Các thành phần chính của H.323

Một phần của tài liệu VoIP trên mạng NGN Đề cập đến cấu trúc,các giao thức, lợi ích, thách thức của VoIP cũng như việc triền khai VoIP tại nước ta hiện nay (Trang 26 - 30)

Chuẩn H.323 quy định 4 thành phần chính là: -Đầu cuối (Terminal):

-Cổng truyền thông (Gateway) -Gatekeeper

Hình 2.3: Hệ thống chuẩn H.323 và các thành phần

Thiết bị đầu cuối

Thiết bị đầu cuối là các đầu cuối khách hàng trên mạng cung cấp các phương tiện liên lạc hai chiều thời gian thực. Chuẩn H.323 quy định các chế độ hoạt động cần thiết cho các đầu cuối audio, video và dữ liệu có thể làm việc được với nhau. Tất cả các đầu cuối H.323 phải hỗ trợ chuẩn H.245 và phải có một đơn vị điều khiển hệ thống, lớp đóng gói H.250.0, giao diện mạng và bộ CODEC thoại. Bộ CODEC cho tín hiệu video và các ứng dụng dữ liệu của người sử dụng là tùy chọn (có thể có hoặc không).

Gateway

Gateway là phần tử không nhất thiết phải có trong một giao tiếp của các phần tử H.323, nó đóng vai trò là các phần tử cầu nối và chỉ tham gia vào một cuộc gọi khi có một sự chuyển tiếp từ mạng H.323 (như mạng Core IP) sang mạng phi H.323 (ví dụ như PSTN). Gateway thực hiện một số chức năng như:

-Chuyển đổi giữa các dạng khung truyền dẫn. -Chuyển đổi giữa các thủ tục giao tiếp.

-Chuyển đổi giữa các dạng mã hóa khác nhau của các luồng tín hiệu hình ảnh cũng như âm thanh.

-Thực hiện việc thiết lập và xóa cuộc gọi ở cả phía mạng LAN cũng như phía mạng chuyển mạch SCN.

-Khối chức năng của thiết bị H.323, khối chức năng này có thể là chức năng đầu cuối (để giao tiếp với một terminal trong hệ thống H.323) hoặc chức năng MCU (giao tiếp với nhiều terminal).

-Khối chức năng của thiết bị chuyển mạch kênh, mang chức năng giao tiếp với một hay nhiều thiết bị đầu cuối trong mạng chuyển mạch kênh.

-Khối chức năng chuyển đổi, bao gồm khuân dạng dữ liệu và chuyển đổi thủ tục.

Gatekeeper

Gatekeeper là phần tử không nhất thiết phải tồn tại trong hệ thống H.323, nó thực hiện việc điều khiển các dịch vụ gọi của các đầu cuối H.323. Gatekeeper tách biệt với các thiết bị khác trong hệ thống về mặt logic, tuy nhiên trên thực tế thì nó có thể tích hợp với các thiết bị khác như Gateway, MCU…

Các chức năng của một Gatekeeper được phân biệt làm hai loại là các chức năng bắt buộc và không bắt buộc.

Các chức năng bắt buộc bao gồm:

-Dịch địa chỉ (Address Translation)

-Điều khiển quyền truy nhập (Admission Control) -Điều khiển dải thông (Bandwidth Control)

-Điều khiển vùng (Zone Management)

Các chức năng tùy chọn gồm có:

-Điều khiển báo hiệu cuộc gọi (Call Control Singnaling) -Quản lý dải thông (Bandwidth Management)

-Dịch vụ quản lý cuộc gọi (Call Management Service) -Dịch vụ xác nhận cuộc gọi (Call Authorization Service)

Ngoài ra Gatekeeper còn thường xuyên được cập nhật thêm các dịch vụ như FORWARD, TRANSFER,…

Đơn vị điều khiển liên kết đa điểm MCU (Multipoint Control Unit)

MCU hỗ trợ việc thực hiện các cuộc đàm thoại hội nghị giữa nhiều thiết bị đầu cuối. Trong chuẩn H.323, MCU bắt buộc phải có một bộ điều khiển đa điểm MC (Multipoint Controler) và có hoặc không có một vài MP (Multipoint Processor).

MC điều khiển việc liên kết giữa nhiều điểm cuối trong hệ thống bao gồm: -Xử lý việc đàm phán giữa các thiết bị đầu cuối để quyết định một khả năng xử lý dòng dữ liệu Media chung giữa các thiết bị đầu cuối.

-MC không xử lý trực tiếp một dòng dữ liệu Media nào. Việc xử lý các dòng dữ liệu sẽ do các MP đảm nhiệm. MP sẽ thực hiện việc trộn, chuyển mạch, xủ lý cho từng dòng dữ liệu thời gian thực trong cuộc hội nghị.

Một phần của tài liệu VoIP trên mạng NGN Đề cập đến cấu trúc,các giao thức, lợi ích, thách thức của VoIP cũng như việc triền khai VoIP tại nước ta hiện nay (Trang 26 - 30)