3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.2.3. Các nghiên cứu của chất điều hòa sinh trưởng đối với hoa
Chất điều hòa sinh trưởng thực vật (còn gọi là các hocmon sinh trưởng) là những chất được sinh ra trong cây để điều khiển các quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Trong suốt đời sống, cây phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển như nảy mầm, lớn lên, ra hoa, kết quả. Các chất điều hòa sinh trưởng giúp cây tiến hành các giai đoạn này một cách cân đối hài hòa theo đặc tính và quy luật phát triển của cây với liều lượng rất thấp. Mỗi giai đoạn được điều khiển bởi một nhóm chất nhất định. Ở thời kỳ sinh trưởng lớn lên có nhóm chất kích thích sinh trưởng. Tới mức độ nhất định cây tạm ngừng sinh trưởng
để chuyển sang thời kỳ phát triển ra hoa, kết quả thì có nhóm chất ức chế sinh
trưởng được hình thành.
Nhóm chất kích thích sinh trưởng có các chất Auxin, Gibberellin (GA) và Cytokinin.
Nhóm chất ức chế sinh trưởng có acid Absicic, Ethylen và các hợp chất Phenol.
Hiện nay người ta đã xác định được cấu tạo hóa học của các chất này và đã điều chế được. Ngoài ra còn điều chế được những chất có tác dụng tương tự như các chất điều hòa sinh trưởng sinh ra trong cây để ứng dụng trong sản xuất.
Ngày nay, các chất điều hòa sinh trưởng thực vật tổng hợp được ứng dụng trong nông nghiệp ngày càng phổ biến với rất nhiều mục đích. Có thể nêu lên một số mục đích chính thường được ứng dụng như sau:
- Kích thích ra hoa: Với nhiều loại cây ăn quả như dứa, nhãn, xoài …
muốn ra hoa sớm và tập trung thường dùng các chất điều hòa sinh trưởng. Tùy theo loại cây, có thể dùng nhiều chất như Auxin, GA hoặc Etylen, Paclobutrazol. Với mỗi loại cây và mỗi loại chất có cách dùng cụ thể riêng.
- Điều khiển sự phát sinh rễ và chồi trong kỹ thuật nuôi cấy mô: Trong
môi trường nuôi cấy thường phải cho một tỷ lệ thích hợp giữa Auxin và Cytokinin để tạo thành một cây hoàn chỉnh, cân đối đủ cả rễ, thân và lá. Trong đó, Auxin kích thích ra rễ, còn Cytokinin kích thích ra chồi.
Trịnh Cẩm Tú, Bùi TrangViệt (2006), [34] khi nghiên cứu về vai trò của các chất điều hòa sinh trưởng trong sự phát triển của cành hoa
Dendrobium sonia cho thấy IAA 0,5mg/l giúp hình thành mạch dẫn bên dưới mô phân sinh hoa tự, BA 5mg/l giúp nụ hoa chậm chéo và GA3 1mg/l giúp kéo dài lóng của trục cành hoa. Khi nghiên cứu và sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng nhằm tăng số nụ và chất lượng hoa Dendrobium sp. Đã cho thấy hỗn hợp IAA 2mg/l, BA 5mg/l, GA3 10mg/l kết hợp với CoCl2 khi phun trực tiếp lên cành hoa có tác dụng kéo dài đời sống mô phân sinh hoa tự, làm tăng số nụ trên cành hoa.
Vũ Thị Quyền và cs (2010), [21] đã nghiên cứu ảnh ảnh hưởng chất
điều hòa sinh trưởng đến glan Dendrobium sonia cho thấy: Kết hợp xử dụng
AIA, GA3, Cytokinin thứ tự theo tỷ lệ 0mg/l; 2,5 mg/l; 2,5mg/l với phân bón (QT2-100% hữu cơ) cho năng xuất hoa cao nhất (9,93hoa/ phát hoa) và chất lượng hoa tốt nhất (chiều dài hoa, đường kính hoa….) Kết quả nghiên cứu sử dụng BA ở nồng độ 90pp cho lan 9 tháng tuổi và 60pp cho lan 12 tháng tuổi đạt hiệu quả cao nhất về tỷ lệ phát hoa, đường kính hoa, chiều dài phát hoa….
Theo Cung Hoàng Phi Phượng và cs (2007), [20] sử dụng hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời sẽ cung cấp chất dinh dưỡng và không khí cho các mô sẹo một cách chủ động. Cũng nhờ đó hệ số nhân giống cây cao gấp 5-
6 lần so với cách nhân giống lan Hồ Điệp bằng phương pháp sinh sản vô tính. Trong môi trườngnuôi cấy ngập chìm tạm thời, các mô phát triển nhanh và nhân chồi liên tục. Trung bình, từ một mô sẹo sau 2-3 tháng có thể cho 20- 25 chồi con. Các chồi này có lálớn và ra rễ rất nhanh, chồi phát triển thành cây con chỉ sau 2- 3 tháng. Khi đưa ra trồng ở môi trường tự nhiên, 100% cây con được nuôi cấy bằng kỹ thuật nói trênđều sống và phát triển tốt.
Theo Dương Tấn Nhựt và cs (2007), [19]: sử dụng vật liệu nuôi cấy khởi đầu là protocorm có màu xanh, đường kính từ 1- 1.5 mm cấy chuyền 2-3 tháng 1 lần, môitrường MS cơ bản bổ sung 2mg/ l BA, 1mg / l NAA và 20% nước dừa và hệ thống nuôi cấy bioreactor rất thích hợp để nhân nhanh protocorm của lan Hồ Điệp.
Theo tác giả Đinh Thị Dinh (2008), [3]: nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm dinh dưỡng Atonik 1.8 EC, Đầu trâu 902, B1 đến hoa lan Hồ Điệp sau giai đoạn ra ngôi 6 tháng cho thấy sử dụng phun B1 là hiệu quả nhất như số là tăng 4,06 lá….
Nguyễn Thị Sơn và cs, (2014), [24]: Nghiên cứu cho kết quả sử dụng BA có tác dụng rất tốt đến khả năng tăng nhanh chồi lan Hồ Điệp, số chồi tăng lên khi môi trường bổ sung BA có nồng độ tăng lên 1-3m/l.
Tóm lại, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực trồng và chăm sóc hoa lan, nhiều công trình đã được vào thực tiễn và đang áp áp dụng rộng rãi cho hiệu quả cao. Tuy nhiên để cây hoa lan Hồ Điệp phát triển mạnh mẽ cạnh tranh được các giống hoa lan của các nước Đài Loan, Trung Quốc thì cần phải có những nghiên cứu sâu hơn nữa về các kỹ thuật nhân giống, lai tạo, các biện pháp chăm sóc…..Từ đó đưa ra được quy trình cụ thể cho từng giống, vùng miền địa phương tương ứng.
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Phần nghiên cứu thí nghiệm: Tiến hành trên giống hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng
+ Giống hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng tham gia thí nghiệm:
Có nhiều hoa trên cành, hoa bền. Giống có hoa màu tím, môi màu đỏ tím, sinh trưởng, phát triển tốt, ngồng hoa dài trung bình 50,5cm, đường kính hoa 4,6 cm, tỷ lệ hoa nở 92,5%.
Sau 18 tháng tuổi và qua 2 lần chuyển chậu, cây đủ tiêu chuẩn để đưa vào xử lý phân hóa mầm hoa: cây có 4 – 6 lá thật, chiều dài lá 16 - 19 cm, chiều rộng lá 8 – 10cm. Nhiệt độ xử lý 18 – 22 độ C và bón phân có hàm lượng lân và kali để kích thích mọc mầm và sau 32 – 40 ngày xử lý cây bắt đầu xuất hiện mầm hoa, sau đó chuyển sang giai đoạn chăm sóc cây sau phân hóa mầm hoa. Giai đoạn này yêu cầu nhiệt độ duy trì ở 20 – 25 độ C và cường độ ánh sáng 5.000 – 7.000 lux, bón phân có tỷ lệ N:P:K cân đối.
