Giai đoạn tạo trái

Một phần của tài liệu đánh giá 19 giống đậu nành rau nhật bản vụ hè thu 2013 (Trang 35 - 40)

L ời cảm tạ

3.1.3 Giai đoạn tạo trái

Đây là giai đoạn quan trọng, mang tính chất quyết định cho cả vụ vì trong thời gian này trái được tạo ra, hạt bắt đầu xuất hiện. Do đó việc làm cỏ, bón phân nuôi hạt, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại cần được lưu ý để đảm bảo điều kiện thuận lợi cho sự ra hoa, tạo hạt của đậu nành rau. Phần lớn các giống điều có xu hướng cho hoa ra sớm kết hợp với việc cung cấp cho cây đủ nước trong quá trình tạo trái sẽ giúp cho cây sinh trưởng tốt, tỷ lệ đậu trái cao và hạt cũng được no tròn hơn.

3.1.4 Giai đoạn trái chín

Thu hoạch cũng là một khâu quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất của cây trồng. Vào thời gian này, nếu gặp thời tiết không thuận lợi như nóng ẩm, mưa nhiều, sâu hại phát triển sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hạt giống, làm giảm năng suất và kéo dài thời gian thu hoạch.

3.1.5 Sâu bệnh hại

Vào gian đoạn tạo trái và vào hạt, sâu hại xuất hiện trên diện rộng gây hại đáng kể đến năng suất và chất lượng của đậu nành rau. Chủ yếu là các loại sâu ăn tạp

(Spodoptera litura) và sâu đục trái (Etiella zinckenella), chúng thường ăn chất diệp

lục tố trên là và đục vào thân trái trong giai đoạn trái đang được hình thành.

Hình 3.5 Cây đậu này rau ở giai đoạn tạo trái và vào hạt

Ngoài ra, cỏ dại cũng là một mối nguy hại đối với sự sinh trưởng và phát triển của đậu nành rau. Đây là tác nhân cạnh tranh trực tiếp với đậu nành rau về ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng. Cỏ dại mọc xen lẫn với đậu nành rau, lấy đi khoảng không gian tiếp nhận ánh sáng mặt trời làm quá trình quang hợp của đậu nành rau bị hạn chế nên làm cho cây kém phát triển. Không những vậy, cỏ dại còn lấy đi nước và chất dinh dưỡng trong đất, làm cho cây đậu nành thiếu đi một phần dưỡng chất trong quá trình sinh trưởng từ đó làm giảm năng suất của đậu nành rau. Đó còn là điều kiện lý tưởng để sâu hại, chuột làm nơi trú ngụ gây hại cho đậu nành rau. Cùng với sâu hại thì bệnh gây hại trên đậu nành rau cũng xuất hiện một cách phổ biến trên ruộng đậu thí nghiệm. Nhờ phát hiện sớm và phòng trị kịp thời nên mức độ gây hại cũng không đáng kể, có thể kể đến một số loại bệnh như bệnh héo cây

con (Rhizoctonia solani) và bệnh rỉ sắt (Phakopsora pachyrhizi).

Đậu nành rau với đặc tính thơm, ngon nên cũng là mục tiêu phá hại của các loại động vật hại, đặc biệt là chuột. Chúng thường gây hại manh nhất và lúc cây đang cho trái và lúc chuẩn bị thu hoạch. Mức độ gây hại của chúng là rất lớn làm giảm năng suất của nhiều giống, trong đó Natsunoyuube là giống bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.

Nhưng trong suốt quá trình làm thí nghiệm thăm đồng thường xuyên, các tác nhân này được phát hiện sớm, xử lý kịp thời và có hiệu quả nên mức độ gây hại giảm đi đáng kể, góp phần làm cho năng suất của đậu nành rau được ổn định.

3.1.6 Hiện tượng đỗ ngã

Đỗ ngã làm cho đậu nành rau sinh trưởng chậm, phát triển không bình thường. Theo

Mayer et al. (1991), đây cũng chính là nguyên nhân làm giảm năng suất của cây đậu. Có nhiều nguyên nhân khiến cho cây đậu dễ đỗ ngã, một trong số đó là do mật độ trồng không hợp lí, thời tiết không thuận lợi và kỹ thuật canh tác không đúng cách. Tuy nhiên trong thí nghiêm này, mật độ gieo trồng được bố trí hợp lí, cùng với việc làm cỏ, vun gốc sau mỗi thời kỳ bón phân nên hiện tượng cây đậu nành rau bị đỗ ngã ít xuất hiện.

Hình 3.7 Bệnh héo cây con do nấm

Rhizoctonia solani gây hại

3.2 ĐẶC TÍNH HÌNH THÁI

Về tính trạng màu hoa, trong tổng số 19 giống đậu nành rau thì có 13 giống có kiểu hình hoa màu trắng (chiếm tỉ lệ 68,42%) và 6 giống còn lại có kiểu hình hoa màu tím (chiếm tỉ lệ 31,58%) (Bảng 4.1).

