Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại hoocmon bổ sung vào

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình nuôi cấy mô cây cam (Trang 49 - 54)

vào môi trường đến hệ ố nhân chồi

Với CT tối ưu 2 đem nuôi cấy trên 3 môi trường khác nhau: CT1 : Môi trường MT nền + 3mg/l BAP.

CT2 : Môi trường MT nền + 0,5mg/l BA.

CT3 : Môi trường MT nền + 500mg/l Mal ex tract + 0,1mg/l NAA + 10mg/l BA. Cả 3 môi trường trên có pH 5.7

- Lấy mẫu cấy gieo ngày 12/04/2010 (mẫu cấy là Cam Vinh) : Cây được 4 tuần 3 ngày tuổi. Mỗi công thức làm trên 3 bình, mỗi bình cấy 4 mẫu.

- Bảng đo nhiễm khuẩn của thí nghiệm đối với thí nghiệm:

CT CT1 CT2 CT3

Nhiễm(số bình) 0 0 0

Bảng 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại hoocmon bổ sung vào môi trường đến hệ ố nhân chồi

Tỷ lệ mẫu sống (%) Tỷ lệ mẫu phát sinh chồi (%) Chiều cao của chồi (cm) Chất lượng chồi Hệ số nhân chồi sau 8 tuần CT1 100 22/36 1.2 Chồi nhỏ ngắn,

yếu, nhiều chồi phát triển không hoàn chỉnh.

1.25

CT2 100 36/36 1.4 Chồi xanh mập, lá xanh, phát triển cân đối.

1.83

Biểu đồ 5. Ảnh hưởng của một số loại hoocmon bổ sung vào môi trường đến hệ số nhân chồi

+ Sau 8 tuần cấy ta quan sát số chồi sau cấy:

- Kết luận: CT3 không tạo chồi, CT1 và CT2 tạo chồi nhanh hơn, song CT2 tạo chồi khỏe, to, cao, lá to bản, có màu xanh, phát triển cân đối. Ở CT1 chồi nhỏ ngắn, yếu, nhiều chồi phát triển không cân đối. Do vậy CT2 là công thức tối ưu cho quá trình nhân chồi ở cây Cam.

Hình 8. Ảnh hưởng của MT nền + 0,5mg/l BA đến khả năng hình thành chồi

Tế bào thực vật có tính toàn năng, có khả năng phản phân hóa. Do đó từ một tế bào chuyên biệt, khi gặp điều kiện thuận lợi có khả năng tái tạo thành cây hoàn chỉnh. Những tế bào càng chuyên hóa thì khả năng phản phân hóa càng khó khăn. Qua nhiều bài báo cáo từ các tác giả khác nhau, chúng tôi đã thống nhất vật liệu dùng cho chuyển gen cho quýt Đường canh là đoạn epocotyl. Tuy nhiên để nuôi cấy mô thành công thì vai trò của các hormon thực vật vô cùng quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình sinh trưởng, phát triển và các hoạt động sinh lý của chúng.

Xytokinin có tác dụng kích thích mạnh mẽ sự phân chia tế bào, phân hóa chồi. Auxin có tác dụng sinh lý rất nhiều lên quá trình sinh trưởng của tế bào, hoạt động của tượng tầng. Tuy nhiên với bất kì hiện tượng sinh trưởng phát triển nào cũng đều được điều chỉnh bởi sự cân bằng của hai hay nhiều hooc môn quyết định. Trong nuôi cấy mô thực vật, tác dụng tương hỗ giữa cytokinin với auxin đóng một vai trò đặc biệt trong việc hình thành và phân hóa cơ quan của mô nuôi cấy. Tỷ lệ nồng độ auxin / cytokinin cao trong môi trường nuôi cấy thì cảm ứng sinh rễ, sinh củ mạnh. Ngược lại khi tỷ lệ này thấp thì cảm ứng sinh chồi tăng lên. Nhưng đối với nuôi cấy mô trên đối tượng cam quýt là cây thân gỗ, cây hai lá mầm và các đặc tính sinh lý khác nữa nên khó ra rễ từ chồi nuôi cấy mô. Tỷ lệ và thành phần hormon qua các nghiên cứu trên các đối tượng cam quýt khác nhau thì khác nhau.

