Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón Greencare đến sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật đối với giống lan hồ điệp mãn đường hồng tại đồng hỷ, thái nguyên (Trang 43)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón Greencare đến sinh

3.1.1. Nghiên cu nh hưởng ca liu lượng phân bón Greencare (20-20- 20) đến sinh trưởng, phát trin ca cây hoa lan HĐip Mãn Đường Hng

3.1.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón Greencare (20-20-20) đến động thái tăng trưởng lá của cây hoa lan HồĐiệp Mãn Đường Hồng.

Phân bón là nguồn thức ăn cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Với mỗi loại cây trồng khác nhau và thời kỳ sinh trưởng khác nhau, khả năng hấp thu với từng loại phân bón khác nhau đồng thời với các hàm lượng và nồng độ khác nhau. Để tìm ra được lượng phân bón thích hợp đối với lan Hồ Điệp

Mãn Đường Hồng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu liều lượng phân bón

Greencare (20-20-20). Kết quả như sau:

Bng 3.1. nh hưởng ca liu lượng phân bón Greencare (20-20-20) đến

động thái ra lá mi trên hoa lan HĐip Mãn Đường Hng

Đơn vị: Lá/cây

Công thức

Số lá ra mới (sau khi bón phân….. ngày)

Màu sắc lá 14 28 42 56 70 84 CT1 4 4,23 4,4 4,8 5,03 5,26 Màu xanh nhạt CT2 4 4,23 4,6 5,03 5,4 5,93 Màu xanh tím CT3 4 4,13 4,63 4,96 5,2 5,76 Màu xanh tím CT4 4 4,1 4,53 4,86 5,06 5,5 Màu xanh tím P <0,05 CV% 3,9 - LSD0,05 0,41 -

Qua bảng 3.1 cho thấy:

Tốc độ ra lá ở các công chức với liều lượng khác nhau cho kết quả khác nhau. Trong đó:

Giai đoạn từ 0 đến 14 ngày theo dõi, tốc độ ra lá mới của các công thức tham gia thí nghiệm không có sự biến động.

Giai đoạn từ 14 đến 28 ngày, tốc độ ra lá đã có sự biến động nhưng không lớn từ 4,1 lá đến 4,23 lá. Trong đó thấp nhất là công thức 4 đạt 4,1 lá, Công thức 1,2 tương đương nhau đạt 4,23 lá.

Giai đoạn từ 28 đến 42 ngày, tốc độ ra lá biến động từ 4,4 lá đến 4,63 lá. Trong đó công thức 3 đạt cao nhất 4,63 lá, thấp nhất là công thức 1 (đối chứng) chỉ đạt 4,4 lá.

Giai đoạn từ 42 đến 56 ngày theo dõi, tốc độ ra lá dao động từ 5,03 lá đến 5,4 lá. Trong đó công thức 2 đạt số lá cao nhất 5,4 lá; công thức 1 đạt số lá thấp nhất 5,03 lá.

Sau 84 ngày theo dõi: Số lá mới của các công thức biến động từ 5,26 lá đến 5,93 lá. Qua xử lý số liệu thống kê ta thấy, các công thức 2 đạt 5,93 lá và công thức 3 đạt 5,76 lá đều cho số lá cao hơn công thức đối chứng (đạt 0,66 lá) ở độ tin cậy 95%. Công thức 4 đạt số lá 5,5 lá thấp hơn công thức đối chứng ở mức có ý nghĩa 95%.

Màu sắc lá: Quá trình theo dõi các lượng phân bón khác nhau không ảnh hưởng đến màu sắc lá của hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng.

Kết quả thí nghiệm đi đến kết luận rằng: Liều lượng phân bón có ảnh hưởng đến sự phát sinh lá mới. Khi sử dụng phân bón Greencare ở liều lượng 4g/10 lít nước (công thức 2) thì hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng đạt hiệu quả phát sinh lá mới cao nhất so với các công thức còn lại.

