Tổng số hạt khô trên cây

Một phần của tài liệu đánh giá 19 giống đậu nành rau nhật bản vụ hè thu 2013 (Trang 43)

L ời cảm tạ

3.5.2Tổng số hạt khô trên cây

Một chỉ tiêu quan trọng nhằm góp phần đánh giá thành phần năng suất là số lượng hạt khô trên cây. Số lượng hạt khô trên cây nhiều, kích thước hạt to sẽ làm tăng thành phần năng suất của đậu nành rau. Trong thí nghiệm này, tổng sồ hạt khô/cây dao động từ 14,30-85,00 hạt, trung bình là 51,30 hạt. Giống có tổng số hạt khô/cây lớn nhất là giống Okuharawase với 85,00 hạt và giống Enrei đạt 70,80 hạt. Giống có tổng số hạt khô/cây thấp nhất là các giống Natsunoyuube, giống Fusanari chamame và giống Fuuki với số hạt lần lượt là 14,30 hạt, 28,70 hạt và 31,00 hạt (Bảng 3.4). Một thí nghiệm khác cũng khảo sát về tổng số hạt khô trên cây (Huỳnh Thị Tố Chi, 2012), có tổng số hạt khô trên cây trung bình là 47,50 hạt/cây thấp hơn so với thí nghiệm này là 3,53 hạt/cây.

Bảng 3.4 Kích thước hạt của 19 giống đậu nành rau vụ Hè Thu năm 2013

STT Giống Số trái khô/cây (trái) Tổng số hạt khô/cây (hạt) Kích thước hạt khô Chiều dài (mm) Chiều rộng (mm) Bề dày (mm) 1 Wase edamame 37,70 52,10 9,22 8,31 7,11 2 Fusanari chamame 19,20 28,70 10,25 8,86 6,40 3 Fuuki 25,70 31,00 8,97 8,63 7,42 4 Yuagari musume 26,20 46,60 8,92 8,50 6,81 5 Okuharawase 49,00 85,00 9,13 8,57 7,31 6 Mikawashima 36,00 67,70 8,84 8,39 7,09 7 Natsunokoe 24,80 47,50 8,20 7,53 6,21 8 Otsunahime 31,70 59,50 9,16 8,61 7,48 9 Natsunoshirabe 38,90 68,80 8,53 8,14 7,35 10 Hakuchou 35,00 60,40 8,67 8,11 6,60 11 Fusamidori 27,40 47,20 8,91 8,48 7,16 12 Beer friend 37,10 51,50 9,42 9,25 8,40 13 Enrei 37,10 70,80 9,50 8,03 7,06 14 Natsunoyuube 9,40 14,30 8,74 8,02 6,19 15 Kaitou kurozukin 35,10 57,60 9,15 8,23 6,81 16 Ajimasari 21,10 34,70 9,09 8,46 6,92 17 Bansyaku chamame 35,70 57,60 10,04 9,40 6,58 18 Ajigen 33,60 37,20 9,37 8,82 7,81 19 Tsurunoko 31,80 51,40 10,09 9,35 7,93 Trung bình 31,18 51,03 9,17 8,51 7,08 3.5.3 Kích thước hạt khô

Kết quả từ Bảng 3.4, các giống có kích thước chiều dài hạt khô trung bình là 9,17 mm, chiều rộng hạt khô trung bình là 8,51 mm, bề dày hạt khô trung bình là 7,08

mm. Giống có chiều dài hạt khô lớn nhất là giống Fusanari chamame (10,25 mm) và giống Tsurunoko (10,09 mm), chiều dài hạt nhỏ nhất là giống Natsunokoe (8,20 mm) và giống Natsunoshirabe (8,53 mm). Giống có chiều rộng lớn nhất là giống Bansyaku chamame (9,40 mm) và giống Tsurunoko (9,35 mm) giống có chiều rộng nhỏ nhất là giống Natsunokoe (7,53 mm), giống Natsunoyuube (8,02 mm) và giống Enrei (8,03 mm). Giống cho bề dày hạt lớn nhất là giống Beer friend (8,40 mm) và giống Tsurunoko (7,93 mm), giống có bề dày hạt nhỏ nhất là giống Natsunoyuube (6,19 mm) và giống Natsunokoe (6,21 mm). Từ đó thấy rằng, giống có kích thước hạt lớn nhất là giống Tsurunoko và giống có kích thước hạt nhỏ nhất là giống Natsunokoe.