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu
Phân Greencare (9-45-15)
+ Sản xuất tại Đông Tây, Vũ Hán - Trung Quốc + Khối lượng: 11,34kg
+ Công dụng: Kích thích sinh trưởng, rút ngắn thời gian ra hoa, gia tăng số chồi, kích thích trổ bông đồng loạt.
+ Cách sử dụng: Phun 4 – 6g/10 lít nước - Phân Greencare (20–20–20)
+ Sản xuất tại Đông Tây, Vũ Hán - Trung Quốc + Khối lượng: 11,34kg
+ Công dụng: Kích thích sinh trưởng, làm cho cây khỏe mạnh, gia tăng sức đề kháng của cây, chống hạn bệnh
+ Cách sử dụng: Phun 4 – 6g/10 lít nước
Các loại chất điều hòa sinh trưởng
- Chế phẩm Atonik: Do Nhật Bản sản xuất được đóng gói tại Công ty ADC số 101 Phan Đình Phùng – Tp Cần Thơ
+ Công dụng: Kích thích sinh trưởng, rút ngắn thời gian ra hoa, gia tăng số chồi, kích thích trổ bông đồng loạt. Giúp cây trồng tránh khỏi những ảnh hưởng xấu do những điều kiện sinh trưởng không thuận lợi gây ra
+ Cách dùng: Pha 10ml/8L - Chế phẩm Giberellin:
+ Do công ty trách nhiệm hữu hạn nông dược Đại Nam + Thành phần: GA3: 5000pm; K20: 10%; B: 2000ppm
+ Công dụng: Kích thích phát triển mầm, chồi, hoa to, tươi lâu. + Cách Pha: 2g cho 20 – 30 lít nước
- Chế phẩm Rong Biển
+ Do Công ty trách nhiệm thương mại Thái Long
+ Công dụng: giúp sự hình thành và phân hóa mầm hoa, tăng cường sức sống hạt phấn, tăng tỉ lệ đậu trái, giúp giảm rụng bông và trái non; thúc đẩy ra hoa đồng loạt, hoa vươn dài, mập, tăng khả năng thụ phấn….
+ Cách pha: Pha 10-20ml/bình 16 lít nước - Kích phát tố hoa trái Thiên Nông + Quy cách đóng gói: 100gr
+ Công dụng: Giúp cây trổ sớm, nhiều hoa, kết nhiều trái; trái có phẩm chất tốt, ngăn ngừa rụng trái non
+ Liều lượng: 100gr pha được 200L nước (5gr cho bình 10l). Pha 0,28kg pha 560L nước cho 1ha. Phun ướt cành, lá, hoa trái nhỏ
Lưới che nắng: Loại 1 lớp mỏng; Loại 1 lớp dày
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm dạy nghề huyện
Đồng Hỷ - Thái Nguyên
- Thời gian: Từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng.
- Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng
- Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sinh trưởng và phát triển của hoa lan hồ điệp Mãn Đường Hồng
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nội dung 1
* Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón Greencare (20-20-20) đến sinh trưởng và phát triển của cây hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng
+ Giai đoạn tiến hành: Lan Mãn Đường Hồng 12 tháng tuổi
+ Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh (gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc lại là 15 cây/công thức. Đo đếm 10 cây/ 1 lần nhắc lại.
