L ời cảm tạ
3.5.6 Trọng lượng 100 hạt khô
Cũng như các chỉ tiêu khác, trọng lượng 100 hạt khô cũng là một thành phần quan trọng tác động trực tiếp đến năng suất của giống. Bên cạnh đặc tính di truyền thì nó còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi kỹ thuật canh tác và điều kiện khi hậu, thời tiết trong suốt quá trình sản xuất giống. Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, giống có trọng lượng 100 hạt khô cao nhất là các giống Fuuki, Tsurunoko và Beer friend với trọng lượng lần lượt là 32,85 g/100 hạt, 29,55 g/100 hạt và 29,39g/100 hạt. Giống
có trọng lượng 100 hạt khô thấp nhất là các giống Natsunoyuube (21,83 g/100 hạt) và giống Natsunoshirabe (22,68 g/100 hạt), các giống còn lại dao động từ 23,14- 29,34 g/100 hạt. Trọng lượng 100 hạt khô trung bình của 19 giống đậu nành rau này là 26,85 g/100 hạt (Bảng 3.6).
So với thí nghiệm khác cũng khảo sát về trọng lượng 100 hạt khô cho thấy trọng lượng trung bình là 31,45 g/100 hạt (Trần Thanh Xuyên, 2009) cao hơn thí nghiệm này khoảng 4,6 g/100 hạt. Còn đối chiếu với một thí nghiệm khác cũng khảo sát về trọng lượng 100 hạt khô có trọng lượng trung bình là 30,24 g/100 hạt (Huỳnh Thị Tố Chi, 2011) cao hơn thí nghiệm này là 3,39 g/100 hạt.Còn theo thí nghiệm của Yan and Shanmurasundaram khảo sát qua 2 năm: Năm 1996 trọng lượng 100 hạt khô là 32,80 g/100 hạt cao hơn thí nghiệm này 5,95 g/100 hạt và năm 1997 trọng lượng 100 hạt khô là 32,60 g/100 hạt cao hơn thí nghiệm này 5,70 g/100 hạt. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do ảnh hưởng của mưa bão làm hạt bị hư, thêm vào đó là do trái bị thất thoát, hư hại bởi sâu, bệnh và động vậy hại (chuột). Ngoài những nguyên nhân trên, sự chênh lệch đó còn do đậu nành rau mới được đưa vào trồng ở Việt Nam nên chưa thích nghi với điều kiện canh tác nơi đây.
Bảng 3.6 Thành phần năng suất của 19 giống đậu nành rau vụ Hè Thu 2013 STT Giống Trọng lượng hạt khô/cây (g) Trọng lượng 100 hạt khô (g) 1 Wase edamame 14,60 29,80 2 Fusanari chamame 6,50 23,14 3 Fuuki 8,93 32,85 4 Yuagari musume 11,87 27,19 5 Okuharawase 22,02 26,65 6 Mikawashima 17,93 26,00 7 Natsunokoe 10,92 24,48 8 Otsunahime 12,82 26,21 9 Natsunoshirabe 18,36 22,69 10 Hakuchou 14,77 26,79 11 Fusamidori 13,04 29,34 12 Beer friend 15,16 29,39 13 Enrei 17,66 25,37 14 Natsunoyuube 3,33 21,83 15 Kaitou kurozukin 15,62 28,27 16 Ajimasari 9,26 25,79 17 Bansyaku chamame 15,13 27,41 18 Ajigen 9,23 27,43 19 Tsurunoko 14,26 29,55 Trung bình 13,23 26,85
3.6 NHẬN DIỆN TÍNH THƠM BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ 3.6.1 Kết quả ly trích DNA
Sau khi ly trích, DNA từ mẫu lá của 19 giống đậu nành được tiến hành kiểm tra trên gel agarose 1%. Quá trình ly trích DNA chỉ là bước đầu của thí nghiệm với mục đích làm cho DNA của tế bào phải được tinh sạch, không bị lẫn tạp với RNA và Protein. Phương pháp ly trích được thực hiện đơn giản và tương đối nhanh nên không mất quá nhiều thời gian. Khi ly trích cần thực hiện trong điều kiện lạnh nhằm hạn chế sự biến tính của DNA. Qua phổ điện di kiểm tra DNA, kết quả cho thấy tất cả các mẫu đều cho băng rỏ, đều, DNA ít bị đứt gãy và ít bị nhiễm tạp chất như RNA, Protein, phenol,chloroform,... Các mẫu DNA đã được kiểm tra, sau đó pha loãng 5 lần và tiến hành điện di trên gel agrarose (hình 3.11)
(Giếng 1: Fusamidori; giếng 2: Tsurunoko; giếng 3: Kaitou kurozukin; giếng 4: Bansyaku chamame; giếng 5: Ajigen; giếng 6: Fuuki; giếng 7: Natsunoyuube; giếng 8: Natsunoshirabe; giếng 9: Otsunahime; giếng 10: Beer friend; giếng 11: Wase edamame; giếng 12: Ajimasari; giếng 13: Okuharawase; giếng 14: Enrei; giếng 15: Hakuchou; giếng 16: Mikawashima; giếng 17: Natsunokoe; giếng 18: Fusanari chamame; giếng 19: Yuagari musume).
