Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà Nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn (Trang 95 - 100)

NHTMCP SÀI GÒN

3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà Nước.

Ngân hàng Nhà nước là một định chế tài chính hỗn hợp vừa mang tính

chất là cơ quan quản lí nhà nước, vừa mang tính chất doanh nghiệp nên sự quản lý của ngân hàng Nhà nước với hoạt động của ngân hàng thương mại là hết sức quan trọng. Sự quản lý đó được thực hiện như sau:

- Ngân hàng nhà nước cần thực hiện việc thanh tra thường xuyên hoạt động của ngân hàng thương mại thông qua việc thực hiện các cuộc kiểm tra, phúc tra trong việc chấp hành luật lệ về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức cá nhân là đối tượng của thanh tra ngân hàng. Tăng cường hiệu quả thanh tra kiểm soát hoạt động tín dụng tại các NHTM nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng. Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN; ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả họat động Ngân hàng của ủy ban Basel, tuân thủ những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cập nhật để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng cho các cán bộ tín dụng.

có giá như thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại hối phiếu, kỳ phiếu của các NHTM.

- Xây dựng hệ thống và các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế và nợ nước ngoài, trong đó tập trung vào cơ chế giám sát cho vay và vay bằng ngoại tệ của các NHTM để tránh rủi ro về tỷ giá, ngoại hối kỳ hạn, qua đó có những cảnh báo sớm cho các NHTM.

- Phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng (TCTD) và tiến tới theo các chuẩn mực quốc tế;

- Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng cho các NHTM.

Có thể nói, môi trường thông tin, mà ở đây là tính chính xác, minh bạch, rõ ràng và tin cậy của các cơ quan cung cấp thông tin tại Việt Nam còn rất hạn chế. Mặc dù Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thông tin về khách hàng, thực hiện phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, cung cấp các thông tin cảnh báo…, góp phần quan trọng cho sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam vì mục tiêu an toàn, hiệu quả nhưng những đòi hỏi về thông tin của các ngân hàng vẫn chưa được đáp ứng một cách đáng tin cậy, nhanh chóng và kịp thời. Các thông tin về báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa bị bắt buộc phải qua kiểm toán nên độ chính xác của các báo cáo chưa cao. Việc tìm kiếm thông tin cực kỳ khó khăn và tình trạng thông tin bất cân xứng vẫn là một tồn tại chưa thể khắc phục được trên thị trường tài chính Việt Nam. Do vậy, trong thời gian tới, Nhà nước cần có những biện pháp nhằm cải thiện là:

+ Cần trang bị cho trung tâm CIC những thiết bị mới, hiện đại đáp ứng được nhu cầu về công việc như: xử lý và phân tích thông tin một cách nhanh chóng, chính xác.

+ Cần phải đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên tại CIC không những về mặt nghiệp vụ mà còn phải chú trọng đào tạo về tin học và ngoại ngữ.

+ Cần tuyên truyền để các NHTM nhận thức đúng về vai trò to lớn của trung tâm CIC từ đó các NHTM có sự hợp tác với trung tâm để chia sẻ thông tin.

3.3.3.Kiến nghị với NHTMCP Sài Gòn

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát của các lãnh đạo cấp trên đối với chi nhánh. Định kỳ một năm một lần hoặc đột xuất, các lãnh đạo cấp trên phải trực tiếp xuống chi nhánh kiểm tra mọi tình hình hoạt động, tránh tình trạng chỉ xem xét qua các báo cáo định kỳ hay kiểm tra chỉ mang tính hình thức, thủ tục. Ngoài ra, để tăng tính chặt chẽ trong kiểm soát, Chi nhánh có thể thực hiện kiểm tra chéo giữa các phòng giao dịch với nhau. Biện pháp này giúp phát hiện ra những thiếu sót trong các hồ sơ, các khoản vay mà cán bộ tín dụng phụ trách không lường trước được, đồng thời, tăng tính trách nhiệm, nghiêm túc trong công tác quản lý khách hàng đối với từng khoản vay, từng phòng giao dịch.

- Cần đẩy nhanh việc triển khai áp dụng mô hình mới ở các chi nhánh, chuyên môn hoá các phòng ban thành: Phòng tín dụng có chuyên viên quan hệ khách hàng tách biệt với nhân viên phân tích tín dụng và cũng phân ra thành các bộ phận phụ trách cho doanh nghiệp và cho vay cá nhân nhằm chuyên môn hoá và hạn chế rủi do do các cán bộ tín dụng gây nên.

- Phân công, phân cấp chưa rõ, còn có sự tập trung cao, hầu hết mọi quyết định trong điều hành do Tổng Giám đốc quyết định. Trong tương lai,

khi hoạt động của SCB phát triển với quy mô lớn hơn, việc quản lý theo mô hình này sẽ khôngcòn phù hợp; Chính vì vậy vấn đề phân cấp phân quyền cần được chú trọng đẩy mạnh.

KẾT LUẬN

Không chỉ là cầu nối làm trung gian tài chính thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, các NHTM còn là trung tâm biến đổi và tiếp nhận rủi ro trong nền kinh tế. Các NHTM thực hiện chức năng biến đổi cơ cấu thời hạn của các đồng tiền như một máy biến thế trong chu chuyển tài chính của nền kinh tế, hoạt động này đã ngầm chứa đựng rủi ro, họ có thể chuyển rủi ro đó cho NHTM trong những trường hợp nhất định. Vì vậy, khó có thể loại trừ rủi ro khỏi hoạt động kinh doanh của NHTM. Vô vàn những rủi ro mà các NHTM luôn phải đối đầu trong hầu hết các hoạt động kinh doanh của mình đó là rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất, và nhiều loại rủi ro khác nữa. Đặc biệt rủi ro tín dụng không phải là nỗi ám ảnh của hệ thống ngân hàng một nước mà là nỗi ám ảnh chung của các hệ thống ngân hàng trên thế giới. Những bất ngờ luôn xảy ra, ngay cả với những ngân hàng giỏi nhất, nhiều kinh nghiệm nhất cũng khó phỏng đoán. Vì vậy một hệ thống quản trị rủi ro tốt là cơ sở cho sự thành công của mọi ngân hàng Chính vì lí do trên, việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng ngày càng được coi trọng hơn. Qua việc nghiên cứu tình hình tín dụng tại SCB, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại SCB nói riêng và cũng là cho toàn hệ thống ngân hàng nói chung. Tuy nhiên do trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu xót và tính toàn diện, rất mong được sự thông cảm và góp ý xây dựng thêm của các thầy, các cô.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – GS.TS Nguyễn Văn Nam và ban lãnh đạo cùng các nhân viên trong phòng tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn (Chi nhánh Hà Nội) đã chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w