3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.2.1. Các nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng đối với hoa lan
Tác giả Nguyễn Xuân Linh (2002), [12] cho rằng nên tưới nước phân cho lan vào buổi sáng sớm hoặc lúc chiều mát và không nên tưới vào buổi trưa, bình thường tưới một tuần 1 lần, nếu thời tiết mát mẻ thì nên tưới 10 – 15 ngày/lần, ngược lại vườn lan có nhiều ánh sáng có thể tưới 2 tuần/lần. Sau khi tưới nước phân nên tăng lượng nước tưới của ngày sau đó để rửa bớt muối còn đọng lại trên lan.
Nguyễn Công Nghiệp (2000), [16] kết luận rằng: mùa tăng trưởng của lan không nên dùng phân tổng hợp NPK loại 30:10:10, khi chớm nở hoa phải dùng loại phân có nồng độ lân cao loại 10:10:20 hoặc 6:30:30, trước khi cây bước vào mùa nghỉ phải dùng loại phân có nồng độ kali cao để tăng sức chịu
đựng như: 10:20:30, theo Nguyễn Công Nghiệp không nên dùng nồng độ
phân bón quá 1g/lít nước sẽ làm cây lan chết hoặc thoái hoa.
Theo Nguyễn Hạc Thúy (2001), [25], phân bón lá gồm các phân hóa học (vô cơ), phân hữu cơ (xác bã động vật, thực vật…) và phân hữu cơ có nguồn gốc EDTA và các Amino acid thủy phân từ các chất hữu cơ giàu dinh
dưỡng. Tác giả đã xác định phân có tỷ lệ phân có tỷ lệ đạm cao (30:10:10) phù hợp cho cây con, những cây đang nảy chồi mới, những cây sau khi cắt hoa. Phân có tỷ lệ lân cao (6:30:30) kích thích ra rễ, hoa làm cho lá bớt màu xanh, giảm lượng nước ở trong lá, tăng khả năng đề kháng. Phân có tỷ lệ kali cao (10:20:30) giúp cây khỏe mạnh, chống hạn, sâu bệnh tốt. So với cây trồng khác thì lan cần lượng kali tương đối nhiều, vì mục đính chính của nuôi trồng hoa lan là thưởng thức hoa. Kali giúp hoa có màu sắc bền, đẹp, thường sử dụng và lúc cây lan ra hoa với tỷ lệ cao.
Phạm Thị Liên, 2002, [10] bón phân thường được chú trọng 3 yếu tố chính N, P, K với rất nhiều tỷ lệ phụ thuộc theo mục đích sử dụng, loài lan, thời kỳ sinh trưởng của lan. Ngoài ra còn có thể kết hợp thêm một số các yếu tố vi lượng cần thiết như Cu (đồng), Fe (sắt) …và một số vitamin cần thiết, tuy nhiên trong cây lan nước chiếm tỷ lệ 90%, chỉ còn 2% là các nguyên tố khoáng chất nên nếu bón nhiều phân sẽ tạo ứng chế sinh trưởng của cây, làm cháy rễ, vì vậy việc bón phân hết sức linh động phụ thuộc vào thời tiết, từng giai đoạn sinh trưởng của cây.
Theo Việt Chương và Nguyễn Việt Thái (2002), [2] bón phân hỗn hợp có tác dụng như sau:
NPK 30:10:10 thúc đẩy tăng trưởng và lá
NPK 10:20:10 bón thúc cho lan ra hoa hiệu quả NPK 10:10:20 thúc đẩy ra rễ tốt
NPK 10:20:30 tăng sức chịu đựng và đề kháng
Ngày nay việc nuôi trồng lan đã đi vào sản xuất công nghiệp do đó đã có nhiều cơ sỏ sản xuất đã pha sẵn dung dịch dinh dưỡng để bón cho cây. Trong đó có 3 nguyên tố chủ đạo là N,P,K và một số nguyên tố vi lượng bổ xung, hoa lan Hồ Điệp sau khi đưa ra khỏi chai mô sẽ phát triển qua 4 giai đoạn và có 4 chế độ dinh dưỡng khác nhau.
- Dưới 3 tháng tuổi: 3g đạm + 10 lít nước, tưới 1 tuần/1 lần - 3 tháng tuổi: 5g đạm +10 lít nước, 10 ngày tưới 1 lần - 4 đến 16 tháng tuổi: NPK, 3:1:1 tưới 15 ngày 1 lần
- 10 – 16 tháng tuổi: NPK 2:2:2 pha 6g N + 6g P + 6g K trong 10 lít nước, 15 ngày tưới 1 lần
- 16 tháng tuổi trở lên cho đến khi ra hoa dùng phân NPK 1:2:3 cụ thể pha 5g N + 10g P + 15g K trong 10 lít nước, 15 ngày phun 1 lần.
Ảnh hưởng của phân bón đối với các giai đoạn phát triển của lan Hồ
Điệp cũng khác nhau. Tùy từng giai đoạn có các công thức phù hợp tạo điều
kiện cho cây lan Hồ Điệp phát triển tốt nhất. Từ đó Đinh Thị Dinh và cs (2008), [3], đã nghiên cứu công thức bón phân cho lan sau khi ra ngôi 6 tháng với tỷ lệ NPK: 30:20:10 cho kết quả về sinh trưởng mạnh nhất, thể hiện ở tỷ lệ sống, đạt 94,67%, số lá đạt đến 4 lá, trong khi các công thức khác chỉ đạt 3 lá, kích thước lá ở công thức này cũng đạt cao nhất; chiều dài lá đạt tới 12,49cm, chiều ngang lá đạt 4 cm.
Nguyễn Thị Kim Lý và cộng sự (2010), [13] đã nghiên cứu chế độ phân bón đối với giống lan Hồ Điệp HL3 (Phalaenopsis stockhon) với phân bón Grow more với các liều lượng khác nhau cho một kết quả sau:
- Cây 0 – 2 tháng tuổi: Sử dụng phân bón tự chế NPK = 10:10:30 ở liều lượng 1g/l, tưới 10 ngày/lần
- Cây 3 – 6 tháng tuổi: Sử dụng NPK 10:10:30, phân bón tự chế 1g/l, tưới 7 ngày /lần. Phân bón Groww more 1,5g/l tưới 10 ngày/lần
- Cây ngoài 12 tháng tuổi: Sử dụng NPK 20:20:20, phân bón tự chế 2g/l, tưới 7 ngày /lần. Phân bón Groww more 1,5g/l tưới 10 ngày/lần
- Giai đoạn ra hoa: Sử dụng NPK 10:30:10, phân bón tự chế 1,5g/l, tưới 7 ngày /lần hoặc phân bón Groww more 1g/l tưới 10 ngày/lần
Tác giả Nguyễn Văn Tỉnh và cs (2010), [26]: cho kết quả nghiên cứu trên giống hoa lan Hồ Điệp Phal Taida Salu tại Sapa từ giai đoạn ra ngôi cho thấy như sau:
- Giai đoạn nhỏ từ 6 tháng tuổi sử dụng phân Orchid – 1 và Plant – Soul 4 (tỷ lệ N:P:K = 30:10:10)
- Giai đoạn từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi sử dụng phân Orchid – 3 và Plant – Soul 3 (tỷ lệ N:P:K = 20:20:20)
- Trong điều kiện tự nhiên ở Sapa vào giai đoạn xử lý ra hoa cần bổ xung phân Plant – Soul 1 (tỷ lệ N:P:K = 9:45:15) sẽ giảm thời gian xử lý xuống còn 32 ngày và tăng tỷ lệ bật mầm hoa lên 96,7%.