Xây dựng các công trình chống trượt

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG TRƯỢT CỦA MÁI ĐÁ, KIỂM CHỨNG VỚI NỘI DUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP SỐ, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG GIỮ ỔN ĐỊNH CHỐNG TRƯỢT (Trang 38 - 40)

6. Đóng góp của luận văn

1.3.4. Xây dựng các công trình chống trượt

Các mái dốc có xu hướng trượt theo các mặt trượt khác nhau, nếu ta tiến hành xây dựng công trình tại chân mặt trượt và có tác dụng giữ khối trượt đó lại thì tăng khả năng ổn định của công trình.

Ngày nay, các biện pháp thi công ngày càng hiện đại, các công trình chống trượt đa dạng như tường chắn, tường chống, neo giữ… hoặc kết hợp các phương pháp với nhau.

Các dạng tường chống thường gặp là tường dạng cột liên tiếp nhau hoặc dạng khối lớn. tác dụng chủ yếu của tường là chống lại sự chuyển động của các khối đá. Các tường chắn thường sử dụng bê tông cốt thép và đa phần là các tường trọng lực. Đối với các khu vực có cung trượt sâu nguy hiểm thì phần móng của tường có thể sử dụng thêm các loại cọc để đảm bảo chống cắt như cọc ép, cọc khoan nhồi…

Hiện tại, phương pháp neo đang được sử dụng rộng rãi. Neo là một thanh thép đặt trong đá, được liên kết với các khối đá bằng chất kết dinh (keo epoxy…). Neo được phân chia thành 2 loại là neo thường và neo ứng suất trước.

Neo được đặt theo hướng hợp với phương pháp tuyến của mặt trượt một góc θ. Lực căng neo T sẽ được phân tích thành các thành phần vuông góc và song song với mặt trượt đều có tác dụng làm bờ dốc ổn định thêm.

Giá thành thi công neo cao nhưng dùng neo đem lại hiệu quả kinh tế lớn do khối lượng vật liệu xây dựng ít (giảm được từ 40 – 85%). Thi công neo không đòi hỏi mặt bằng lớn và đem lại vẻ mỹ quan cho công trình.

Hình 1.18: Tường chắn kết hợp neo tại Ruzbakhi

Hình 1.19: Dùng cọc bê tông và neo ổn định mái đường tại San Remo

Thực tế hiện nay, các công trình không dùng đơn thuần một phương pháp gia cố mà sử dụng kết hợp các phương pháp lại với nhau để đem lại hiệu quả cao nhât.

Để ổn định vùng trượt ở tunel gần Ruzbakhi trên đường Podolinex – Orlov (Tiệp Khắc) người ta đã dùng tường chắn và 212 neo ứng suất trước với sức căng của mỗi neo là 1000kN (Hình 1.18), hay trên tuyến đường sắt ở San Remo (Ý) người ta đã dùng tới 300 neo ứng suất trước với sức căng của mỗi neo là 1200kN kết hợp với các cọc bê tông, các khối bê tông trên mặt để làm ổn định bờ dốc phiá trên của đường (Hình 1.19).

Các biện pháp xây dựng công trình chống trượt đều tốn kém, nhưng khả năng chống trượt đều tốt, đảm bảo các điều kiện về thẩm mỹ mỹ quan cũng như an toàn công trình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG TRƯỢT CỦA MÁI ĐÁ, KIỂM CHỨNG VỚI NỘI DUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP SỐ, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG GIỮ ỔN ĐỊNH CHỐNG TRƯỢT (Trang 38 - 40)