Giải pháp phát triển bền vững cho các mô hình sản xuất đa canh Giải pháp về quy hoạch

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sản xuất nông nghiệp theo hướng đa canh trên địa bàn xã Diễn Mỹ, Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An (Trang 53)

II. Một số chỉ tiêu bình quân Triệu

4.6.2. Giải pháp phát triển bền vững cho các mô hình sản xuất đa canh Giải pháp về quy hoạch

Giải pháp về quy hoạch

Để đảm bảo cho các mô hình sản xuất đa canh của xã Diễn Mỹ thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu đề ra cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu như sau:

Quy hoạch vùng sản xuất đa canh phải thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch. Kết hợp hài hòa giữa việc đảm baorcacs công trình thủy lợi với việc tận dụng khai thác mặt nước để sản xuất ra sản phẩm xã hội.

Việc chuyển đổi sang sản xuất đa canh, NTTS cần được tiến hành một cách đồng bộ, chắc chắn, không bừa bãi. Trong những năm tới cần phấn đấu chuyển đổi những diện tích canh tác sang sản xuất đa canh.

Quy hoạch diện tích chuyển đổi đảm bảo tính hợp lý tập trung và đồng bộ. Ấn định quy mô phù hợp với điều kiện thực tế, không rộng quỏ, khụng hẹp quá. Trong nhưng năm tới diện tích có thể duy trì từ 0,8 – 2 ha.

Đối với khu ao nuôi cần được bố trí ở những vị trí thuận lợi trong việc cấp và thoát nước, và độ sâu từ 0,8 – 1,5 m. Nguồn nước được lấy vào ao phải sạch, bố trí điểm lấy nước tiêu nước phải hợp lý. Bờ phải chắc chắn không rò rỉ, khuyến khích người dân kiên cố hóa bờ ao, nhằm hạn chế tổn thất khi mùa mưa lũ về. Môi trường nước phải được phải đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật nuôi của loài.

Đối với các mô hình VAC phải tính toán cân đối giữa diện tích phần ao với phần vườn, cả về độ cao của vườn cũng như độ sâu của ao. Cần bố trí sắp xếp hợp lý các công trình các công trình phục vụ sản xuất, nhất là các công trình phục vụ việc cấp thoát nước phải đảm bảo thuận tiện, phù hợp với quy hoạch chung.

Về Mặt tổng thể chung của toàn xã, tiến hành bố trí sản xuất cho từng vựng nuụi, thiết kế từng cánh đồng nuôi, theo đối tượng nuôi, loại hình nuôi, phương thức nuôi. Trong cỏc nụi dung bố trí sản xuất được tính đến việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở những vùng trũng vùng canh tác kém hiệu quả để chuyển sang vùng nuôi trồng thủy sản

Trong vùng quy hoạch khi thiết kế phải bao gồm cả quy hoạc cả hệ thống thủy lợi cấp và thoát nước cho vựng nuụi. Hệ thống thủy lợi phải đảm bảo đủ nước cả về số lượng và chất lượng. Trong quá trình thực hiện xây dựng quy hoạch cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành: nông nghiệp – thủy lơi – giao thông để đảm bảo tính bền vững cho sản xuất,trờn cơ sở xây mới và cải tạo nâng cấp, khuyến khích các hộ đang sản xuất nhưng chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật phải tiến hành cải tạo lại để trở thành mộ hệ thống sản xuất có đủ điều kiện tuân thủ về yêu cầu quy hoạch chung trên toàn xã. Tiếp tục dồn điền đổi thửa để tạo thành những thửa ruộng lớn, thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng công trình nuôi cũng như trong công tác quản lý và chăm sóc. Các hộ trong vùng nuôi phải thống nhất và hợp tác với nhau trong việc quản lý bờ vùng, mương cống, đăng chắn để công tác cấp thoát nước được thuận lợi phòng tránh mưa lũ và thất thoát nước.

