Những tồn tại :
- Việc kiểm tra chưa đi vào khuôn khổ kế hoạch của công sở, chưa phù hợp với thực tiễn. - Còn nhiều quan điểm lệch lạc, không đúng về quá trình kiểm tra, bởi vì cứ nghĩ “ở đâu có kiểm tra là ở đó có vấn để”.
- Hoạt động kiểm tra còn mang tính nửa vời, chung chung, chưa dứt khoát.
- Mang nặng tính hình thức, chưa phát huy hết hiệu quả của công tác kiểm tra. Mang tính thụ động, chưa có tính tự giác cao trong quá trình kiểm tra công việc.
- Cán bộ kiểm tra còn thiếu năng lực kiểm tra. Làm công tác kiểm tra nhưng không có hiểu biết đầy đủ về khả năng kĩ thuật. Trên thực tế vẫn còn rất nhiều cán bộ kiểm tra, do công tác luân chuyển cán bộ đã được đặt vào vị trí kiểm tra công việc nhưng họ hoàn toàn không phù hợp, không đầy đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu công việc.
- Cán bộ công chức không nắm rõ công việc của mình. Mặc dù có nhiều thông tư hướng dẫn nhưng trên thực tế áp dụng vấn rất mơ hồ. Người thực hiện và người kiểm tra không “khớp nhau” gây khó khăn trong công tác kiểm tra.
Biện pháp khắc phục:
- Từng bước xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công việc( luật thanh tra, văn bản pháp luật khác).
- Thành lập các cơ quan có tính chất kiểm tra chuyên nghiệp. Với mỗi cơ sở cần một bộ phận chuyên trách kiểm tra công việc báo cáo cho thủ trưởng cơ quan.
- Thành lập các tiêu chuẩn kiểm tra phù hợp với tính chất đặc điểm vai trò của công sở đó. - Có cơ chế thích hợp đảm bảo chính xác, phù hợp với đặc trưng cơ sở .
- Kiên quyết triệt để thực hiện kiểm tra trực tiếp, hạn chế trung gian, gián tiếp có các chế tài thích hợp, kiên quyết xử lý vi phạm, nâng cao tinh thần tự giác trong quá trình kiểm tra.
- Tăng cường số lượng cán bộ chuyên trách kiểm tra. Đồng thời đào tạo cán bộ, nâng cao chất lượng cán bộ, trong đó chú trọng các yếu tố : Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có trình độ chuyên môn cao, thích ứng công tác kiểm tra.
Câu 18: Văn hóa công sở là gì? Những biểu hiện của văn hóa công sở? Những tồn tại cần khắc phục?
Trả lời :