Thiết bị và dụng cụ

Một phần của tài liệu đánh giá 19 giống đậu nành rau nhật bản vụ hè thu 2013 (Trang 26 - 28)

L ời cảm tạ

2.1.4.1Thiết bị và dụng cụ

- Máy ly tâm Mikro 22R Hettich (Đức).

- Tử lạnh SR-S22TN(S) của SANYO, Nhật Bản. - Lò vi sóng EM-G47558 của SANYO.

- Cân điện tử Adventure của OHAUS (Mỹ).

- Máy đọc gel bằng tia UV của BioBlock Scientific (Pháp).

- Máy PCR GeneAmp PCR system 2700 (Amplied Biosystems-Singapore). - Bộ điện di OWL A2 của thermo Sicientific (Malaysia).

- Một số dụng cụ: Bình tam giác, chai thủy tinh, tube 1,5 ml, tube 200 ml, típ 1 ml, típ 200 ml, bao tay, kéo, cối, chày nghiền mẫu,…

2.1.4.2 Hóa chất

- Hóa chất ly trích DNA: CTAB buffer, β-mercaptoethanol, chloroform, isopropanol, TE, ethanol 100% và 70%,…

- Hóa chất cho PCR và điện di: Taq polymerase, dNTPs, PCR buffer, agarose tinh khiết, ethidium bromide,…

2.2 PHƯƠNG PHÁP 2.2.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên và không lặp lại (do lượng hạt giống có giới hạn), bao gồm 19 nghiệm thức tương ứng với 19 giống đậu nành rau. Mỗi giống được trồng từ 1-3 hàng tùy thuộc vào số lượng hạt của mỗi giống. Mật độ gieo là 40 x 20 cm.

2.2.2 Kỹ thuật canh tác

- Làm đất: Đất trồng được làm sạch cỏ, phần cỏ được làm phơi nắng cho khô từ 3 đến 4 ngày sau đó rải đều trên mặt ruộng rồi đốt. Khoảng 2 ngày sau khi làm đất cuốc cho đất tơi nhỏ ra, bón vôi và phơi đất một thời gian. Làm sạch cỏ một lần nữa và ban đất đều trước khi gieo hạt.

- Gieo hạt: Dùng dây căng để tỉa lỗ với khoảng cách hàng cách hàng là 40 cm và cây cách cây là 20 cm . Sử dụng cây khô vuốt nhọn một đầu để dọng lỗ, mỗi lỗ sâu từ 1-1,5 cm và gieo từ 2-3 hạt. Dùng tro ẩm rải một lớp lên hạt vừa mới tỉa nhằm giữ ẩm trong quá trình hạt nảy mầm. Sau đó, rải Basudin 10H để phòng trừ kiến, sên nhớt và một số côn trùng gây hại khác lúc cây còn nhỏ.

- Tưới nước: Mặc dù chịu hạn kém nhưng đậu nành cần đảm bảo đủ độ ẩm trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, vì vậy thường xuyên tưới nước cho ruộng đậu. Ở giai đoạn đậu mới gieo và giai đoạn cây con, nên dùng thùng tưới có vòi hoa sen để tránh tình trạng hạt và cây con bị nảy nên khỏi lỗ. Tưới 2 lần/ngày sau khi đậu được gieo 15 ngày đầu, sau đó tưới 1 lần/ngày cho đến khi lá chuyển sang vàng thì ngừng tưới.

- Tỉa cây và dặm hạt: Sau khi gieo 5-7 ngày, tiến hành tỉa cây loại bỏ những cây phát triển kém chỉ chừa lại mỗi lỗ 1-2 cây.

- Làm cỏ: Cỏ là một trong những tác nhân cạnh tranh dinh dưỡng trực tiếp với cây đậu nành rau. Việc làm cỏ thường xuyên không những làm cho ruộng đậu thông thoáng, hạn chế sâu bệnh côn trùng gây hại mà còn giúp cho cây đậu sinh trưởng và phát triển được tốt hơn. Trong quá trình thí nghiệm, cỏ được làm 3 đợt kết hợp với vun gốc cho cây đậu.

+ Đợt 1: 10-15 ngày sau khi gieo. + Đợt 2: 25-30 ngày sau khi gieo. + Đợt 3: 35-40 ngày sau khi gieo.

- Bón phân: Với công thức phân 60-40-30 ~ 20kg 20-20-15/1000 m2

+ 4,5 kg Urea/1000 m2 và được chia làm 4 đợt bón:

+ Đợt 1: 1 kg Urea (7 NSKG) pha loãng tưới thấm (3 muỗng/thùng).

+ Đợt 2: 1 kg Urea + 0,5 kg Kali (14 NSKG) trộn đều, pha loãng tưới thấm (3 muỗng/thùng).

+ Đợt 3: 1 kg Urea + 2 kg DAP + 0,75 kg Kali (20-25 NSKG) trộn và rải đều cách gốc cây đậu 4-5 cm.

+ Đợt 4: 1kg Urea + 0,75 kg Kali (28-30 NSKG) trộn và rải đều cách gốc cây đậu 4-5 cm.

- Phòng trừ sâu, bệnh hại: Sau khi gieo, nên thường xuyên thăm ruộng đậu để phát hiện những cây chết do nấm bệnh tấn công từ đó tiến hành dặm kịp thời nhằm đảm bảo mật độ gieo trồng. Đồng thời, quan sát sâu và bệnh hại xuất hiện trên ruộng đậu để phun thuốc phòng trị nhằm hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất có thể.

- Thu hoạch: Được ghi nhận khi toàn bộ lá trên cây chuyển sang vàng, 95% số trái trên cây đạt tới màu đặc trưng của giống.

2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá

Một phần của tài liệu đánh giá 19 giống đậu nành rau nhật bản vụ hè thu 2013 (Trang 26 - 28)