĐ xây dựng và ban hành các cơ chế-chính sách, quy chế-quy trình, tham mưu trong công tác quản trị điều hành hoạt động của SCB

+ Tham mưu cho TGĐ về việc giải quyết các đơn thư khiếu nại-tố cáo liên quan đến cán bộ nhân viên và hoạt động của SCB.

+ Trực tiếp quản lý và điều hành hệ thống kiểm tra - kiểm soát nội bộ; + Đầu mối làm việc với Thanh tra NHNN và các cơ quan ban ngành hữu quan theo sự phân công-uỷ nhiệm của TGĐ.

Sở giao dịch/Chi nhánh và đơn vị trực thuộc:

- Sở giao dịch/Chi nhánh: là đơn vị trực thuộc ngân hàng, có con dấu riêng, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ-ngân hàng theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

- Phòng Giao dịch: là đơn vị hạch toán báo sổ và có con dấu riêng, được phép thực hiện một phần các nội dung hoạt động của Sở giao dịch/Chi nhánh theo ủy quyền của Giám đốc Sở Giao dịch/Chi nhánh theo các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w