3.1.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón Greencare (20-20-20) đến động thái tăng trưởng lá trên hoa lan HồĐiệp Mãn Đường Hồng

Bng 3.2. nh hưởng ca liu lượng phân bón Greencare (20-20-20) đến

động thái tăng trưởng kích thước lá hoa lan HĐip Mãn Đường Hng

Công thức

Tăng trưởng chiều dài (D) và chiều rộng lá (R) Sau…… ngày (cm) 14 28 42 56 70 D R D R D R D R D R CT1 5,03 2,49 7,57 3,63 12,21 4,13 15,08 6,0 18,32 6,32 CT2 7,07 3,22 13,29 5,65 17,95 6,96 19,97 7,27 21,76 7,37 CT3 6,46 2,66 12,57 5,07 15,96 6,32 19,37 6,87 21,40 7,32 CT4 7,86 3,91 12,74 5,37 15,03 6,27 20,24 7,06 21,51 7,30 P <0,05 <0,05 CV% 3,5 0,9 LSD0,05 1,35 0,12

Qua bảng 3.2 cho thấy:

Qua các lần theo dõi các công thức thí nghiệm đều có sự dao động về kích thước lá. Trong các công thức thí nghiệm sự tăng trưởng kích thước lá trải đều trải qua các lần theo dõi và tập trung vào giai đoạn 28 ngày đến 42 ngày. Hầu hết tăng trưởng kích thước chiều dài lá của các công thức qua các lần theo dõi chỉ đạt trên 12 cm, chiều rộng lá đạt trên 5cm và cao hơn công thức đối chứng.

Ở các giai đoạn 28 ngày đến 42 ngày liều lượng phân bón khác nhau

cho tăng trưởng kích thước lá khác nhau, sự tăng trưởng chiều dài lá lớn nhất ở CT2 đạt 13,29cm, cao hơn hẳn so với công thức đối chứng không bón phân (7,57cm), sau đó lần lượt là các CT4 đạt 12,74cm, CT3 đạt 12,57cm đều cho cao hơn công thức đối chứng.

Sự tăng trưởng chiều rộng lá qua theo dõi lại có sự tăng trưởng khác nhau rõ rệt với các công thức bón phân với liều lượng khác nhau thì tăng trưởng chiều rộng lá lan khác nhau. Công thức 2 đạt lớn nhất 5,65cm, cao hơn hẳn công thức đối chứng (3,63cm), các công thức còn lại công thức 4 đạt 5,37cm và công thức 3 đạt 5,07cm đều cho cao hơn công thức 1 (đ/c).

Sau 70 ngày theo dõi. Động thái tăng trưởng kích thước lá (chiều dài lá, chiều rộng lá) giữa các công thức có sự dao động. Động thái tăng trưởng chiều dài lá dao động từ 18,32cm đến 21,79cm; động thái tăng trưởng chiều rộng lá dao động từ 6,32 cm đến 7,37cm. Các công thức 2, 3, 4 tham gia thí nghiệm đều cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó công thức 2 có động thái tăng trưởng chiều rộng lá đạt 7,37cm và chiều dài lá

đạt 21,79cm cao hơn hẳn so với công thức đối chứng ở độ tin cậy 95%;

Trần Văn Bảo (2001), [2] đã nhận định: Vai trò của yếu tố đa lượng đối với lan hay bất cứ cây trồng nào đều rất quan trọng đặc biệt trong giai đoạn sinh trưởng, đạm cần thiết cho việc tạo lập sắc tố và nhất là protein, là nguyên tố giúp cho sự tăng trưởng ở lá, giúp cây phát triển tốt và tạo điều kiện để cây hút các nguyên tố dinh dưỡng khác. Kết quả nghiên cứu thí nghiệm cho thấy

phân bón Greencare với liều lượng 4g/10 lít nước không chỉ làm tăng số lá mà

còn làm tăng kích thước lá hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng và khẳng định vai trò của phân bón này đối với hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng phát triển thân lá. Điều này, chúng tôi cho rằng nên sử dụng phân bón Greencare với liều lượng 4g/10 lít nước cho hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng.

