Văn hóa tổ chức được hình thành và phát triển từ rất lâu và ở nhiều nước, ngày nay nó được đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau. Trước tiên ta cần phải hiểu được khái niệm về văn hóa?
Văn hóa là toàn bộ sáng tạo của con người tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội, được đúc kết thành giá trị và chuẩn mực xã hội, biểu hiện qua vốn di sản văn hóa và ứng xử
Theo quan niệm chung nhất, văn hóa tổ chức được quan niệm là hệ thống những giá trị, niềm tin, sự mong đợi của các thành viên trong tổ chức, tác động qua lại với các cơ cấu chính thứ và tạo nên những chuẩn mực hành động như những giả thiết không bị chất vấn về truyền thống và cách thức làm việc của tổ chức mà mọi người trong đó đều tuân theo khi làm việc và có ảnh hưởng quan trọng đến các hành vi của các thành viên.
Trên ý nghĩa tương đồng như thế, chúng ta có thể nói đến văn hóa tổ chức công sở như là một hệ thống giá trị hình thành trong quá trình hoạt động của công sở, tạo nên niềm tin, giá trị về thái độ của các nhan viên làm việc trong công sở, ảnh hưởng đến cách làm việc trong công sở và hiệu quả hoạt động của nó trong thực tế.
Văn hóa tổ chức công sở xuất phát tứ vai trò của chính công sở trong đời sống xã hội và trong hoạt động của bộ máy hành chính mà nó là một bộ phận cấu thành. Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng một nền nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, dân chủ. Nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lỹ cũng như toàn bộ thành viên của cơ quan phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan mình. Muốn như thế cán bộ phải tôn trọng kỷ luật cơ quan, phải đoàn kết và hợp tác trên những nguyên tắc chung, chống lại bệnh quan liêu, hách dịch, cơ hội.