3.6.2 Nhận diện kiểu gen thơm ở 19 giống đậu nành rau
Sử dụng phương pháp phân tích SNPs để thiết kế chỉ thị phân tử KAORI cho tính trạng thơm ở đậu nành. Cặp primer KAORI-Normal-U/KAORI/L dùng để nhận diện kiểu gen thơm và cặp primer KAORI-Chamame-U/KAORI-L dùng để nhận diện kiểu gen thơm. Gen này được mã hóa cho enzyme AMADH trong điều hòa sự tổng hợp 2-acetyl-1-pyroline (2AP) ở đậu nành. Đó là dạng đột biến mất đoạn 2 bp (TT) ở exon 10 của gen GmAMADH2 trong giống đậu nành thơm.
Vì kiểu gen thơm và kiểu gen không thơm chỉ khác biệt nhau ở 2 bp nên ta thực hiện riêng hỗn hợp PCR cho hai cặp primer cùng một mẫu giống để phân biệt. Nếu mẫu giống có chứa gen thơm thì chỉ cho sản phẩm PCR ở phần gel đã được PCR bằng cặp primer thơm và ngược lại, mẫu giống không chứa gen thơm sẽ cho sản phẩm PCR trên phần gel đã được PCR với cặp primer không thơm. Vơi mong muốn kiểu gen thơm là lặn đồng hợp tử và tính trạng thơm ở đậu nành thơm được điều khiển bởi gen đơn đồng trội nên những giống không thơm dị hợp tử sẽ xuất hiện ở cả hai sản phẩm của hai phần gel sau khi điện di.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19
Hình 3.12 Phổđiện di nhận diện tính thơm ởđậu nành rau
(M: lader 1 Kb plus Invitrogen; Giếng 1: Okuhara wase - giống đậu
nành không thơm; giếng 2: Fusanari Chamame – giống nành thơm)
Kết quả cho thấy các giếng chứa DNA những giống ở giếng số 1, 6, 9, 11, 14, 19, 20 và 21 là những giống đậu nành rau thơm, băng DNA xuất hiện ở gel thực hiện phản ứng PCR với cặp primer KAORI-Chamame-U/KAORI/L. Các giếng chứa DNA ở những giống số 2, 3, 4, 5, 7, 8, 10, 12, 13, 15, 16, 17 và 18 là những giống đậu nành rau không thơm, băng DNA xuất hiện ở gel thực hiện phản ứng PCR với cặp primer KAORI-Normal-U/KAORI/L.
M: Ladder 1 Kb plus Invitrogen; giếng 1: Đối chứng 1 (Fukunari): giếng 2: Đối chứng 2 (MTĐ 775-2); giếng 3: Fusamadori; giếng 4: Tsurunoko; giếng 5: Kaitou kurozukin; giếng 6: Bansyaku chamame; giếng 7: Ajigen; giếng 8: Fuuki; giếng 9: Natsunoyuube; giếng 10: Natsunoshirabe; giếng 11: Otsunahime; giếng 12: Beer friend; giếng 13: Wase edamame; giếng 14: Ajimasari; giếng 15: Okuharawase; giếng 16: Enrei; giếng 17: Hakuchou; giếng 18: Mikawashima; giếng 19: Natsunokoe; giếng 20: Fusanari chamame; giếng 21: Yuagari musume). Hình 3.13 Phổđiện di sản phẩm PCR của 19 giống đậu nành rau M 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Thơm Không thơm Thơm Không thơm 199 bp 201 bp
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
Kết quả đánh giá đặc tính nông học và khảo sát tính thơm bằng chỉ thị phân tử của 19 giống đậu nành rau Nhật Bản, cho thấy:
- Giống có thời gian sinh trưởng ngắn thuận lợi cho việc lai tạo và sản xuất là: Natsunoyuube (72 NSKG), Fusanari chamame (73 NSKG).