Kết quả thí nghiệm đi đến kết luận rằng: Trong các liều lượng phân bón

bón Greencare với cây hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng thì liều lượng bón

4g/10 lít là thích hợp nhất cho sự tăng trưởng của kích thước lá, có tăng trưởng chiều dài lá đạt 21,76cm, tăng trưởng chiều rộng lá đạt 7,37cm và tăng

trưởng kích thước lá mạnh nhất ở giai đoạn 28 ngày đến 42 ngày với chiều dài lá đạt 4,66cm, chiều rộng lá đạt 1,35cm.

3.1.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón Greencare (20-20-20) đến tỷ lệ

bật mầm hoa của hoa lan Mãn Đường Hồng

Bng 3.3. nh hưởng ca liu lượng phân bón Greencare (20-20-20)

đến t l bt mm hoa ca hoa lan HĐip Mãn Đường Hng Đơn vị tính: % Công thc T l bt mm hoa Sau … ngày 105 120 135 150 CT1 (Phun nước lã (đ/c)) 0 33,3 73,3 100 Công thức 2: 4g/10 lít nước (0,04%) 0 50,0 83,3 100 Công thức 2: 4g/10 lít nước (0,05%) 0 50,0 80,0 100 Công thức 2: 4g/10 lít nước (0,06%) 0 50,0 80,0 100 P <0,05 >0,05 >0,05 CV% 6,3 5,2 0,0 LSD0,05 5,43 7,68 0,0

Qua bảng 3.3 cho thấy:

Tỉ lệ bật mầm hoa qua các lần có sự khác nhau, Kết quả nghiên cứu cho thấy ngoài yếu tố về nhiệt độ ảnh hưởng đến tỉ lệ bật mầm của hoa lan nói chung thì yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng làm tăng tỉ lệ nảy mầm của hoa lan. Nếu tỉ lệ nảy mầm cao thì quá trình xử lý hoa ngắn khi đó giảm các chi phí trong việc trồng hoa lan ngược lại nếu tỉ lệ nảy mầm thấp thì thời gian xử lý ra hoa dài làm tăng chi phí sản xuất. Vì vậy muốn giảm các chi phí lớn trong sản xuất hoa lan cần tăng cường chuẩn bị các điều kiện tốt nhất trước khi xử lý ra hoa.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các công thức cho tỷ lệ bật mầm hoa khác nhau qua các lần theo dõi.

Sau 105 ngày bón phân, tỷ lệ bật mầm hoa của các công thức tham gia thí nghiệm đều không xuất hiện mầm hoa

Sau 120 ngày bón phân, tỷ lệ bật mầm hoa dao động từ 33,3% đến 50,0%. Trong đó công thức 2 đạt tỉ lệ bật mầm hoa cao nhất 33,3% cao hơn so với công thức đối chứng ở độ tin cậy là 95%, sau đó lần lượt đến các công thức 3 và công thức 4 đạt 50% cao hơn với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Sau 135 ngày bón phân, tỷ lệ bật mầm hoa có sự dao động từ 73,3% đến 83,3%. Trong đó công thức 2 đạt tỷ lệ bật mầm hoa cao nhất 83,3%, cao hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các công thức 3, công thức 4 cho tỷ lệ bật mầm hoa tương đương nhau đạt 80,0% và cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Sau 100 ngày theo dõi, tỷ lệ bật mầm hoa của các công thức đạt 100%, nghĩa là tất cả các cây theo dõi đều bật mầm hoa.

Kết quả thí nghiệm chúng tôi đi đến kết luận rằng: Để tăng tỷ lệ bật mầm hoa đối với hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng cần chuẩn bị các điều kiện về phân bón và liều lượng bón. Trong các công thức tham gia thí nghiệm, công thức 2 bón phân Greencare với liều lượng 4g/10 lít nước có tỷ lệ bật mầm hoa cao nhất đạt đến 80%.