Bố trí cơ cấu sản xuất hợp lý, thực hiện bố trí cơ cấu sản xuất theo hướng tập trung hóa và chuyên môn hóa tạo cơ sở quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, phát huy thế mạnh của vùng. Đối với các mô hình ao nuụi thỡ cần tập trung nuụi cỏc giống nuôi có giá trị kinh tế cao, đồng thời đưa các giống mới vào.

Công tác quản lý, chăm sóc

Thường xuyên có người quản lý kiểm tra bờ vùng, mương cống khi mưa lũ đến.

Trong quá trình nuôi, ngoài nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có cần bổ sung thêm thức ăn tinh như: cám gạo, bột sắn, bột ngụ…, thức ăn xanh: bèo, cỏ, lá khoai, lá sắn… để cá lớn nhanh và cho năng suất cao.

Vào thời điểm giao mùa hay mùa mưa bão là điều kiện thuận lợi để các mầm bệnh phát triển, khả năng chống bệnh của cá yếu nờn cỏ dễ bị nhiễm bệnh, do đó cần bún vụi quanh bờ vào đầu mùa mưa và dọn cỏ quanh bờ.

Quản lý và xử lý nghiờm cỏc trường hợp kích điện trong vựng nuụi.

Về thị trường tiêu thụ

Tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng của tất cả các ngành sản xuất kinh doanh. Đối

với việc tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất đa canh đặc biờt là trong sản xuất thủy sản thỡ nú lại càng quan trọng hơn, bởi vì sản phẩm hàng hóa thủy sản là sản phẩm mang đặc tính mau ươn, chóng thối.

Đối với thị trường các yếu tố đàu vào: để phục vụ cho nhu cầu các yếu khi phát triển sản xuất đa canh theo hướng sản xuất hàng hóa thì thị trường các yếu tố đầu vào cần phải được hoàn thiện đồng bộ. Đối với các yếu tố đầu vào quan trọng, yêu cầu chất lượng cao như: con giống , thức ăn, dịch vụ kĩ thuật, thuốc và hóa chất phòng trừ dịch bệnh và cải tạo môi trường nuôi cần tiến tới hình thành một thị trường có sự quản lý hoặc giám sát thống nhất của cơ quan hữu trách. Tăng cường công tác quản lý, giám sát con giống để nguồn giống cung cấp đến người dân đảm bảo chất lượng. Nên thả cá kích cỡ lớn, đều, khỏe mạnh, không sây sát để cá mau lớn đến cỡ thu hoạch mà ít bị hao hụt trong quá trình nuôi. Ngoài các đối tượng nuôi là các loài cá truyền thống, cần mạnh dạn đầu tư đưa các đối tượng có giá trị kinh tế như: cá rô đồng, cá rô đầu vuông, tôm càng xanh… vào nuôi để nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích. Nhằm đảm bảo cho người nuôi có được các yếu tố đầu vào với chất lượng đảm bảo, góp phần làm tăng hiệu kinh tế trong sản xuất đa canh

Mặt khác, do trong bước đầu sản xuất đa canh, nuụi trồng thủy sản, lượng vốn của gia đình trong sản xuất đa canh còn hạn hẹp, cần hợp tác theo mô hình liên kết theo mô hình 3 nhà hay 4 nhà để tạo thuận lợi cho người sản xuất có thể mở rộng quy mô sản xuất của mình.

Hiện nay việc tiêu thụ sản phẩm cây trồng vật nuôi, thủy sản là tự do trên thị trường, đa phần các hộ gia đình phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm, chưa có sự giúp đỡ của tổ chức thu mua nên hiệu quả của các mô hình sản xuất chưa cao vì vậy trong thời gian tới nên: đẩy mạnh công tác tiếp thị, mở rộng thị trường, hướng dẫn cho người sản xuất kịp thời đón bắt được các cơ hội cung cấp sản phẩm cũng như kịp thời đưa vào sản xuất những loại sản phẩm được thị trường ưa chuộng, Thiết lập các đầu mối tiêu thụ sản phẩm, tạo thị trường ổn định cho

