Các nghiên cứu về chế độ ánh sáng đến hoa lan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật đối với giống lan hồ điệp mãn đường hồng tại đồng hỷ, thái nguyên (Trang 30 - 32)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3.2.2. Các nghiên cứu về chế độ ánh sáng đến hoa lan

Phạm Văn Trường (2008), [31]: đã phối hợp với Sinh học nông nghiệp – Trường đại học nông nghiệp 1 nghiên cứu và đưa ra quy trình điều khiển ra

hoa Oncidium. Xử lý cây ở giai đoạn trưởng thành, có đường kính giả hành >4cm, để sấy khô trong vòng 10 ngày (không tưới), trong điều kiện ánh sáng 15.000 – 20.000 lux, xử lý chất kìm hãm sinh trưởng GA (7g/l. Sau khi xuất hiện mầm hoa dưỡng hoa bằng phân bón 20:20:20 (7g/l, 2 tuần/ ngày). Quy trình ngày cho tỷ lệ ra hoa đạt 75% - 80%.

Phạm Thị Liên (2010), [11] khi nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng đến sinh trưởng, phát triển của lan

Dendrobium đã kết luận rằng thời gian chiếu sáng bổ sung 5h/ ngày bằng bóng đèn compax 55w trong điều kiện mùa đông thích hợp cho điều kiện phát triển thân lá. Cường độ ánh sáng bổ xung ban đêm 210 lux/4m2, chiếu 5h/đêm trong điều kiện mùa đông là tăng tỷ lệ ra hoa và chất lượng hoa giống

lan Dendrobium mee wthie.

Theo Nguyễn Công Nghiệp (2004), [17]: ở Việt nam, cây lan Hồ Điệp được trồng với 12 giờ chiếu sáng trong ngày, trong đó khoảng 1-2 giờ cây

nhận được ánh sáng trực tiếp, cây sẽ phát triển. Ít trường hợp cây bị chết vì nắng, trừ hợp cây bị phơi nắng trực tiếp suốt 12 giờ chiếu sáng.

Thời kỳ ươm cây con nhu cầu ánh sáng ở cường độ là 10.000 – 12.000 lux, giai đoạn bánh tẻ là 12.000 – 20.000 lux, giai đoạn thúc ra hoa là 20 – 30.000 lux. Trong điều kiện trồng trong nhà lưới, mùa Hè và Thu phải che đi 75 – 85 % ánh sáng, cần phải có 2 lớp che ánh sáng đặt chồng lên nhau mùa Đông thỉ ánh sáng yếu hơn, chỉ cần che 40 – 45% ánh sáng là đủ ( Đào Thanh Vân, 2007), [35].

Một kết quả nghiên cứu khác cho thấy đối với cây lan hoa Lan Hồ Điệp có biên độ biến thiên khá rộng về ánh sáng, khoảng 5.000-15.000 lm/m2, ánh sáng hữu hiệu cho loài này ở 30%. Vì thế với giàn che có độ che sáng 70% là thích hợp. Đây là loài lan duy nhất, chịu được ánh sáng yếu nhưng thực tế nhu cầu về ánh sáng của chúng cao hơn nhiều vì thế không nên đặt lan Hồ Điệp vào chỗ quá râm mát. Ánh sáng rất cần thiết cho sự sinh trưởng và trổ hoa (Hồ Phan Thiết Toàn,2011), [27]

Chế độ ánh sáng được tác giả Đinh Thị Giang (2011), [5]: nghiên cứu cho thấy: Che sáng từ 40% - 70% có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng của hoa lan Hồ Điệp, cho các tỷ lệ sống, số lá mới… đạt rất cao.

Tác giả Lương Công Trữ (2013), [30]: nghiên cứu chế độ che sáng đối với giống hoa lan Hồ Điệp V31 cho thấy che một lớp lưới đen dày ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng và phát triển làm tăng tỉ lệ sống lên 100%, chiều dài lá tăng 21,13cm …

Tại Bình Định chế độ che sáng được chia ra ở các giai đoạn khác nhau của cây (Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định, [33]:

- Lan từ 0 - 6 tháng tuổi: tối ưu 30 - 35% ánh sáng tự nhiên; - Lan từ 6 - 12 tháng tuổi: tối ưu 30 - 35% ánh sáng tự nhiên; - Lan từ 12 - 18 tháng tuổi: tối ưu 30 - 35% ánh sáng tự nhiên;

- Lan từ 18 - 24 tháng tuổi: tối ưu 50% ánh sáng tự nhiên;

Nói chung, Lan Hồ Điệp nhạy cảm với cường độ ánh sáng. Vì vậy trong quá trình sản xuất không nên để lan tiếp xúc với cường độ ánh sáng và nhiệt độ cao. Bóng mát là điều kiện cần thiết, nên trồng lan Hồ Điệp trong nhà kính có mái che (Hướng dẫn trồng hoa lan Hồ Điệp, 2014), [8].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật đối với giống lan hồ điệp mãn đường hồng tại đồng hỷ, thái nguyên (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)