Kết quả thí nghiệm của Trần Thanh Xuyên (2009) được khảo sát qua hai vụ từ tháng 07-10/2008 đến 01-04/2009 có chiều dài, chiều rộng và bề dày hạt trung bình lần lượt là 9,18 mm, 8,55 mm và 7,07 mm. Cũng tại Trại thực nghiệm, trường Đại học Cần Thơ, một thí nghiệm khác được trồng hai vụ vào tháng 4-7/2011 vào tháng 7-10/2011 của Huỳnh Thị Tố Chi (2011) thì chiều dài hạt khô trung bình là 9,66 mm, chiều rộng hạt khô trung bình là 8,31 mm và bề dày hạt khô trung bình là 7,09 mm so với thí nghiệm này thì không có sự chênh lệch nhiều, điều này cho thấy đặc tính kích thước hạt khô được di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau bất chấp ở các mùa vụ khác nhau.

3.5.4 Số hạt trên trái

Số hạt trên trái quyết định trực tiếp đến thành phần năng suất của một giống, đây là một tiêu chỉ được rất nhiều người dân lưu ý khi chọn giống để sản xuất. Giống cho năng suất cao là những giống có số hạt/trái cao từ 3-4 hạt, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố di truyền, chế độ chăm sóc, thời tiết, đất đai và sâu bệnh hại. Chính vì thế, để làm gia tăng tỉ lệ trái 3 hạt, 4 hạt đồng thời giảm tỉ lệ trái lép, 1 hạt và 2 hạt nhận được rất nhiều sự quan tâm của người trồng đậu nành rau và các nhà khoa học.

3.5.4.1 Phần trăm trái lép

Trong thí nghiệm này, tỉ lệ trái lép là tương đối cao, biến động từ 2,04-33,93% và phần trăm trái lép trung bình là 11,50%. Giống có phần trăm trái lép cao nhất là giống Ajigen (33,93%) và giống Fuuki (28,79%). Giống có tỉ lệ trái lép thấp nhất là giống Natsunokoe (2,04%) và giống Natsunoshirabe (3,34%) (Bảng 3.5).

3.5.4.2 Phần trăm trái 1 hạt

Phần trăm trái 1 hạt của các giống tương đối cao và không có sự chênh lệch nhiều giữa các giống. Giống có phần trăm tỉ lệ trái 1 hạt cao nhất là giống Fusanari chamame (43,23%) và giống Natsunoyuube (36,17%). Các giống Hakuchou, giống Tsurunoko và giống Enrei là những giống có phần trăm tỉ lệ trái 1 hạt thấp nhất lần lượt là 19,89%, 20,12% và 20,72%. Phần trăm tỉ lệ trái 1 hạt trung bình của các giống là 27,85% (Bảng 3.5).

3.5.4.3 Phần trăm trái 2 hạt

Từ kết quả ở Bảng 3.5, cho thấy phần trăm tỉ lệ trái 2 hạt của các giống là rất cao, trung bình là 47,00%. Giống có tỉ lệ phần trăm trái 2 hạt cao nhất là giống Bansyaku chamame (60,58%) và giống Enrei (57,29%). Giống có phần trăm tỉ lệ trái 2 hạt thấp nhất là giống Beer friend (26,81%) và giống Ajigen (35,12%). Các giống còn lại có phần trăm tỉ lệ trái 2 hạt dao động từ 38,13-56,41%.

3.5.4.4 Phần trăm trái 3 hạt

Phần trăm tỉ lệ trái 3 hạt có sự chênh lệch khá lớn giữa các giống và dao động từ 3,19-23,97%. Tỉ lệ này tương đối thấp vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất đậu nành rau. Giống có phần trăm tỉ lệ trái 3 hạt cao nhất là giống Otsunahime (23,97%) và giống Natsunokoe (21,43%). Giống có phần trăm tỉ lệ trái 3 hạt trung bình thấp nhất là giống Natsunoyuube (3,19%), giống Ajigen (4,76%) và giống Bansyaku chamame (4,80%). Trung bình phần trăm trái 3 hạt của các giống là 13,51% (Bảng 3.5)