Vì vậy chúng tôi đưa ra các công thức khác nhau về thành phần cũng như liều lương hooc môn để tìm ra một môi trường thích hợp cho nuôi cấy mô sau khi đã thực hiện những thao tác chuyển gen trên quýt Đường canh.

Bảng 6: Ảnh hưởng của BAP và IAA đến khả năng tái sinh chồi ở Cam Vinh

CT BAP (mg/l) IAA (mg/l) Tỷ lệ sống (%) Tỷ lệ mẫu ra chồi (%) Số chồi/

mẫu (chồi) Ghi chú Thời gian theo dõi 4 tuần 4 tuần 6 tuần 8 tuần 8 tuần

ĐC 0 0 100 8.3 11.1 11.1 1 - 1 1 0 83.3 11.1 16.6 19.5 1.5 + 2 2 0 86.11 8.33 16.6 19.5 1.5 + 3 3 0 83.3 22.2 30.6 30.6 1.6 + + + 4 1 0.2 80.6 11.1 22.2 27.7 1.3 + + 5 2 0.2 89 16.6 30.6 38.9 2.1 + + + 6 3 0.2 80.6 8.3 16.6 25.0 1.6 + +

Môi trường sử dụng : MS + 8 g/L agar + 30g/L sucrose, pH 5.7 Chú thích :

- : Chồi nhỏ, yếu, mẫu cấy chuyển màu vàng nhạt + : Chồi nhỏ, yếu, mẫu cấy xanh nhạt.

+ + : Chồi sinh trưởng chậm, nhỏ, mẫu cấy xanh

+ + + : Chồi xanh, sinh trưởng tốt, hình thái bình thường, mẫu cấy xanh. Kết quả bảng trên cho thấy :

Nếu môi trường có ổ sung hormon sinh trưởng thì đều cho tỷ lệ sống trên 80%, mẫu cấy xanh. Còn công thức đối chứng không bổ sung hormon sinh trưởng tỷ lệ mẫu sống khoảng 70%, chồi nhỏ yếu, mẫu cấy vàng nhạt.

BAP khác nhau cho tỷ lệ tái sinh chồi khác nhau. Khi không bổ sung hoặc với lượng nhỏ BA từ 1 – 2 mg/L thì tỷ lệ mẫu ra chồi thấp (11.1 - 19.5%). Với nồng độ BAP 3mg/L cho kết quả chồi tái sinh cao chiếm 30.6%, chồi xanh, sinh trưởng tốt, hình thái bình thường. Như vậy BAP có tác dụng kích thích phân hóa chồi ở nồng thích hợp nhất là 3mg/L. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi kết hợp BAP các nồng độ khác nhau với nồng độ nhỏ 0.2 mg/L IAA, kết quả cho thấy sự tái sinh chồi khác nhau. Nồng độ BAP thấp (1mg/L) hoặc cao (3mg/L) đều cho khả năng tái sinh chồi kém (27.7 và 25.0 %) còn kết hợp với 2 mg/L BAP cho hiệu quả tái sinh chồi cao hơn rất nhiều 38.9%.

Kết hợp hai nồng độ BAP 2mg/L và IAA 0.2 mg/L không những cho tỷ lệ mẫu tái sinh chồi cao mà số chồi trung bình trên mẫu (2.1 chồi) lớn hơn các nồng độ nghiên cứu khác, cho chồi xanh, sinh trưởng bình thường. Mẫu trong công thức đối chứng không bổ sung hormon và các công thức 1 mg/L BAP; 2 mg/L BAP; 3 mg/L BAP + 0.2 mg/L IAA không những đều cho tỷ lệ chồi thấp hơn mà số chồi trung bình trên mẫu thấp (1 – 1.5 chồi), chồi nhỏ và yếu.

Như vậy kết hợp 2mg/L BAP và 0.2 mg/L IAA trên nền môi trường MS cho hiệu quả tái sinh chồi cao. Khi kết hợp BAP nồng độ cao hơn hoặc thấp hơn với 0.2 mg/L IAA thì ức chế sự hình thành và phát triển của chồi. Vì vậy trong môi trường tái sinh chọn lọc cây chuyển gen trên nền môi trường MS bổ sung 2mg/L BAP và 0.2 mg/L IAA là tốt nhất.

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình nuôi cấy mô cây cam (Trang 49 - 54)