Báo hiệu QoS cho đưa ra một cách thức cho phép trạm cuối hay một thành phần trong mạng thông báo những yêu cầu của nó tới thiết bị khác. Ví dụ, một mạng IP có thể sử dụng một phần của tiêu đề IP để yêu cầu các xử lý đặc biệt cho lưu lượng được ưu tiên hay yêu cầu thời gian thực. Báo hiệu QoS rất hiệu quả khi sử dụng kết hợp với các công cụ quản lý lưu lượng khác.
Quyền ưu tiên IP (IP Precedence).
Ưu tiên IP liên quan tới 3 bít trong trường ToS của tiêu đề:
Hình 3.19: Bit ToS trong tiêu đề IP.
Quyền ưu tiên IP cho phép một router nhóm các luồng lưu lượng dựa trên 8 mức ưu tiên và xếp hàng lưu lượng dựa vào thông tin đó cùng với địa chỉ nguồn/đích và số cổng. Quyền ưu tiên IP không có các báo hiệu cũng như phần mào đầu gói bổ xung. Với các sản phẩm VoIP có thể thiết lập các bit IP Precedence dựa trên địa chỉ đích hay số bị gọi. Đặt mức ưu tiên như vậy đơn giản cho phép nhiệu loại CoS khác nhau tuỳ thuộc vào địa chỉ đích được gọi.
Tuy nhiên, quyền ưu tiên IP không có cơ cấu tích hợp cho phép từ chối việc cấu hình sai mức ưu tiên. Các nhà quản trị mạng phải có cảnh báo để chắc chắn rằng các thiết lập quyền ưu tiên IP trong mạng vẫn không đổi như chúng được dự định ban đầu.
Giao thức giữ trước tài nguyên RSVP (Resource Resvervation Protocol).
RSVP là một giao thức báo hiệu điểm cuối đến điểm cuối yêu cầu mức băng thông và trễ không đổi trên mỗi chặng. Nếu một nút mạng (router) không hỗ trợ RSVP, RSVP sẽ chuyển đến nút tiếp theo. Một nút mạng sẽ có tuỳ chọn chấp nhận hay từ chối quá trình chiếm trước tài nguyên dựa vào tải của giao diện.
Một máy chủ RSVP để yêu cầu một chất lượng dịch vụ xác định từ mạng, thay mặt cho luồng dữ liệu của một ứng dụng. RSVP mạng yêu cầu tới tất cả các nút mạng mà có dòng số liệu chạy qua. Ở mỗi nút mạng RSVP cố gắng giữ
Hình 3.20: RSVP tương tác với các Module.
Để làm được điều đó, RSVP sẽ thông tin với 2 module là Điều khiển quyền truy nhập và Điều khiển chính sách. Điều khiển quyền truy nhập sẽ xác định rằng nút mạng có đủ tài nguyên sẵn có hay không để cung cấp một chất lượng dịch vụ theo yêu cầu trong khi Điều khiển chính sách sẽ xác định liệu người sử dụng có đủ thẩm quyền được cấp tài nguyên dự trữ hay không. Nếu kiểm tra thất bại, chương trình RSVP sẽ trả thông báo lỗi về ứng dụng đã gửi yêu cầu. Nếu cả hai kiểm tra đều thành công thì RSVP sẽ thiết lập các thông số trong trường Loại gói (Packet classifier) và Lịch trình gói (packet scheduler) để có được mức chất lượng dịch vụ yêu cầu (mức QoS cho mỗi gói và mức QoS cho mỗi luồng).
RSVP không phải là một giao thức định tuyến và không thay đổi bảng định tuyến IP theo tình trạng lưu lượng và tắc nghẽn trên mạng. RSVP chỉ đơn giản xoay quanh IP và cho phép giao thức định tuyến IP chọn đường đi tối ưu nhất. Con đường này có thể là không lý tưởng cho chất lượng dịch vụ QoS tuy nhiên RSVP cũng không thể buộc các router thay đổi cách thức hoạt động của chúng.
3.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG
Chất lượng dịch vụ viễn thông là kết quả tổng hợp của các chỉ tiêu dịch vụ, thể hiện ở mức độ hài long của đối tượng sử dụng dịch vụ đó.
Nếu nhìn từ góc độ mạng thì bất cứ một mạng nào cũng bao gồm: Hosts (Servers, PC…), các bộ định tuyến và các thiết bị chuyển mạch, đường truyền dẫn.
Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào sự hoạt động của các yếu tố trên, nó là tập hợp các tham số mạng sau: Băng thong, Độ trễ, Jitter (biến động trễ), Mất gói, Tính sẵn sàng, Bảo mật.
