Các nghiên cứu về chất điều hòa sinh trưởng đối với hoa lan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật đối với giống lan hồ điệp mãn đường hồng tại đồng hỷ, thái nguyên (Trang 25 - 27)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3.1.3. Các nghiên cứu về chất điều hòa sinh trưởng đối với hoa lan

Vichiato et al (2007), nghiên cứu về sự kéo dài thân Dendrobium noible Lindl bằng cách phun GA3 để cây sinh trưởng và phát triển nhanh. Kết quả cho thấy chiều cao tăng 64,08% và chiều dài lá tăng 42,27%, đồng thời làm giảm 50% đường kính giả hành và 56,09% chiều rộng lá. Hàm lượng GA3 có thể dùng từ 50 – 400mg/l (dẫn theo Đinh Thị Dinh, 2015), [4].

Cũng trong năm 2007, Kim Hore et al, cũng xác định được nồng độ BA 11,1µM đã giúp cảm ứng ra hoa của cây sau khi trồng 6 tháng trong ống nghiệm ở loài Dendrobium Chao Praya Smile (dẫn theo Đinh Thị Dinh, 2015), [4].

Đối với lan Hồ Điệp việc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng trong

giai đoạn xử lý ra hoa cũng đã được nghiên cứu như sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng thực vật như Cytokinin (BA) và Gibberellin (GA) và Abscisic acid (ABA). Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự gia tăng nhiệt độ cao làm hạn chế

quá trình sinh tổng hợp của một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật (như BA, GA3) có ích cho giai đoạn phân hóa mầm hoa, trong khi đó nhiệt độ cao lại làm gia tăng lượng chất điều hòa (như ABA) làm ngăn cản sự phát triển của phát hoa. Sự xử lí 1- 5 µg BA/chồi khi phát hoa có chiều dài từ 5-6 cm và có 2-3 mầm hoa, sẽ làm khoảng cách giữa các hoa trên phát hoa ngắn lại, và gia tăng số lượng hoa trên phát hoa trong điều kiện nhiệt độ cao (Chen et al.,), [37].

Năm 2001, các nhà khoa học Đài Loan đã nghiên cứu được lượng ABA tự do trong cây không tìm thấy trong giai đoạn phát hoa có chiều dài 2-3 cm và 7-10 cm của lan Hồ Điệp. Điều này cho thấy rằng, việc giảm lượng ABA tự do trong rễ và trong chồi (không cần áp dụng cho lá), sẽ làm tạo mầm hoa, kéo dài phát hoa và kích thích ra nhiều hoa (Wang et al.., 2001), [44].

Năm 2006 các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh việc xử lí với 2.5 mM GA3 cũng làm gia tăng số lượng mầm hoa trên phát hoa (K. Matsumoto.

2006), [40]. Ngoài ra, đã có nghiên cứu trong sự phối hợp xử lí bằng cách tiêm trực tiếp 100mM BA và 10mM GA3 làm ảnh hưởng đến gia tăng kích cỡ hoa và số lượng mầm hoa của lan Dendrobium (Lin WC, 1983), [41], từ đó ta có thể nghiên cứu xa hơn để tìm được nồng độ xử lí phối hợp giữa BA và GA3 phù hợp cho lan Hồ Điệp.

Jean Cardoso et al. (2012), [39]: Năm 2012 đã nghiên cứu đánh giá ảnh

hưởng của GA3 đến sinh trưởng phát triển sinh sản của cây non Hồ Điệp lai

Phalaenopsis FSNT ‘Dai – Itigo có màu hoa hồng. Việc áp dụng GA3 được phun lên lá ở nồng độ 0, 125, 250, 500, và 100mg/L. Chiều dài của lá tăng lên đáng kể khi sử dụng GA3 ở nồng độ thấp, nhưng chiều rộng lá giảm. Việc áp dụng GA3 có nồng độ 125mg/l cho thấy kết quả tốt nhất để thúc đẩy ra hoa sớm và chất lượng hoa lan này. Trong xử lý này, khoảng 50% các cây xử lý với GA3 ra hoa sớm hơn khoảng 6 – 12 tháng so với các cây không được xử

lý. Chất lượng hoa tốt nhất ở nồng độ 125mg/l GA3. Tác giả cũng cho thấy sự tương quan giữa chiều dài lá (cm) và tỷ lệ ra hoa (%) của hoa lan Hồ Điệp 12 tháng tuổi khi phun ở khi phun ở các nồng độ GA3 khác nhau (r2

= 0,64; y = 2,92x-11,31).

Nhìn chung các kết quả nghiên cứu các chất điều hòa sinh trưởng có liên quan rất lớn đến sinh trưởng của cây hoa lan Hồ Điệp. Trong đó có GA3 làm tăng chiều dài lá, kích thích ra hoa sớm, chất lượng tốt. Đây cũng là sơ sở

để đề tài đưa ra các nghiên cứu về tác động phun GA3 và các chất điều hòa

sinh trưởng khác nhắm kích thích tăng trưởng, ra hoa và chất lượng hoa trên lan Hồ Điệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật đối với giống lan hồ điệp mãn đường hồng tại đồng hỷ, thái nguyên (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)