Việt Nam
Ở nước ta, công nghệ nuôi cấy mô tế bào đã được đưa vào từ khá lâu, nhưng nó chỉ thực sự phát triển và ngày càng mở rộng kể từ năm 1975. Tuy vậy, việc áp dụng kỹ thuật này để nhân nhanh một số giống cây ăn quả có múi chưa được rộng rãi bởi việc áp dụng kỹ thuật này với cây thân gỗ khó khăn hơn, hơn nữa sử dụng
các phương pháp nhân giống truyền thống như chiết, ghép, giâm cành,… với nhóm cây này cho hệ số nhân giống khá cao.
Từ năm 1995, chương trình Công nghệ sinh học quốc gia đã đầu tư nghiên cứu sưu tập tập đoàn giống cây có múi ưu việt và tạo giống sạch bệnh bằng kỹ thuật vi ghép tại Viện Di truyền nông nghiệp. Kết quả đã thu thập được một số lượng lớn giống, dòng và bảo quản trong nhà lưới và bảo quản in vitro.
Năm 1998, TS. Đỗ Năng Vịnh và cộng sự (Viện Di truyền nông nghiệp) đã nghiên cứu và đưa ra quy trình nuôi cấy mô nhằm bảo quản và tạo nguồn gen cây ăn quả có múi sạch bệnh trong điều kiện in vitro.
Viện nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam cũng đã thành công khi nghiên cứu nhân giống gốc ghép loài Carrizo Citrange và Volkamer bằng kỹ thuật nuôi cấy mô để phục vụ cho mục đích sản xuất thử một số loại gốc ghép cho cây có múi phục vụ cho nhu cầu sản xuất cũng như làm tiền đề nghiên cứu nuôi cấy mô cho cây có múi, một kỹ thuật công nghệ sinh học không thể thiếu trong cải thiện giống cây ăn quả quan trọng này.
Ở nước ta, các công trình nghiên cứu về chọn tạo giống cây ăn quả có múi chưa nhiều. Một số công trình nghiên cứu chọn tạo giống cây có múi bằng công nghệ sinh học cũng đã được một số tác giả thực hiện ở nước ngoài nhưng khi về Việt Nam lại không có điều kiện tiếp tục. Những kết quả nghiên cứu gần đây nhất đã được công bố như: Năm 2002, Nguyễn Ngọc Ánh đã thành công trong việc nghiên cứu nhân giống in vitro cây bưởi nhằm mục đích phục vụ công tác bảo tồn và phát triển một số giống bưởi quý hiếm ở nước ta (báo cáo tốt nghiệp). Năm 2005, luận án tiến sỹ của Hà Thị Thúy có báo cáo về kết quả nghiên cứu phương pháp tạo dòng đa bội thể in vitro và in vivo của một số giống cây ăn quả có múi như bưởi Đỏ, cam Vân Du, quýt Chum… Kết quả đã thu được một số dòng bưởi Đỏ, cam Vân Du đa bội. Tiếp đó, năm 2008, Lã Thị Nguyệt cũng đã thành công trong luận văn thạc sỹ về nghiên cứu tạo dòng bưởi Diễn và cam Xã Đoài đa bội bằng xử lý Colchicine trong điều kiện in vitro… Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu tiến hành trên đối tượng là bưởi, cam, rất ít nghiên cứu tiến hành trên cây quýt.
Trong các giống quýt trồng phổ biến ở nước ta hiện nay thì Cam Vinh mà nhân ta vẫn thường quen gọi là cam và đựợc trồng hầu hết các địa phương trong nước. Đặc điểm của loại quýt này là vỏ mỏng và dai nên nhiều nơi gọi là cam giấy, quả tròn dẹt, vỏ màu đỏ da cam hoặc đỏ gấc rất hấp dẫn. Quả có 10-12 múi, thịt quả có màu vàng da cam đậm, con tép mịn, ăn ngọt và ít hạt. Tuy nhiên, nhược điểm chính của loại Cam này là hàm lượng axit citric thấp (0,3-0,5%) nên có vi ngọt mát, không thích hợp với khẩu vị người tiêu dùng ngoài nước. Vì vậy muốn phát triển mạnh giống này để xuất khẩu cẩn phải tuyển chọn các dạng hình có hàm lượng axit citric cao hơn (0,8 - 1%). Cam Vinh được chọn lọc và trồng từ xa xưa ở làng Canh Diễn, ngày nay đã phát triển khắp các huyện ngoại thành và cũng được trồng nhiều ở các huyện Văn Giang, Mỹ Văn (Hưng Yên). Cây sinh trưởng khỏe nhưng thấp, cành nhỏ và phân cành rất mạnh. Lá có màu xanh đậm hoặc xanh vàng, túi dầu tinh nhỏ và có mùi thơm nhẹ. Giống chín sớm có kích thước lá to hơn giống chín muộn, mép lá không có răng cưa, gợn sóng và dày, đuôi lá nhọn và dài, cuống ngắn, gần như không có eo lá. Cây ra quả rất sớm, có thể có quả ngay trong vườn ươm, trên những cây ghép. Cam Vinh có tính chống chịu với sâu bệnh tốt hơn các giống khác trồng ở đồng bằng sông Hồng. Hiệu quả kinh tế của việc trồng giống này vẫn cao hơn trồng bưởi rất nhiều.