Bảng 3.5 Số hạt trong trái của 19 giống đậu nành rau vụ Hè Thu năm 2013

STT Giống Phần trăm trái Lép (%) 1 hạt (%) 2 hạt (%) 3 hạt (%) 4 hạt (%) 1 Wase edamame 21,63 28,24 43,51 6,62 0,00 2 Fusanari chamame 6,25 43,23 45,31 5,21 0,00 3 Fuuki 28,79 26,85 38,13 5,84 0,39 4 Yuagari musume 6,87 24,81 46,95 20,99 0,38 5 Okuharawase 4,07 30,96 52,34 12,63 0,00 6 Mikawashima 3,98 24,17 52,22 19,72 0,00 7 Natsunokoe 2,04 24,49 52,04 21,43 0,00 8 Otsunahime 5,68 29,34 40,06 23,97 0,95 9 Natsunoshirabe 3,34 30,59 51,93 14,14 0,00 10 Hakuchou 13,35 19,89 48,58 18,18 0,00 11 Fusamidori 13,14 21,17 45,62 20,07 0,00 12 Beer friend 23,06 32,71 26,81 17,43 0,00 13 Enrei 5,88 20,72 57,29 16,11 0,00 14 Natsunoyuube 7,45 36,17 53,19 3,19 0,00 15 Kaitou kurozukin 8,83 26,50 56,41 8,26 0,00 16 Ajimasari 8,06 32,23 43,60 15,17 0,95 17 Bansyaku chamame 3,85 30,77 60,58 4,80 0,00 18 Ajigen 33,93 26,19 35,12 4,76 0,00 19 Tsurunoko 18,24 20,12 43,40 18,24 0,00 Trung bình 11,50 27,85 47,00 13,51 0,14

3.5.4.5 Phần trăm trái 4 hạt

Nhìn chung, phần trăm tỉ lệ trái 4 hạt của các giống trong thí nghiệm này là rất thấp. Có rất nhiều giống không có trái có 4 hạt như Wase edamame, Fusanari chamame, Okuharawase, Mikawashima, Natsunokoe, Natsunoshirabe, Hakuchou, Fusamidori, Beer friend, Enrei, Natsunoyuube, Kaitou kurozukin, Bansyaku chamame, Ajigen, Tsunoruku. Giống có phần trăm tỉ lệ trái 4 hạt cao nhất là giống Otsunahime và giống Ajimasari có cùng 0,95%. Giống có phần trăm tỉ lệ trái 4 hạt còn lại lần lượt là giống Fuuki (0,39%) và giống Yuagari musume (0,38%). Trung bình phân trăm tỉ lệ trái 4 hạt của các giống là 0,14% (Bảng 3.5).

Ở một thí nghiệm khác cũng khảo sát về số hạt trên trái (Huỳnh Thị Tố Chi, 2012), có trung bình phần trăm tỉ lệ trái 1 hạt 3 hạt và 4 hạt lần lượt là 30,81%, 25,71% và 0,79% cao hơn thí nghiệm này lần lượt là 2,96%, 12,20% và 0,65%, riêng trung bình phần trăm tỉ lệ trái 2 hạt là 46,55% thấp hơn thí nghiệm này 0,45%. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về tỉ lệ này là do trong quá trình thụ phấn, gặp thời tiết bất lợi nóng ẩm, gió, mưa nhiều liên tục làm hạt phấn bị rửa trôi không thể thụ tinh được. Bên cạnh đó, trong giai đoạn sau thụ tinh và tạo hạt, cậy đậu nành rau không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để nuôi hạt dẫn đến làm tăng tỉ lệ trái lép, 1 hạt và 2 hạt, đồng thời tỉ lệ trái 3 hạt và 4 hạt cũng giảm theo.

3.5.5 Trọng lượng hạt khô trên cây

Trọng lượng hạt khô/cây là một thành phần quan trọng quyết định nến năng suất của giống. Đây cũng là một trong những tiêu chí dùng để lựa chọn giống cho mục đích thí nghiệm và sản xuất. Từ kết quả ở Bảng 3.6, trọng lượng hạt khô/cây trung bình của các giống là 13,23 g và dao động trong khoảng 3,33-22,02 g. Giống có trọng lượng hạt khô trung bình trên cây cao nhất là giống Okuharawase với 22,02 g. Giống có trọng lượng hạt khô/cây thấp nhất là giống Natsunoyuube (3,33 g) và giống Fusanari chamame (6,50 g) (Bảng 3.6).

Một thí nghiệm khác cũng khảo sát về trọng lượng hạt khô trên cây cho thấy trọng lượng trung bình là 13,58 g (Huỳnh Thị Tố Chi, 2012) cao hơn thí nghiệm này khoảng 0,35 g. Còn theo thí nghiệm của Đinh Quang Tuấn (2013) được thực hiện vào vụ Hè Thu 2012, có trọng lượng hạt khô trên cây là 7,06 g thấp hơn thí nghiệm này khoảng 6,17 g. Điều này cho thấy, trọng lượng hạt khô trên cây có thể thay đổi tùy thuộc vào mùa vụ, thời tiết, chế độ dinh dưỡng. Mặc khác, vì đây là loại cây trồng còn khá mới đưa vào Việt Nam nên chưa hoàn toàn thích nghi với điều kiện canh tác, thời vụ của nơi đây.