- Giống có chiều cao cây cao nhất là giống Okuharawse (40,20 cm) và Enrei (39,10 cm).
- Giống có số trái trên cây nhiều nhất là giống Okuharawase, Natsunoshirabe. - Giống có tổng số hạt khô trên cây nhiều nhất là giống Okuharawase và Enrei. - Giống có kích thước hạt lớn nhất là giống Beer friend và Tsurunoko.
- Trọng lượng 100 hạt khô cao nhất là giống Fuuki, Tsurunoko và Beer friend. - Phần trăm trái ba hạt nổi bật nhất là giống Otsunahime và Natsunokoe.
- Giống mang tính thơm là các giống Bansyaku chamame, Natsunoyuube, Otsunahime, Ajimasari, Natsunokoe, Fusanari chamame và Yuagari musume. Tóm lại, qua kết quả thí nghiệm cho thấy các giống Okuharawase, Yuagari musume, Bansyaku chamame có chiều cao cây nổi bật, thành phần năng suất cao đồng thời còn có đặc tính thơm…Đây là những giống mang những đặc tính tốt, đầy tiềm năng, có thể đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và lai tạo.
4.2 ĐỀ NGHỊ
- Tiếp tục trồng và so sánh 19 giống đậu nành rau ở các vụ khác nhau để có được những đánh giá chính xác về các đặc tính nông học, năng suất và thành phần năng suất.
- Ứng dụng nhận diện các gen thơm, gen kháng một số sâu bệnh hại chính bằng dấu phân tử trong công tác nghiên cứu và chọn giống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Arikit S, Yoshihashi T, Wanchana S, Uyen TT, Huong NTT, Wongpornchai S, Vanavichit A, (2010) Deficiency in the amino aldehye dehydrogenase encoded by
GmAMADH2, the homo-logue of rice Os2AP, enhances 2-acetyl-1-pyrroline
biosynthesis in soybean (Glycine max L.). Plant Biotechnol J. doi: 10.1111/j. 1467-
7652.2010.00533.x.
Adam A, De Kimpe N (2006). Chemistry of 2-acetyl-1-pyrroline, 6-acetyl-1,2,3- tetrahydropyridine, 2-acetyl-2-thiazoline and 5-acetyl-2,3-dihydro-4H-thiazine: extraordinary maillard flavor compounds. Chem Rev: 2299-2319.
Chowdhury et al., 2001. Genetic Diversity Based on Morphology and RAPD Analysis in
vegetable soybean. Sci, K. J. C.46 (2): 112-120.
Đinh Quang Tuấn, 2013. Đánh giá đặc tính sinh trưởng và năng suất của 9 giống đậu nành rau vụ Xuân Hè và Hè Thu 2012. Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ. Fehr, W. R. and Ripperton. J.C., 1929. Stage of Soybeans Development, Ames, IA:
Agriculture and Home Economic Experiment Station and Cooperative Extention Service, Iowa State University, Speccial Report 80:11p.
Fushimi T, Masuda R (2012). 2-acetyl-1-porryline concentration of the aromatic vegetable soybean “Dadacha-Mame”. Proceedings of the second Internatinal Vegetable Soybean Conference Wash-ington State Univ., Tacoma, p39.
Horri, M., 1997. Roles of soybeans in our diet. Farming Japan vol. 31 (4): 10-20.
Huỳnh Thị Tố Chi, 2011. Khảo sát sự sinh trưởng và năng suất của 16 giống đậu nành rau Nhật Bản vụ Thu Đông 2011 tại Thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ.
Johnson, D., Wang, S. and Suzuki, A., 1998. Edamame: A vegetable soybean for Colorado. Perspectives on new crop and new uses. 1999. Janick, J (ed.), ASHS Press, Alexandria, VA, P385-387.