+ Tần suất tưới phân: 15 ngày/1 lần
+ Thời gian tưới: 3 tháng (tháng 7 đến 9/2014) + Thời điểm tưới: buổi sáng
+ Tưới 5 lít dung dịch cho 1,2m2
(45cây) + Các công thức thí nghiệm được tiến hành
Công thức 1: tưới nước lã (đối chứng) Công thức 2: 4g/10 lít nước (0,04%) Công thức 3: 5g/10 lít nước (0,05%) Công thức 4: 6g/10 lít nước (0,06%) Sơ đồ bố trí thí nghiệm. CT1 CT3 CT4 CT2 CT2 CT4 CT1 CT4 CT3 CT1 CT2 CT3
* Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón Greencare (9-45-15) đến sinh trưởng và phát triển của cây hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng.
+ Gia đoạn tiến hành: Lan Mãn Đường Hồng từ 15 tháng tuổi (Giai đoạn ra hoa)
+ Thời gian thí nghiệm: Từ tháng 10/2014 – 3/2015
+ Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc lại15cây/công thức. Đo đếm 10 cây/1 lần nhắc lại.
+ Tần suất bón phân: 15 ngày/ 1 lần + Thời gian bón: 2 tháng
+ Thời điểm phun: buổi sáng + Tưới 5 lít dung dịch cho 1,2m2
(45cây) + Các công thức thí nghiệm
Công thức 1: tưới nước lã (đối chứng) Công thức 2: 4g/10 lít nước (0,04%) Công thức 3: 5g/10 lít nước (0,05%) Công thức 4: 6g/10 lít nước (0,06%)
Sơ đồ bố trí thí nghiệm.
CT3 CT1 CT4 CT2 CT2 CT3 CT3 CT1 CT4 CT1 CT1 CT2
2.3.2. Nội dung 2
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến khả
năng sinh trưởng và phát triển của lan HồĐiệp Mãn Đường Hồng + Giai đoạn tiến hành: Lan Mãn Đường Hồng từ 12 tháng tuổi
+ Thời gian thí nghiệm: Từ tháng 7/2014 – 3/2015
+ Thí nghiệm được bố trí trong giai đoạn cây sinh trưởng sinh dưỡng + Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc lạilà 15cây/công thức. Đo đếm 10cây/ 1 lần nhắc lại.
+ Thời điểm che sáng: tháng 7, 8 năm 2014
+ Các công thức thí nghiệm tiến hành
Công thức 1: Chế độ che sáng 0%. (đối chứng)
Công thức 2: Chế độ che sáng 40% (che sáng bởi 1 lớp lưới đen thưa) Công thức 3: Chế độ che sáng 70% (che sáng bởi 1 lớp lưới đen dày) Công thức 4: Chế độ che sáng 90% (che sáng bởi 2 lớp lưới den dày).
Sơ đồ bố trí thí nghiệm.
CT1 CT1 CT3 CT4 CT3 CT1 CT4 CT2 CT4 CT3 CT2 CT2
2.3.3. Nội dung 3
* Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sinh trưởng và phát triển của lan HồĐiệp Mãn Đường Hồng
+ Giai đoạn tiến hành: Thời kỳ ra hoa 15 tháng tuổi
+ Thời gian thí nghiệm: từ tháng 10/2014 đến tháng 3/2015
+ Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 5 công thức, 3 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc lạilà 15cây/công thức. Đo đếm 10cây/ 1lần nhắc lại. Phun chất điều hòa sinh trưởng 7 ngày/lần/
+ Thời điểm phun: buối sáng
+ Thời gian tưới: 2 tháng (tháng 10,11/2014) + Tưới 5 lít dung dịch cho 1,2m2
(45cây) + Công thức được tiến hành như sau: Công thức 1: Tưới nước lã (đối chứng)
Công thức 2: Chế phẩm Atonik (10ml/10 lít nước) Công thức 3: Chế phẩm Giberellin ( 1g/10 lít nước) Công thức 4: Chế phẩm Rong Biển (10ml/10 lít nước
Công thức 5: Kích phát tố hoa trái Thiên Nông (5g/10 lít nước) + Sơ đồ bố trí thí nghiệm
CT2 CT4 CT2 CT3 CT5 CT1 CT5 CT2 CT1 CT3 CT5 CT3 CT4 CT4 CT2
2.4. Phương pháp theo dõi:
Các chỉ tiêu theo dõi trên các thí nghiệm 1, 2 3, 4 như sau + Màu sắc lá: Xanh vàng, xanh, xanh nhạt, xanh đậm + Theo dõi số lá mới: Đếm số lá mới
Số lá mới/cây: Đánh dấu lá trên cùng sau mỗi lần đếm. Số lá của mỗi kỳ theo dõi bằng số lá của lần đếm trước + với số lá mới ra thêm.