3.1.1.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến Greencare (20-20-20) kích

Bng 3.4. nh hưởng ca liu lượng phân bón Greencare (20-20-20) đến kích thước mm hoa lan HĐip Mãn Đường Hng

Công thức Chiều cao mầm

hoa (cm) Đường kính mầm hoa (cm) CT1: Phun nước lã (đ/c) 44,41 0,50 CT2: 4g/10 lít nước (0,04%) 64,30 0,61 CT3: 5g/10 lít nước (0,05%) 52,88 0,54 CT4: 6g/10 lít nước (0,06%) 44,76 0,50 P <0,05 <0,05 CV% 6,6 4,2 LSD0,05 6,2 0,04

Qua bảng 3.4 cho thấy:

Sau 84 ngày theo dõi: Chiều cao mầm hoa của các công thức dao động từ 44,41cm đến 64,30cm. Kết quả xử lý số liệu thống kê cho thấy, chiều cao mầm hoa công thức 2, 3 cao nhất, trong đó công thức 2 đạt cao nhất đạt 64,30cm (CT2) cao hơn các công thức thí nghiệm khác và cao chắc chắn hơn công thức đối chứng (44,41cm) ở độ tin cậy 95%; công thức 4 đạt chiều cao mầm hoa thấp hơn so với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Đường kính mầm hoa của các công thức dao động từ 0,50cm đến

0,61cm. Kết quả cho thấy công thức 2 có đường kính mầm hoa cao nhất đạt 0,61cm cao hơn so với các công thức còn lại và cao chắc chắn hơn so với đối chứng (0,50cm) ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức 3 cho đường kính mầm hoa tương đương với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Công thức 4 cho đường kính hoa thấp hơn công thức 1 (đối chứng) ở mức tin cậy 95%.

Kết quả nghiên cứu thí nghiệm cho thấy rằng: Sử dụng phân bón Greencare với liều lượng 4g/10 lít nước cho hiệu quả tốt nhất so với các liều

lượng bón khác. Đồng thời kết quả cũng cho thấy nếu bón với liều lượng nhiều hơn thì mức tăng trưởng chiều cao mầm hoa và đường kính mầm hoa sẽ như công thức 1(đ/c).

3.1.1.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón Greencare (20-20-20) đến số nụ, tỷ lệ nở hoa và độ bền của hoa lan HồĐiệp Mãn Đường Hồng.

Lan Hồ Điệp là cây có chu kỳ sinh trưởng dài, sau khoảng 17 -19 tháng trồng mới ra hoa, mỗi năm chỉ ra hoa một lần và trong sản xuất chỉ những cây ra hoa mới được coi là có giá trị sử dụng (Nguyễn Thị Kim Lý và cs, 2010), [13]. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón phân đến tỷ lệ nở hoa, độ bền hoa như sau:

Bng 3.5. nh hưởng ca liu lượng phân bón Greencare (20-20-20) đến t l n hoa và độ bn ca hoa lan HĐip Mãn Đường Hng

Công thức Tng s n/cây S hoa/cành (hoa) T l hoa n (%) Độ bn hoa (ngày) CT1: Phun nước lã (đ/c) 3,9 2,5 65,6 27,5 CT2: 4g/10 lít nước (0,04%) 7,7 7,3 95,7 79,9 CT3: 5g/10 lít nước (0,05%) 7,3 6,6 90,9 74,7 CT4: 6g/10 lít nước (0,06%) 6,3 5,3 85,5 69,2 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 3,7 4,0 4,6 2,3 LSD0,05 0,4 0,4 2,9 2,6

Để đánh giá hiệu quả của liều lượng phân bón khác nhau của từng thời kỳ sinh trưởng phát triển thì yếu tố cuối cùng đạt được là các chỉ tiêu về chất lượng hoa như số nụ, tỉ lệ nở hoa và độ bền hoa là vô cùng cần thiết.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.5 cho thấy: Các liều lượng bón khác nhau có ảnh hưởng tương đối rõ rệt đến sự sinh trưởng của hoa thể hiện ở các chỉ tiêu: số nụ, tỷ lệ ra hoa và độ bền hoa.

