- theo nghĩa cổ điển, công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước để tiến hành một công việc chuyên ngành của nhà nước.
- xét về nội dung công việc: hoạt động công sở nhằm thỏa mãn các lợi ích chung của cộng đồng, do vậy cần được sự bảo vệ và kiểm tra của nhà nước và chỉ nhà nước mới thỏa mãn nhu cầu này.
- xét về hình thức tổ chức: công sở là một tập hợp có cơ cấu tổ chức, có phương tiện vật chất và con người được nhà nước bảo trợ để thực hiện các nhiệm vụ của mình.
- xét về ý nghĩa tổ chức Nhà nước: công sở là trụ sở làm việc của cơ quan Nhà nước, do nhà nước đặt ra để giải quyết công vụ.
Từ phân tích trên, có thể đưa ra định nghĩa tổng quan về công sở như sau:
Công sở là các tổ chức mang tính chất công ích, được Nhà nước công nhận, chịu sự điều chỉnh của luật hành chính và các bộ luật khác.
Công sở là các tổ chức thực hiện cơ cấu điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi soạn thảo và xử lý các văn bản để thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin cho Bộ máy quản lý Nhà nước, là nơi phối hợp hoạt động thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước giao; là nơi tiếp nhận đề nghị, yêu cầu, khiếu nại của công dân. Do đó công sở là một bộ phận hợp thành tát yếu của thiết chế bộ máy quản lý nhà nước.
Để công sở hoạt động có hiệu quả, đạt được mục tiêu chung thì phải dựa vào các điều kiện, nguồn lực của công sở. Trong các nguồn lực đó, thì nguồn lực con người – cán bộ công chức, là quan trọng nhất, quyết định hiệu quả hoạt động của công sở và việc đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
Muốn đạt hiệu quả công sở tốt, cán bộ công chức là yếu tố trọng tâm. Nhưng cũng như điều kiện các nguồn lực khác, công chức cũng bị tác động bởi các yếu tố của môi trường của cơ
quan, công sở. Hướng tác động của môi trường tới hiệu quả hoạt động của công chức, viên chức được thể hiện theo sơ đồ sau: