Tồn quỹ, tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn (Trang 41 - 43)

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTMCP SÀI GÒN

2.2.2.1 Tồn quỹ, tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác

Tính đến 31/12/2007,tốn quỹ của SCB là 196,53 tỷ, tăng50,69 tỷ so với dầu năm.Tỷ lệ tồn quỹ hợp lý,bắt đầu từ quysII/2007,tồn quỹ được điều chỉnh và kiểm soát tốt hơn.

Tiền gửi tại NHNN đạt 173,56 tỷ,giảm 66,28 tỷ so với đầu năm..Việc điều hành hiệu quả tồn quỹ và tiền gửi tại NHNN đã góp phần tối đa hóa lợi nhuận đồng thời đảm bảo an toàn thanh khoản cho SCB.

Tiền gửi tại các TCTD là 3255,2 tỷ đồng,tăng 2052,9 tỷ so với đầu năm,đáp ứng nhu cầu thanh khoản,đầu tư sinh lời.

2.2.2.2 Hoạt động tín dụng và đầu tư

a.Tín dụng

Biểu 2.4: Tình hình cho vay năm 2007

Tính đến 31/12/2007,dư nợ tín dụng đạt 19.477,6 tỷ đồng tăng 11.270,91 tỷ so với đầu năm,hoàn thành 250,28% kế hoạch của HĐQT và thực hiện được 108,04% kế hoạch do BĐH đặt ra..Cơ cấu dư nợ tín dụng tính theo thời gian chủ yếu là dư nợ ngắn hạn chiếm đến 82,59% trong tổng dư nợ, còn lại là dư nợ trung dài hạn và chiết khấu.

Dư nợ tín dụng của SCB tăng trưởng đều qua các tháng.Tỷ lệ sử dụng vốn cho vay trên số dư vốn huy động đến 31/12/2007 là 85,6%. Như vậy hiện nay, hoạt động tín dụng vẫn mang lại nguồn thu nhập chính cho SCB.Với hoạt động tín dụng hiệu quả, SCB đã thể hiện tốt vai trò trung gian tài chính góp phần phân bổ và khai thác hợp lý nguồn lực tiết kiệm của dân cư vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.

Ở mảng tín dụng, Sở giao dịch là đơn vị kinh doanh có đóng góp nhiều nhất, trung bình số dư cho vay của SGD chiếm hơn 60% dư nợ của toàn ngân hàng. Các đơn vị khác, hầu hết đều có bước tăng trưởng về quy mô và thị phần tín dụng so với năm trước. Trong đó, chi nhánh An Đông có tốc độ tăng trưởng là 31,25%, chậm hợn so với tất cả các đơn vị còn lại. Ngoại trừ đối với chi nhánh Nhà Rồng, số dư cho vay đến cuối năm 2007 chỉ còn 412,88 tỷ, giảm 22,54% so với dư nợ đạt được cuối năm 2006 (532,99 tỷ).

Xuất phát điểm từ một ngân hàng truyền thống với đặc thù huy động và cho vay, SCB khó có thể vững bước trên con đường phát triển hiện đại và đa

năng.Vì vậy mà tăng trưởng tín dụng ổn định là một trong những yêu cầu cơ bản để SCB đa dạng hóa hoạt dộng,củng cố sức mạnh và hội nhập theo chiều sâu.

* Chất lượng tín dụng

Cùng với việc tăng trưởng dư nợ tín dụng, chất lượng tín dụng tại SCB luôn được kiểm soát và cải thiện. Đến 31/12/2007, tổng dư nợ xấu của SCB là 65,86 tỷ đồng, chiếm 0,34% so với tổng dư nợ. Nếu đầu năm, tỷ lệ nợ xấu là 0,85% thì đến cuối năm 2007, tỷ lệ này chỉ còn 0,34% tức là chỉ bằng 1/3 so với đầu năm dù quy mô tín dụng đã tăng gấp 2,37 lần.

Chất lượng tín dụng ngày một nâng cao không chỉ phản ánh chật lượng nguồn nhân lực của SCB ,mà còn là tín hiệu cho một sự tăng trưởng bền vững,và góp phần nâng cao vị thế của SCB trên thị trường tài chính.

Để quản lí được chất lượng tín dụng, SCB đã duy trì 100% quy trình cho các sản phẩm tín dụng được triển khai, vấn đề tuân thủ quy trình được hệ thống kiểm soát giám sát một cách nghiêm ngặt (thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay). đồng thời SCB đã thiết lập một sợi chỉ xuyên suốt trong công tác tín dụng toàn hệ thông qua việc phân cấp phán quyết và xét duyệt thông qua HĐTD các cấp trước khi cho vay. SCB cũng đảm bảo trên 70% hồ sơ được duyệt thông qua Hội đồng tín dụng, 100% hồ sơ duyệt có 2 chữ ký hoặc có chữ ký của thường trực HĐQT thông qua.

b.Các khoản đầu tư và góp vốn liên doanh

Năm 2000, SCB tiếp tục thực hiện đầu tư chứng khoán,giá trị chứng khoán đạt 64,04.SCB góp vốn vào các TCKT là 57,32 tỷ đồng chủ yếu trên các lĩnh vực giàu tiềm năng như du lịch, khách sạn, tài chính.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w