Hiện nay lưu lượng trong mạng rất đa dạng và phong phú và mỗi kiểu lưu lượng có các yêu cầu riêng về băng thông, trễ mất gói và độ tin cậy. Sự bùng nổ về INTERNET và sự ra đời của NGN, và hầu hết các lưu lượng mạng đều dựa trên cơ sở IP thì vấn đề đảm bảo QoS cho các lưu lượng khác nhau là vẫn đề lớn.
Không giống như những công nghệ truyền thống sử dụng kênh ảo (virtual circuit) như ATM hay Frame-Relay, IP không quan tâm nhiều tới việc phân phối tài nguyên mạng. Một mặt điều này cho phép tận dụng giải thông hiệu quả nhưng mặt khác nó sẽ khiến cho vấn đề chia sẻ đường truyền trở nên phức tạp hơn.
Để có thể khắc phục được những lỗi này, chúng ta cần áp dụng những mức độ đảm bảo riêng cho chất lượng mạng.
KẾT LUẬN
Thị trường viễn thông rộng lớn đang hướng tới sự tích hợp dịch vụ trong một thiết bị người sử dụng duy nhất. Để làm được điều này cần thay thế mạng chuyển mạch kênh truyền thống bằng một mạng gói linh hoạt hơn trong việc triển khai các dịch vụ mới. Điều này sẽ cho phép tiết kiệm tài nguyên mạng và giá thành chi phí dịch vụ cho người sử dụng. Cùng với tốc độ phát triển như vũ bão của các công nghệ mới, công nghệ VoIP ra đời đã đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình phát triển của công nghiệp viễn thông, đó là sự kết hợp giữa tín hiệu thoại vào mạng nền gói thay cho mạng chuyển mạch kênh truyền thống. Những ưu điểm về giá cả, dịch vụ đã dành được sự chấp nhận của người sử dụng trên toàn thế giới. Trong những năm qua, việc số người sử dụng dịch vụ Internet Phone trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tăng vọt đã cho thấy công nghệ điện thoại VoIP sẽ thay thế dần công nghệ chuyển mạch kênh truyền thống và dịch vụ VoIP sẽ là dịch vụ cơ bản trong trong mạng thế hệ kế tiếp. Có thể nói vấn đề cơ bản trong việc triển khai dịch vụ VoIP vẫn là QoS, các tổ chức viễn thông thế giới vẫn đang tiếp tục nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu của người sử dụng, và nếu giải quyết tốt vấn đề này trong tương lai có thể các mạng PSTN truyền thống có thể được thay thế hoàn toàn bằng các mạng VoIP.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ETSI ETR 250, Transmission and Multiplexing; Speech
Communication quality from mouth to ear for 3.1kHz handset telephony across network, 1996.
[2] ITU-T Recommendation, G.107- The E-Model, a computational model
for use in transmission planning, 12/1998, 5/2000.
[3] IEEE Communication Magazine (1/1997).
[4] Tạp chí bưu chính viễn thông, Chất lượng cuộc gọi trên mạng VoIP,
Liên kết mạng IP và mạng PSTN, 8/2001, 9/2001.
[5] Ts. Lê Ngọc Giao, Điện thoại IP, 10/2002.
[6] ITU-T, "Recommendation H.323: Packet-based multimedia communications system".
[7] Prentice Hall, "Voice over IP", 2002.
[8] TS. Lê Ngọc Giao, "Cơ sở thoại Internet", 2002
[9] Ks Đào Nguyên Trung, Ks Lê Quốc Hùng,"Chất lượng cuộc gọi trên mạng VoIP - Những vấn đề cần quan tâm", "Nâng cao chất lượng dịch vụ VoIP", Tạp chí bưu chính viễn thông, 8/2001.
[10] Ths Đàm Thuận Trinh, "Nâng cao chất lượng dịch vụ VoIP", Tạp chí bưu chính viễ thông, 8/2001.
[11] Ks Nguyễn Xuân Lượng, Ks Nguyễn Thức Kiên, "Điện thoại Internet - Internet Telephony", Tạp chí bưu chính viễn thông, 7/2003.
[12] Nguyễn Dũng, "Liên kết mạng IP và mạng PSTN", Tạp chí bưu chính viễn thông, 9/2001
LỜI CAM ĐOAN
Đồ án này đã được hoàn thành sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu các nguồn tài liệu sách báo chuyên ngành và thông tin trên mạng, tài liệu giảng viên hướng dẫn cung cấp. Em xin cam đoan đồ án này là công trình nghiên cứu của bản thân em, dưới sự giúp đỡ của giảng viên Th.s Vũ Thị Nhài. Những tài liệu trong đồ án là hoàn
toàn trung thực và đáng tin cậy. Đồ án là kết quả tổng hợp từ các tài liệu tham khảo đã liệt kê ở cuối đồ án. Các kết quả nghiên cứu do chính em thực hiện dưới sự chỉ bảo của giảng viên hướng dẫn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2013 Sinh viên Trần Thị Thanh Thủy