Bảng 3.1 Màu hoa và màu hạt của 19 giống đậu nành rau vụ Hè Thu năm 2013

STT Giống Màu hoa Màu hạt

1 Wase edamame Màu trắng Màu xanh lục

2 Fusanari chamame Màu trắng Màu nâu đỏ

3 Fuuki Màu trắng Màu vàng

4 Yuagari musume Màu tím Màu vàng

5 Okuharawase Màu tím Màu vàng

6 Mikawashima Màu trắng Màu vàng

7 Natsunokoe Màu trắng Màu nâu đỏ

8 Otsunahime Màu tím Màu xanh lục

9 Natsunoshirabe Màu trắng Màu nâu

10 Hakuchou Màu trắng Màu xanh lục

11 Fusamidori Màu trắng Màu xanh lục

12 Beer friend Màu trắng Màu vàng

13 Enrei Màu tím Màu nâu đỏ

14 Natsunoyuube Màu trắng Màu đen

15 Kaitou kurozukin Màu trắng Màu vàng

16 Ajimasari Màu tím Màu nâu

17 Bansyaku chamame Màu tím Màu vàng

18 Ajigen Màu trắng Màu vàng

19 Tsurunoko Màu trắng Màu vàng

Trong thí nghiệm này, có 5 tính trạng màu hạt là màu vàng chiếm tỉ lệ 47,4%, màu xanh lục chiếm tỉ lệ 21,1%, màu nâu đỏ chiếm tỉ lệ 15,8%, màu nâu chiếm tỉ lệ

10,5% và giống màu đen xuất hiện ít nhất chiếm tỉ lệ 5,3 % (Bảng 3.1). Tính trạng màu xanh và hạt đốm không xuất hiện.

Hình 3.10 Màu hạt của đậu nành rau

Fuuki Natsunoyuube Natsunoshirabe Otsunahime

Fusamidori Tsurunoko Kaitou kuruzukin Ajigen

Beer friend Wase edamame Okuharawase Enrei

Hakuchou Fusanari chamame Yuagari musume Natsunokoe

3.3 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC 3.3.1 Ngày trổ hoa

Trổ hoa là quá trình chuyển tiếp từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh dục. Ngày trổ hoa là đặc tính quan trọng dùng để đánh dấu thời kì sinh sản của giống và nó phụ thuộc rất nhiều vào mùa vụ, thời tiết, giống và biện pháp canh tác. Đây là thời điểm mà sâu bệnh hại rất dễ tấn công, để đảm bảo năng suất nên lưu ý đến thời gian này.

Bảng 3.2 Ngày trổ hoa và thời gian sinh trưởng của 19 giống đậu nành rau vụ Hè Thu 2013

STT Giống Ngày trổ hoa (ngày) Thời gian sinh trưởng (ngày)

1 Wase edamame 24,0 84,0 2 Fusanari chamame 23,0 73,0 3 Fuuki 24,0 81,0 4 Yuagari musume 25,0 76,0 5 Okuharawase 25,0 82,0 6 Mikawashima 29,0 74,0 7 Natsunokoe 26,0 75,0 8 Otsunahime 21,0 77,0 9 Natsunoshirabe 26,0 79,0 10 Hakuchou 25,0 79,0 11 Fusamidori 24,0 83,0 12 Beer friend 25,0 82,0 13 Enrei 27,0 81,0 14 Natsunoyuube 21,0 72,0 15 Kaitou kurozukin 23,0 79,0 16 Ajimasari 23,0 78,0 17 Bansyaku chamame 28,0 79,0 18 Ajigen 24,0 82,0 19 Tsurunoko 23,0 83,0 Trung bình 24,5 78,9

Từ kết quả được trình bày ở Bảng 3.2 cho thấy ngày trổ hoa giữa các giống có sự chênh lệch. Trung bình các giống có ngày trổ hoa 24,5 NSKG, trong đó giống có thời gian trổ hoa sớm nhất 21,0 NSKG là giống Natsunoyuube, Otsunahime, giống trổ hoa muộn nhất là Mikawashima 29,0 NSKG và giống Bansyaku chamame 28,0 NSKG. Trong một thí nghiệm khác được trồng hai vụ vào tháng 4-7/2011 vào tháng 7-10/2011 của Huỳnh Thị Tố Chi (2011) cũng tại Trại thực nghiệm, trường Đại học Cần Thơ thì ngày trổ hoa trung bình của đậu nành rau là 23,3 NSKG sớm hơn một ngày so với thí nghiệm này. Tại Nhật Bản, Đài Loan,... Trung bình trổ hoa của đậu

tại Trại thực nghiệm trường Đại học Cần Thơ. Điều đó có nghĩa là điều kiện thời tiết, mùa vụ ở ĐBSCL ảnh hưởng không đáng kể đới với ngày trổ hoa của đậu nành rau, nhưng so với điều kiện trồng ở Nhật Bản thì đậu nành rau sẽ trổ hoa sớm hơn nếu trồng ở ĐBSCL.

Một phần của tài liệu đánh giá 19 giống đậu nành rau nhật bản vụ hè thu 2013 (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)