3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.4. Phương pháp theo dõi:
Các chỉ tiêu theo dõi trên các thí nghiệm 1, 2 3, 4 như sau + Màu sắc lá: Xanh vàng, xanh, xanh nhạt, xanh đậm + Theo dõi số lá mới: Đếm số lá mới
Số lá mới/cây: Đánh dấu lá trên cùng sau mỗi lần đếm. Số lá của mỗi kỳ theo dõi bằng số lá của lần đếm trước + với số lá mới ra thêm.
+ Theo dõi tăng trưởng chiều dài lá: Sử dụng thước đo từ phần hình thành tầng dời (tách biệt cuống lá) đến đầu phiến lá.
Tăng trưởng chiều dài lá = Chiều dài lá của lần theo dõi sau – Chiều dài lá của lần theo dõi đầu tiên
+ Theo dõi tăng trưởng chiều rộng lá: Sử dụng thước đo phần rộng nhất của phiến lá (đánh dấu vị trí đo trong lần đo đầu tiên, những lần tiếp theo đo ở vị trí đã đánh dấu).
Tăng trưởng chiều rộng lá = Chiều rộng lá của lần theo dõi sau – chiều rộng lá của lần theo dõi đầu tiên.
+ Tỷ lệ cây bật mầm hoa: Theo dõi 10 cây/ công thức
+ Tỷ lệ cây bật mầm hoa (%) = Tổng số cây bật mầm x 100 Tổng số cây theo dõi
+ Chiều cao mầm hoa (cm): Đo từ đốt cuối cùng của mầm hoa đến đỉnh mầm hoa
+ Đường kính mầm hoa: sử dụng thước Palme đo đường kính đốt dưới cùng của mầm hoa
+ Số nụ/ cây và Hoa/ cây: xác định bằng phương pháp đếm.
+ Tỷ lệ ra hoa (%) = Tổng số hoa nở x 100 Tổng số nụ
+ Độ bền hoa (ngày): Nở hoa tính từ khi hoa đầu tiên nở đến khi bông hoa cuối cùng tàn. + Tỷ lệ lá bị bệnh (%) = Tổng số lá bị bệnh x 100 Tổng số lá điều tra + Bệnh nhẹ: < 10% số lá bị bệnh + Bệnh nặng: 10% - 30% số lá bị bệnh + Bệnh rất nặng: > 30% số lá bị bệnh
(Đánh giá theo thang điểm của giáo trình bệnh cây, tác giả Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề, 2007), [14] .