6. Đóng góp của luận văn
1.3.5. Xây dựng các công trình thoát nước
Các mái dốc đều có xu hướng mất ổn định vào mùa mưa. Từ đó ta thấy được ảnh hưởng của nước trong mái dốc rất lớn, khi lượng nước này không được giải thoát khỏi mái dốc thì sẽ tăng thêm thành phần gây trượt cũng như phá hủy khả năng chống cắt của đá. Mục tiêu của phương pháp là tránh nước ngầm thấm vào bờ dốc hoặc thoát nhanh lượng nước có trong mái dốc. Nước trên mái dốc có 2 loại chính là nước mặt và nước ngầm
a)Thoát nước mặt
Để ngăn chặn nước thấm vào bờ dốc, phải nhanh chóng dẫn nước mưa hay nước mặt từ vùng cao hơn chảy xuống ra khỏi bờ dốc. Muốn vậy có thể thực hiện một số biện pháp sau:
Làm mương rãnh thoát nước;
Lấp chặt các khe nứt, lỗ rỗng để ngăn nước thấm vào;
Che phủ các khe nứt bằng màng chất dẻo;
b) Thoát nước ngầm
Việc thoát nước ngầm chỉ có hiệu quả khi nắm vững được điều kiện địa chất thuỷ văn và cấu trúc địa chất khu vực bờ dốc. Để thoát được nước ngầm có thể dùng các biện pháp như khoan các giếng khoan giảm áp hay các giếng khoan tập trung nước, sau dùng bơm hút nước đi.
Các biện pháp thoát nước đơn giản, dễ thực hiện nhưng đem lại hiệu quả cao cho công trình. Nó làm giảm đáng kể các sự cố sạt trượt khi vào mùa mưa. Dụng cụ thoát nước thường dùng nhất là các ống PVC có khoan lỗ nhỏ đặt trong nền đá, các ống ngang thu gom nước, hệ thống rãnh thoát nước trên cơ và chân mái dốc. Các hệ thống này kết hợp với nhau để thoát đi nhanh nhất lượng nước đọng trên mái dốc.
Phương pháp thoát nước này thường đi kèm với các phương pháp khác như neo + bê tông phun, tường chắn… Tuy nhiên do các quá trình vận động của môi trường, các dụng cụ thoát nước thường có xu hướng bị chèn, lấp gây tắc. Khi đó ta cần thường xuyên kiểm tra, thông tắc đảm bảo khả năng thoát nước cho công trình.