+ Theo dõi tăng trưởng chiều dài lá: Sử dụng thước đo từ phần hình thành tầng dời (tách biệt cuống lá) đến đầu phiến lá.
Tăng trưởng chiều dài lá = Chiều dài lá của lần theo dõi sau – Chiều dài lá của lần theo dõi đầu tiên
+ Theo dõi tăng trưởng chiều rộng lá: Sử dụng thước đo phần rộng nhất của phiến lá (đánh dấu vị trí đo trong lần đo đầu tiên, những lần tiếp theo đo ở vị trí đã đánh dấu).
Tăng trưởng chiều rộng lá = Chiều rộng lá của lần theo dõi sau – chiều rộng lá của lần theo dõi đầu tiên.
+ Tỷ lệ cây bật mầm hoa: Theo dõi 10 cây/ công thức
+ Tỷ lệ cây bật mầm hoa (%) = Tổng số cây bật mầm x 100 Tổng số cây theo dõi
+ Chiều cao mầm hoa (cm): Đo từ đốt cuối cùng của mầm hoa đến đỉnh mầm hoa
+ Đường kính mầm hoa: sử dụng thước Palme đo đường kính đốt dưới cùng của mầm hoa
+ Số nụ/ cây và Hoa/ cây: xác định bằng phương pháp đếm.
+ Tỷ lệ ra hoa (%) = Tổng số hoa nở x 100 Tổng số nụ
+ Độ bền hoa (ngày): Nở hoa tính từ khi hoa đầu tiên nở đến khi bông hoa cuối cùng tàn. + Tỷ lệ lá bị bệnh (%) = Tổng số lá bị bệnh x 100 Tổng số lá điều tra + Bệnh nhẹ: < 10% số lá bị bệnh + Bệnh nặng: 10% - 30% số lá bị bệnh + Bệnh rất nặng: > 30% số lá bị bệnh
(Đánh giá theo thang điểm của giáo trình bệnh cây, tác giả Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề, 2007), [14] .
2.5. Kỹ thuật chăm sóc
Kỹ thuật chăm sóc được tiến hành đồng đều trên các thí nghiệm
- Tưới nước: Tưới từ từ vào gốc khi thấy nước phân bắt đầu chảy ra từ lỗ thoát dưới đáy chậu thì dừng lại.
- Ngắt bỏ lá vàng: Thường xuyên kiểm tra loại bỏ lá vàng, già
2.6. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê sinh học để xử lý số liệu, phân tích, đánh giá các nội dung nghiên cứu.
- Xử lý số liệu trên chương trình EXEL và IRRISTAT 4.0 trên máy vi tính
2.7. Các điều kiện trồng lan * Nhà lưới * Nhà lưới
Nhà lưới được trang bị hệ thống lưới cắt nắng, hệ thống thông gió, hệ thống tản nhiệt, hệ thống quạt đối lưu, hệ thổng tăng nhiệt….
* Giá thể
Rong biển khô, dạng sợi được làm ẩm và xử lý nấm bệnh
* Dụng cụ nuôi trồng
Chậu trồng lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng phải là chậu màu trắng trong để rễ cây quang hợp và phát triển. Kích thước chậu tương ứng với tuổi