Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình nuôi cấy mô cây cam (Trang 33 - 35)

- Thí nghiệm được thiết kế ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi thí nghiệm được nhắc lại 3 lần….

- Các thí nghiệm được tiến hành đồng thời trên Cam Vinh. - Các thí nghiệm được tiến hành theo các bước sau:

+ Thí nghiệm 1:

Nghiên cứu ảnh hưởng của CT khử trùng lên hạt giống:

Khử trùng mẫu giống hạt Cam Vinh thí nghiệm trên 4 loại môi trường: CT1 : Cồn 70o trong 15 – 20 phút.

CT2: Khử trùng bằng HgCl2 0.01%, lắc trong 10 phút

CT3 : Ca(OCl)2 nồng độ 0.70% + 0.1% Tween 20, lắc trong 15 – 20 phút. CT4 : Viên khử trùng y tế Johson nồng độ 10%, lắc trong 15 – 20 phút. Sau thí nghiệm 1 tìm ra được CT khử trùng tối ưu (CT tối ưu 1).

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn vật liệu nuôi cấy tới khả năng tạo chồi:

Từ vật liệu khởi đầu, gieo trong môi trường 4,5gMS+ 30g/L saccarose+ 8g Agar+ 500mg Malt ex tract+ 0,1g NAA + 10mg BA ( pha trong 1 lit môi trường ), pH 5.7. Các mô thí nghiệm trên cây in vitro là đoạn thân, lá, rễ.

VL1 : Epicotyl (trụ trên lá mầm) VL2 : Hypocotyl (trụ dưới lá mầm) VL3 : Lá thật thứ nhất

VL4 : Rễ

Sau thí nghiệm 2 tìm được vật liệu tối ưu để sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo (CT tối ưu 2).

Thí nghiệm 3:

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại hoocmon bổ sung vào môi trường đến hệ số nhân chồi:

Với CT tối ưu 2 đem nuôi cấy trên 3 môi trường khác nhau: CT1 : Môi trường MT nền + 3mg/l BAP.

CT2 : Môi trường MT nền + 0,5mg/l BA.

CT3 : Môi trường MT nền + 500mg/l Mal ex tract + 0,1mg/l NAA + 10mg/l BA Sau thí nghiệm 3 tìm ra môi trường tối ưu để tái sinh cây.

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình nuôi cấy mô cây cam (Trang 33 - 35)