3.5.6 Trọng lượng 100 hạt khô

Cũng như các chỉ tiêu khác, trọng lượng 100 hạt khô cũng là một thành phần quan trọng tác động trực tiếp đến năng suất của giống. Bên cạnh đặc tính di truyền thì nó còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi kỹ thuật canh tác và điều kiện khi hậu, thời tiết trong suốt quá trình sản xuất giống. Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, giống có trọng lượng 100 hạt khô cao nhất là các giống Fuuki, Tsurunoko và Beer friend với trọng lượng lần lượt là 32,85 g/100 hạt, 29,55 g/100 hạt và 29,39g/100 hạt. Giống

có trọng lượng 100 hạt khô thấp nhất là các giống Natsunoyuube (21,83 g/100 hạt) và giống Natsunoshirabe (22,68 g/100 hạt), các giống còn lại dao động từ 23,14- 29,34 g/100 hạt. Trọng lượng 100 hạt khô trung bình của 19 giống đậu nành rau này là 26,85 g/100 hạt (Bảng 3.6).

So với thí nghiệm khác cũng khảo sát về trọng lượng 100 hạt khô cho thấy trọng lượng trung bình là 31,45 g/100 hạt (Trần Thanh Xuyên, 2009) cao hơn thí nghiệm này khoảng 4,6 g/100 hạt. Còn đối chiếu với một thí nghiệm khác cũng khảo sát về trọng lượng 100 hạt khô có trọng lượng trung bình là 30,24 g/100 hạt (Huỳnh Thị Tố Chi, 2011) cao hơn thí nghiệm này là 3,39 g/100 hạt.Còn theo thí nghiệm của Yan and Shanmurasundaram khảo sát qua 2 năm: Năm 1996 trọng lượng 100 hạt khô là 32,80 g/100 hạt cao hơn thí nghiệm này 5,95 g/100 hạt và năm 1997 trọng lượng 100 hạt khô là 32,60 g/100 hạt cao hơn thí nghiệm này 5,70 g/100 hạt. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do ảnh hưởng của mưa bão làm hạt bị hư, thêm vào đó là do trái bị thất thoát, hư hại bởi sâu, bệnh và động vậy hại (chuột). Ngoài những nguyên nhân trên, sự chênh lệch đó còn do đậu nành rau mới được đưa vào trồng ở Việt Nam nên chưa thích nghi với điều kiện canh tác nơi đây.

Bảng 3.6 Thành phần năng suất của 19 giống đậu nành rau vụ Hè Thu 2013 STT Giống Trọng lượng hạt khô/cây (g) Trọng lượng 100 hạt khô (g) 1 Wase edamame 14,60 29,80 2 Fusanari chamame 6,50 23,14 3 Fuuki 8,93 32,85 4 Yuagari musume 11,87 27,19 5 Okuharawase 22,02 26,65 6 Mikawashima 17,93 26,00 7 Natsunokoe 10,92 24,48 8 Otsunahime 12,82 26,21 9 Natsunoshirabe 18,36 22,69 10 Hakuchou 14,77 26,79 11 Fusamidori 13,04 29,34 12 Beer friend 15,16 29,39 13 Enrei 17,66 25,37 14 Natsunoyuube 3,33 21,83 15 Kaitou kurozukin 15,62 28,27 16 Ajimasari 9,26 25,79 17 Bansyaku chamame 15,13 27,41 18 Ajigen 9,23 27,43 19 Tsurunoko 14,26 29,55 Trung bình 13,23 26,85

3.6 NHẬN DIỆN TÍNH THƠM BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ 3.6.1 Kết quả ly trích DNA

Sau khi ly trích, DNA từ mẫu lá của 19 giống đậu nành được tiến hành kiểm tra trên gel agarose 1%. Quá trình ly trích DNA chỉ là bước đầu của thí nghiệm với mục đích làm cho DNA của tế bào phải được tinh sạch, không bị lẫn tạp với RNA và Protein. Phương pháp ly trích được thực hiện đơn giản và tương đối nhanh nên không mất quá nhiều thời gian. Khi ly trích cần thực hiện trong điều kiện lạnh nhằm hạn chế sự biến tính của DNA. Qua phổ điện di kiểm tra DNA, kết quả cho thấy tất cả các mẫu đều cho băng rỏ, đều, DNA ít bị đứt gãy và ít bị nhiễm tạp chất như RNA, Protein, phenol,chloroform,... Các mẫu DNA đã được kiểm tra, sau đó pha loãng 5 lần và tiến hành điện di trên gel agrarose (hình 3.11) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Giếng 1: Fusamidori; giếng 2: Tsurunoko; giếng 3: Kaitou kurozukin; giếng 4: Bansyaku chamame; giếng 5: Ajigen; giếng 6: Fuuki; giếng 7: Natsunoyuube; giếng 8: Natsunoshirabe; giếng 9: Otsunahime; giếng 10: Beer friend; giếng 11: Wase edamame; giếng 12: Ajimasari; giếng 13: Okuharawase; giếng 14: Enrei; giếng 15: Hakuchou; giếng 16: Mikawashima; giếng 17: Natsunokoe; giếng 18: Fusanari chamame; giếng 19: Yuagari musume).

