Bộ giao thức H.323

Một phần của tài liệu VoIP trên mạng NGN Đề cập đến cấu trúc,các giao thức, lợi ích, thách thức của VoIP cũng như việc triền khai VoIP tại nước ta hiện nay (Trang 30 - 31)

Hình 2.4: Các lớp của bộ giao thức H.323

Khuyến nghị H.323 đề ra những giao thức nằm trên tầng IP và các tầng vận tải (TCP hay UDP), những giao thức này được sử dụng một cách kết hợp đảm bảo cho việc thiết lập cuộc thoại và truyền dòng tiếng nói tuân thủ tính thời gian thực qua mạng chuyển mạch gói.

Ta có thể phân chia bộ giao thức H.323 thành hai nhóm:

- Nhóm thứ nhất có vai trò thực hiện trao đổi tín hiệu báo hiệu (Signaling) giữa các thành phần của mạng H.323, đảm bảo cho một endpoint có thể thiết lập được cuộc đàm thoại với một endpoint khác. Bao gồm:

+ RAS (Registation/Admission/Status): Giao thức trao đổi giữa endpoint với gatekeeper.

+ Q.931: Giao thức cho phép thiết lập và kết thúc cuộc gọi.

+ H.245: Giao thức cho phép thống nhất phương thức truyền thông giữa các endpoint và thiết lập kênh logic để tín hiệu tiếng nói truyền qua kênh này.

Như vậy nhóm này có thể coi như tập giao thức giúp các bên tham gia bắt tay được với nhau trước khi tiếng nói thực sự được trao đổi qua lại.

- Nhóm thứ hai chịu trách nhiệm đảm bảo truyền dòng tiếng nói thời gian thực qua mạng, cộng thêm một số thông tin trạng thái và điều khiển giúp cho việc nâng cao chất lượng cuộc thoại. Bao gồm:

+ RTP: Giao thức này đảm nhiệm việc truyền dòng tiếng nói thời gian thực tới bên nhận.

+ RTCP: Giao thức hỗ trợ cung cấp các thông tin trạng thái và điều khiển chất lượng cuộc thoại tới các bên tham gia.

RTP và RTCP thường được mở trên hai cổng UDP riêng, sát cạnh nhau. Việc thiết lập các cổng này là chức năng của giao thức H.245 (mở kênh logic).

Một phần của tài liệu VoIP trên mạng NGN Đề cập đến cấu trúc,các giao thức, lợi ích, thách thức của VoIP cũng như việc triền khai VoIP tại nước ta hiện nay (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w