- Số nụ: số nụ trên cây là yếu tố quan trọng để đánh giá kết quả của việc chăm sóc, các biện pháp kỹ thuật tác động khác. Kết quả thí nghiệm theo dõi số nụ trên ngồng hoa của các công thức tham gia thí nghiệm đều cao hơn công thức đối chứng. Trong đó công thức 2 đạt cao nhất là 7,73 nụ cao hơn hẳn so với công thức đối chứng ( 3,90) nụ ở mức độ tin cậy 95%.

- Số hoa/cành ở các công thức dao động từ 2,5 hoa đến 7,3 hoa. Trong đó công thức 2 đạt số hoa cao nhất (7,3 hoa) cao hơn và chắc chắn so với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Sau đó lần lượt đến các công thức 3 (6,6 hoa); công thức 4 (5,3 hoa) cao hơn và chắc chắn so với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.

- Tỷ lệ nở hoa: Kết quả nghiên cứu của các công thức theo dõi dao

động từ 65,66% đến 95,76%. Các công thức 2,3,4 tham gia thí nghiệm đều

cao hơn đối chứng và ở độ tin cậy 95%. Công thức 2 đạt nở hoa cao nhất 95,76% cao tỷ lệ nở hoa thấp nhất là công thức 1 (đạt 65,66%) ở mức độ tin cậy 95%.

- Độ bền hoa cũng là yếu tố đánh giá chất lượng của hoa lan Hồ Điệp

Mãn Đường Hồng được người sản xuất kinh doanh hoa lan quan tâm hàng

đầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ bền của lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng dao động từ 27,56 ngày đến 79,93 ngày và các công thức tham gia thí nghiệm đều vượt đối chứng ở mức tin cậy 95%. Công thức 2 đạt độ bền cao nhất 79,93 ngày cao hơn hẳn công thức 1 (đạt 28,93 ngày) ở mức độ tin cậy 95%.

Kết quả thí nghiệm đi đến kết luận: Công thức 2 sử dụng phân bón Greencare với liều lượng 4g/10 lít nước có ảnh hưởng tốt đến số nụ, tỷ lệ nở hoa, độ bền hoa của lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng.

3.1.1.6. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón Greencare (20-20-20) đến tỷ lệ

bị bệnh trên cây hoa lan HồĐiệp Mãn Đường Hồng

Qua theo dõi thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả diễn biến thành phần sâu bệnh hại trên cây lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng như sau:

Thành phần bệnh hại bao gồm 3 bệnh chính: Bệnh thối mềm do vi khuẩn Erwinia Carotovora gây nên; bệnh thối nâu do vi khuẩn Phytomonas gây nên; bệnh đốm đen do Cercospora sp gây hại.

Bng 3.6. nh hưởng ca liu lượng phân bón Greencare (20-20-20) đến t l b bnh trên cây hoa lan HĐip Mãn Đường Hng

Đơn vị: % Công thc Bnh thi nâu Bnh đốm đen Bnh Thi mm CT1 (Phun nước lã (đ/c)) 2,39 2,3 6,6 CT2: 4g/10 lít nước (0,04%) 2,13 1,75 4,4 CT3: 5g/10l nước (0,05%) 2,77 2,5 3,5 CT4: 6g/10l nước (0,06%) 3,17 0,0 4,5

Qua bảng 3.6 cho thấy: Tỷ lệ các loại bệnh trên hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng ở mức độ nhẹ (<10%) điều này đi đến kết luận rằng các loại bệnh hại trên đều do nấm gây ra và vi khuẩn gây ra. Tuy vậy, cần có các biện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật đối với giống lan hồ điệp mãn đường hồng tại đồng hỷ, thái nguyên (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)