3.6.2 Nhận diện kiểu gen thơm ở 19 giống đậu nành rau

Sử dụng phương pháp phân tích SNPs để thiết kế chỉ thị phân tử KAORI cho tính trạng thơm ở đậu nành. Cặp primer KAORI-Normal-U/KAORI/L dùng để nhận diện kiểu gen thơm và cặp primer KAORI-Chamame-U/KAORI-L dùng để nhận diện kiểu gen thơm. Gen này được mã hóa cho enzyme AMADH trong điều hòa sự tổng hợp 2-acetyl-1-pyroline (2AP) ở đậu nành. Đó là dạng đột biến mất đoạn 2 bp (TT) ở exon 10 của gen GmAMADH2 trong giống đậu nành thơm.

Vì kiểu gen thơm và kiểu gen không thơm chỉ khác biệt nhau ở 2 bp nên ta thực hiện riêng hỗn hợp PCR cho hai cặp primer cùng một mẫu giống để phân biệt. Nếu mẫu giống có chứa gen thơm thì chỉ cho sản phẩm PCR ở phần gel đã được PCR bằng cặp primer thơm và ngược lại, mẫu giống không chứa gen thơm sẽ cho sản phẩm PCR trên phần gel đã được PCR với cặp primer không thơm. Vơi mong muốn kiểu gen thơm là lặn đồng hợp tử và tính trạng thơm ở đậu nành thơm được điều khiển bởi gen đơn đồng trội nên những giống không thơm dị hợp tử sẽ xuất hiện ở cả hai sản phẩm của hai phần gel sau khi điện di.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

Hình 3.12 Phổđiện di nhận diện tính thơm ởđậu nành rau

(M: lader 1 Kb plus Invitrogen; Giếng 1: Okuhara wase - giống đậu

nành không thơm; giếng 2: Fusanari Chamame – giống nành thơm)

Kết quả cho thấy các giếng chứa DNA những giống ở giếng số 1, 6, 9, 11, 14, 19, 20 và 21 là những giống đậu nành rau thơm, băng DNA xuất hiện ở gel thực hiện phản ứng PCR với cặp primer KAORI-Chamame-U/KAORI/L. Các giếng chứa DNA ở những giống số 2, 3, 4, 5, 7, 8, 10, 12, 13, 15, 16, 17 và 18 là những giống đậu nành rau không thơm, băng DNA xuất hiện ở gel thực hiện phản ứng PCR với cặp primer KAORI-Normal-U/KAORI/L.

M: Ladder 1 Kb plus Invitrogen; giếng 1: Đối chứng 1 (Fukunari): giếng 2: Đối chứng 2 (MTĐ 775-2); giếng 3: Fusamadori; giếng 4: Tsurunoko; giếng 5: Kaitou kurozukin; giếng 6: Bansyaku chamame; giếng 7: Ajigen; giếng 8: Fuuki; giếng 9: Natsunoyuube; giếng 10: Natsunoshirabe; giếng 11: Otsunahime; giếng 12: Beer friend; giếng 13: Wase edamame; giếng 14: Ajimasari; giếng 15: Okuharawase; giếng 16: Enrei; giếng 17: Hakuchou; giếng 18: Mikawashima; giếng 19: Natsunokoe; giếng 20: Fusanari chamame; giếng 21: Yuagari musume). Hình 3.13 Phổđiện di sản phẩm PCR của 19 giống đậu nành rau M 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Thơm Không thơm Thơm Không thơm 199 bp 201 bp

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1 KẾT LUẬN

Kết quả đánh giá đặc tính nông học và khảo sát tính thơm bằng chỉ thị phân tử của 19 giống đậu nành rau Nhật Bản, cho thấy:

- Giống có thời gian sinh trưởng ngắn thuận lợi cho việc lai tạo và sản xuất là:

Một phần của tài liệu đánh giá 19 giống đậu nành rau nhật bản vụ hè thu 2013 (Trang 43)