Lumpkin, T. A. and Konovsky, J., 1991. A critical analysis of vegetable soybeans production, demand and research in Japan, P120-140. In : S. Shanmugasundagam (ed.). Vegetable Soybean: Research needs for production and quality improvement. AVRDC, Taiwan.
Lưu Thị Xuyến, 2011. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu nành nhập nội và biện pháp kỹ thuật cho giống có triển vọng tại Thái Nguyên. Luận án Tiến Sĩ Nông Nghiệp, Trường Đại Học Thái Nguyên.
Mai Quang Vinh, 2007. Thành tựu và định hướng nghiên cứu phát triển đậu tương trong giai đoạn hội nhập.
Mai Quang Vinh, 2009. Trồng đậu nành rau: Mô hình mới, hiệu quả cao. Tài liệu có sẵn trên trang
http://www.baomoi.com/Home/Amthuc/www.cpv.org.vn/Trong-dau-tuong-rau-Mo-hinh- moi-hieu-qua-cao/3273401.epi
Masuda, R., 1991. Quality requirement and improverment of vegetable soybean, P92-102. In: S. Shanmugasundagam (ed.), Vegetable Soybean: Research needs for production and quality improvement. AVRDC, Taiwan.
Mohamed, A. I. et al., 2001. Fresh Green Seed Yield and Seed Nutritional. Crop science,
vol. 42, November_december 2001.
Nguyễn Lộc Hiền, Huỳnh Kỳ, Nguyễn Quốc Chí và Tadashi Yoshihashi. Nhận diện gen thơm ởđậu nành rau (Glycine max L.) bằng chỉ thị phân tử DNA. Tạp chí khoa học công nghệ 2012. Trường Đại Học Cần Thơ.
Phụng Tiên, 2008. Đài truyền hình huyện Châu Phú, tỉnh An Giang tài liệu có sẵn trên trang
http://www.niengiamnongnghiep.vn/index.php?self=article&id=2527
Plonjarean S, Phutdhawong W, Siripin S, Suvannachai N, Sangpracha W (2007). Flavour Compounds of the Japanese vegetable soybean “Chakaori” growing in ThaiLand. Mj Int J Sci Tech 1:19.
Shanmugasundagam S., 1996. Vegetable soybeans – multipurpore crop. TVIS Newsletter Jan-June 1996 Vol. 1
Shurtleff and Aoyagi, 1994. History of Natto and Its Relatives, P451.
Shurtleff, W. and Aoyagi, A., 2007. History of Green Vegetable Soybeans and Vegetable Type Soybeans.
Sieb & Zucc. Hymovitz,1970. Resistance to Bud Blight in Introductions from Germ Plasm of Wild Soybean, P594-595.
Sinclair JB and Backman eds., 1989. Compendium of soybeans diseases. Third Edition. American Phytopathological Society.
Trần Thanh Xuyên, 2009. Đánh giá sự đa dạng di truyền của 22 giống đậu nành rau Nhật Bản bằng dấu hình thái và dấu RAPD. Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ.
Trần Thượng Tuấn, 1983. Giáo trình cây đậu nành. Bộ môn di truyền chọn giống Khoa trồng trọt.
Trần Thượng Tuấn, Nguyễn Văn Huỳnh, Võ Thanh Hoàng 1983. Kỹ thuật trồng cây đậu nành. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.
Trương Đích, 2005. Kỹ thuật trồng các giống lạc, đậu đỗ, rau quả và cây ăn củ mới. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Việt Nam, tr. 12-20.
Vong, N. Q., 1997. Edamame(vegetable green soybean). The new rural Industries, A Handbook for Farmer and Investors. P: 196-203.
Võ Văn Kiển, 2013. Đánh giá đặc tính sinh trưởng và năng suất của 6 giống đậu nành rau vụĐông Xuân và Hè Thu 2012. Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ. Wu, Z. G. and Lu, C. G., 2000. Exploiting vegetable soybean and increasing profit.
Soybean Bulletin, (4): 4.
Xu, S.C., 1999. Theories and Practices of Vegetable Soybean Production in South China. Fuzhou: Fujian Sci-Tech Press, pp120-141.