II. Một số chỉ tiêu bình quân Triệu
4.2.2.2 Cỏ lúa kết hợp chăn nuôi Vịt
Nôi dung Giá trị thu nhập/0,5ha (Triệu đồng)
Thu từ chăn nuôi 35
Thu từ NTTS 20
Thu từ vườn 12
Tổng 67
Nuôi Cá Ruộng Lúa
Đây là mô hình có sự kết hợp chặt chẽ giữa nuôi cá và trồng lúa kết hợp với chăn nuôi vịt nhằm tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có trong mô hình. Thông thường sản xuất lúa bắt đầu từ tháng 11 – 12 năm trước đến tháng 5 năm sau, vì vậy khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 ruộng bị ngập nước. đó là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi cá và thả vịt trên ruộng ngập nước. Hơn nữa trong thời gian này nguồn thức ăn trong ruộng lúa rất dồi dào như: lúa thu hoạch rơi vãi, các loại thủy sinh sống trong ruộng lúa(thực vật lớn, thực vật thấp), các loại tảo, động vật giáp xác, động vật sống quanh lúa và thủy sinh nhất là động vật đáy. Ứng dụng mô hình cá – lúa kết hợp chăn nuôi vịt là phương pháp luân canh biết sử dụng đất đai một cách tốt nhất, tích lũy thêm màu mỡ cho đất, cũng là biện pháp thâm canh tăng năng suất, tiêu diệt mầm sâu bệnh cho lúa đồng thời là biện pháp giải quyết thức ăn cho cá. Bên cạnh đú thỡ trên bờ ao các hộ gia đình còn trồng thờm cỏc loại cây ăn quả ngắn ngày, bầu, bớ…Diện tích trung bình của các hộ sản xuất theo mô hinh này là 6000m2.
Trong đó diện tích nuôi cá được đào bao quanh ruộng lúa, ruộng nuôi thường có 2 cống thoát nước để tiện cho việc lấy nước vào và tháo nước ra khi cần. Đối tượng nuôi chủ yếu ở mô hình này: là cá trắm cỏ, cá mè, cá rô phi đơn tính. Ngoài nguồn thức ăn tận dụng từ tự nhiên thi các hộ gia đình còn cung cấp một số loại thức ăn công nghiệp thêm cho cá nhăm tăng năng suất.
Chuồng nuôi được xây dựng bán kiên cố, mái trước cao từ 0,8m – 1m, mái sau cao từ 1,2m – 1,4 m và được lợp mái proximang xung quanh được chắn bằng các lớp cót. Đa số các hộ gia đình đều nuôi vịt đẻ, hộ ít nhất là 200 con và hộ nhiều nhất là 800 con, và bắt đầu nuôi vịt con khi vụ 3 bắt đầu. Các hộ đều nuôi theo hình thức bán công nghiệp, ngoài lượng thức ăn công nghiệp hỗn hợp các hộ nuụi cũn bổ sung thờm lỳa, ngụ. Trứng vịt sau khi được thu lượm được các nhà buôn đến tận nhà để thu mua. Vịt thịt được các chủ nhà hàng đặt mua hết.
Ruộng lúa được bao quanh bởi lưới chắn ngăn không cho vịt vào lúc cây lúa còn nhỏ, sau khi lúa được 30 đến 40 ngày tuổi tức là giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu đã kết thúc thì lưới bao quanh được tháo gỡ và dâng nước lên. Độ sâu so với mặt ruộng từ 25cm – 30cm, để tạo điều kiện cho cá có thể vào ruộng tìm kiếm thức ăn, ở vụ này loài các chủ yếu mà các hộ gia đình thả là: rụphi, chộp, mố, trụi, và ở vụ 3 thi thả thêm cá trắm. Ở giai đoạn này thì vịt bắt đầu được thả vào ruộng, việc tìm kiếm thức ăn của vịt giúp cho việc làm cỏ sục bùn cho lúa. Đến giai đoạn gặt lúa thả vịt vào để tận dụng thức ăn rơi vãi, sau khi thả vịt từ 5 – 10 ngày thì cho nước vào ruộng sâu từ 60cm – 80cm,bắt đầu thả thờm cỏc loài cỏ khỏc và tăng thêm mật độ thả để tận dụng thức ăn phế thải từ vịt và các loại thức ăn khỏc cú trong ruộng lúa. Hầu hết các hộ gia đình đều đâu tư thêm hệ thống lưới bao quanh bờ ao mỗi khi mùa mưa lũ về để đề phòng cá ra khi nước lũ dâng cao.
Nuôi cá trên ruộng lúa chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có trong ruộng lúa. Do đó cần chọn loài cỏ nuụi là những loài cá ăn tạp nghiêng về thực vật và mựn bó hữu cơ, cá phải lớn nhanh và phù hợp với thị trường tiêu thụ như: rô phi, chép, trắm cỏ, mố, trụi… Mật độ thả từ 40-60 con/sào (500m2), kích cỡ giống thả nên lớn từ 100-150g/con. Khi nuụi nờn kết hợp nhiều loài cá khác nhau và cũng cần phải có tỷ lệ phù hợp.
Bảng 4.4. Tỷ lệ ghộp nuụi trong mô hình
TT Loài cá Tỷ lệ ghép (%) Cỡ cá (con/kg) 1 Chép 45 – 50 10 - 15 2 Trắm cỏ 10 – 20 5 - 10 3 Trôi 8 – 10 10 - 15 4 Mè trắng 10 – 15 10 - 15 5 Mè hoa 3 - 5 5 - 10
Bảng 4.5 Thu nhập từ mô hình cá – lúa kết hợp chăn nuôi vịt
Nội dung Giá trị/0,5ha
(Triệu đồng)
Thu từ chăn nuôi vịt 28
Thu từ cá 18
Thu từ lúa 12
Tổng 58
(Nguồn: Thu thập từ phiếu điều tra)