Kiến trúc và các thành phần

Một phần của tài liệu VoIP trên mạng NGN Đề cập đến cấu trúc,các giao thức, lợi ích, thách thức của VoIP cũng như việc triền khai VoIP tại nước ta hiện nay (Trang 38 - 41)

Các thành phần

MGCP là một giao thức chủ/tớ (master/slave). Giống như các giao thức khác, MGCP sử dụng giao thức SDP để mô tả phương thức truyền thông và RTP/RCTP cho việc vận chuyển và giám sát truyền tin. MGCP định nghĩa các thực thể đầu cuối (Endpoint-E) và kết nối (Connection-C). E là các nguồn dữ liệu có thể là vật lý hoặc logic. Việc tạo nguồn vật lý đòi hỏi phải thiết lập phần cứng, chẳng hạn như giao tiếp qua một Gateway và kết thúc một kết nối tới mạng chuyển mạch kênh PSTN, còn nguồn logic tạo từ phần mềm như nguồn tiếng nói. Kết nối có thể là kết nối điểm – điểm hoặc đa điểm, có thể được thiết lập qua rất nhiều phần mang trên mạng, như gói tin thoại dùng RTP và UDP trên mạng TCP/IP, dùng AAL2 cho mạng ATM.

Các hoạt động của MGCP là các báo hiệu (Signal-S) gửi từ MGC tới MG và các kết quả (Event-E) do MG gửi tới MGC.

Các lệnh (MGCP Commands)

MGCP định nghĩa 9 lệnh trao đổi thông tin giữa Call Agent với các đầu cuối: -EndpointConfiguration: Call Agent cho Gateway biết tên luật mã hóa tín hiệu. Trong trường hợp mã hóa là luật μ hoặc luật A. Mã lệnh: EPCF.

-NotificationRequest: Yêu cầu Gateway gửi các thông báo về các sự kiện diễn ra ở một đầu cuối nào đó. Mã lệnh: RQNT.

-Notify: Gateway dùng lệnh này để báo cho Call Agent khi các yêu cầu xuất hiện. Mã lệnh: NTFY.

-CreateConnection: Tạo một kết nối giữa hai đầu cuối. Lệnh này chứa nhiều tham số ý nghĩa như: CallID, EndpointID, Local (Remote) Connection Description, Mode. Mã lệnh: CRCX.

-DeleteConnection: Đóng một kết nối. lệnh này có thể được gửi bởi Call Agent hoặc Gateway. Đáp ứng của lệnh này trả về các thông tin tổng hợp trong suốt quá trình kết nối. Mã lệnh: DLCX.

-AuditEndpoint: Call Agent tìm kiếm các thông tin về trạng thái tại một đầu cuối nào đó. Mã lệnh: AUEP.

-AuditConnection: Call Agent gửi yêu cầu trả về các thông số trong một kết nối đã được mở. Mã lệnh: AUCX.

-RestartIn – Progress: Xóa mọi dịch vụ tại đầu cuối, khởi tạo lại tiến trình kết nối. Mã lệnh: RSIP.

Các đáp ứng (Responses)

Các mã trả về là các số tự nhiên. Có bốn dải giá trị được định nghĩa.

Dải giá trị các đáp ứng Ý nghĩa

100  199 Chỉ thị đáp ứng tạm thời.

200  299 Chỉ thị một việc đã làm xong thành công. 400  499 Chỉ thị một lỗi nhất thời.

500  599 Chỉ thị một lỗi lâu dài.  Thiết lập cuộc gọi

Quá trình thiết lập giữa hai đầu cuối tại các Gateway cùng được quản lý bởi Call Agent diễn ra như sau:

-Call Agent gửi CreateConnection tới Gateway thứ nhất. Gateway sẽ định vị các tài nguyên cần thiết và gửi trả các thông tin cần thiết cho kết nối như địa chỉ IP, cổng UDP, các tham số cho quá trình đóng gói. Các thông tin này được chuyển tiếp qua Call Agent.

-Call Agent gửi CreateConnection tới Gateway thứ hai chứa các thông tin chuyển tiếp ở trên. Gateway định vị các tài nguyên cần thiết và trả về các thông tin mô tả phiên của nó.

-Call Agent gửi lệnh ModifyConnection tới Gateway thứ nhất cung cấp thông tin mô tả phiên của Gateway thứ hai. Quá trình kết nối thành công sau khi hoàn tất các bước trên.

Hình 2.7: Cuộc gọi MGCP

2.2.3.2. Đánh giá MGCP

Ưu điểm của MGCP:

- MGCP đặc biệt hữu ích đối với các ứng dụng triển khai lớn, các hệ thống phức tạp.

- Nó cho phép tích hợp tốt với mạng SS7, tạo sự thuận lợi cho quá trình điều khiển và xử lý các cuộc gọi.

Tuy nhiên, MGCP trở lên quá phức tạp đối với các ứng dụng nhỏ. Ngoài ra, nó chỉ tập trung vào việc chuyển đổi giữa các luồng phương thức. Giao thức này được hoàn thiện trong chuẩn H.248/Megaco tháng 11/2000 với sự hợp tác của hai tổ chức ITU và IETF.

Một phần của tài liệu VoIP trên mạng NGN Đề cập đến cấu trúc,các giao thức, lợi ích, thách thức của VoIP cũng như việc triền khai VoIP tại nước ta hiện nay (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w