Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn vật liệu nuôi cấy tới khả năng

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình nuôi cấy mô cây cam (Trang 45 - 49)

năng tạo chồi

Từ vật liệu khởi đầu, gieo trong môi trường 4,5gMS + 30g/L saccarose + 8g Agar + 500mg Malt ex tract + 0,1g NAA + 10mg BA ( pha trong 1 lit môi trường ), pH 5.7. Các mô thí nghiệm trên cây in vitro là đoạn thân, lá, rễ.

VL1 : Epicotyl (trụ trên lá mầm) VL2 : Hypocotyl (trụ dưới lá mầm) VL3 : Lá thật thứ nhất

VL4 : Rễ

• Thí nghiệm lấy mẫu ngày 4/2/2010. Thí nghiệm làm ngày 14/4/2010. Thí nghiệm được bố trí trên 4 công thức : CT1: Epicotyl( trụ trên lá mầm); CT2: Hypocotyl( Trụ dưới lá mầm); CT3: Lá thật thứ nhất; CT4: Rễ.

• Cách lấy mẫu: Tại mỗi phần ta cắt 1 đoạn vát 2 đầu có chiều dài 0,8-1cm.

• Cách bố trí thí nghiệm: mỗi công thức ta làm trên 4 bình, mỗi bình cấy 4 mẫu.

• Cách làm thí nghiệm: trước khi đưa mẫu cấy vào buồng cấy ta phải khử trùng mẫu bằng cồn 700. Sau đó ta tiến hành cắt mẫu, và tiến hành cấy vào các bình.

Bảng 3: Đo nhiễm khuẩn của cây Cam sau 5 ngày cấy

CT CT1 CT2 CT3 CT4

Nhiễm(bình) 0 0 1 1

Quan sát: sau 2 tuần cấy mẫu 14/4/2010-28/4-2010 ta thấy các mẫu không nhiễm đã bắt đầu sùi ra ở 2 đầu cắt, quan sat thấy rõ nhất là ở CT1( đoạn epicotyl).

Sau 4 tuần cấy (06/05/2010): Các mẫu cấy phình to ra ở 2 đầu ,và thắt eo ở giữa (sùi callus). Hai đầu sùi lên có màu vàng xanh , màu xanh, trắng, còn đoạn thân có màu xanh đậm.

Sau 5 tuần thì các đầu sủi chuyển màu nâu.

Đến ngày 28/05/2010 : CT1 và CT2 cho chồi (chồi ngủ).

Ta có bảng theo dõi tỷ lệ nẩy chồi( Quan sát ngày 30/05/2010) như sau:

Bảng 4: Ảnh hưởng của nguồn vật liệu nuôi cấy tới khả năng tạo chồi ở Cam Vinh Tỷ lệ mẫu sống (%) Tỷ lệ tạo callus Tỷ lệ chồi/mẫu cấy

Hệ số nhân chồi sau 8 tuần CT1 100 9/12 0.64 1.72 CT2 100 0/12 0 0 CT3 100 7/12 0.56 1.58 CT4 100 4/12 0.42 1.32

Biểu đồ 4. Ảnh hưởng của nguồn vật liệu nuôi cấy tới hệ số nhân chồi sau 8 tuần

Sau thí nghiệm 2 tìm được vật liệu tối ưu để sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo (CT tối ưu 2).

Sau thí nghiệm 2 ta tìm được vật liệu tối ưu để nuôi cấy đó là:”Epicotyl-trụ trên lá mầm”. Vật liệu này khi nuôi cấy tạo chồi nhanh nhất, phát triển tốt nhất, khả năng kháng nhiễm cũng cao nhất so với các vật liệu nuôi cấy khác. Và đây cũng là vật liệu có: tỷ lệ nhiễm khuẩn thấp nhất, tỷ lệ nảy mầm cao nhất, tỷ lệ mẫu sống/chết cao nhất, tỷ lệ mẫu tái sinh chồi cao, thời gian tạo callus nhanh nhất, chất lượng callus cũng cao. Do vậy mà vật liệu 1(epicotyl) được chọn làm vật liệu tối ưu cho các thí nghiệm tiếp theo.

Khả năng tạo callus Khả năng tạo chồi

Hình 5. Ảnh hưởng của nguồn vật liệu epicotyl

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình nuôi cấy mô cây cam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w