người nuôi là một vấn đề quan trọng vỡ nú ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế vụ sản xuất.Nuụi cỏ vụ 3 sau 2 vụ lúa là một tiềm năng cần được khai thác. Lợi ích về kinh tế, về môi trường của nuôi cá vụ 3 đã được khẳng định, vì vậy việc phát triển nuôi cá vụ 3 cần được đầu tư quan tâm nhiều hơn nữa, chính quyền các cấp phải coi trọng việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo sản xuất cá vụ 3 như là 1 vụ nuôi thả chính và cần có chính sách hỗ trợ nông dân, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến khoa học kỹ thuật để việc nuôi cá vụ 3 sẽ phát triển thành một nghề có thu nhập cao và ổn định.

Giải pháp về cơ chế chính sách phát triển sản xuất đa canh

Quá trình thực hiện quy hoạch cần sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý các cấp từ trung ương đến địa phương dưới các dạng chính sách, văn bản quy định để hỗ trợ cho người thực hiện về các mặt kỹ thuật, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng và tiêu thụ sản phẩm. Để thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất đa canh, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản trong vùng sản xuất đa canh theo một hướng đi mới, các cơ chế chính sách cần tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản sau:

Bố trí nguồn kinh phí xây dựng các quy hoạch phát triển sản xuất đa canh, NTTS, bao gồm các quy hoạch hệ thống thủy lợi liên ngành nông – ngư nghiệp.

Nhà nước hỗ trợ đầu tư vào cơ sở hạ tầng cơ bản cho cấp, thoát nước cho vùng sản xuất đa canh

Có những chính sách hướng dẫn thực hiện và giám sát chặt chẽ để diều chỉnh và giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình chuyển đổi, đặc biệt là các vấn đề về quyền sử dụng đất, vốn…

Cần có những chính sách triển sách triển khai thờm cỏc hỗ trợ về đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho cán bộ và nông dân. Đồng thời có những quy định về bảo vệ môi trường để bảo vệ và phát triển sản xuất đa canh bền vững.

Để hỗ trợ cho quá trình phát triển, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và cả các hộ nông dân trong sản xuất đa canh là một khâu quan trọng:

Đào tạo, bồi dưỡng đào tạo ngắn hạn về kỹ thuật và kỹ năng quản lý cây trồng vật nuôi trong sản xuất đa canh cho các cán bộ quản lý hiện thời chưa được đào tạo về lĩnh vực này. Công tác đào tạo cần được thực hiện hàng năm, đặc biệt là các lớp tập huấn kỹ thuật mới.

Tập huấn cho nông dân: các bộ phận quản lý sản xuất đa canh nên phối hợp với các bộ phận khuyến nông khuyến ngư để mở các lớp tập huấn cho nông dân hàng vụ, hàng năm, đặc biệt là các lớp tập huấn đầu bờ, xây dựng các mô hình điểm để giúp người dân tiếp cận nhanh với các tiến bộ kỹ thuật trong tròng trọt và chăn nuôi.

Các giải pháp tác động đến đến phát triển sản xuất đa canh

Để nâng cao hiệu quả của các mô hình sản xuất đa canh cần kết hợp chặt chẽ nhiều giải pháp với nhau tạo ra mộ cơ sở vững chắc, tạo nền cho sự phát triển. Nhà nước có chính sách khuyến khích nông dân phát triển hình thức trang trại sản xuất đa canh, yên tâm đầu tư bằng cách cho thuê đất đai dài hạn và dồn ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, thuận tiện cho canh tác, cho dân vay vốn đầu tư vào sản xuất. Song song với đó là việc cho cac chủ hộ đi tập huấn, học tập để trở thành người chủ về kỹ thuật, tổ chức điều hành từng mô hình của mình. Đây là yếu tố quan trọng để từng họ gia đình có những phương pháp canh tác phù hợp vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo hiệu quả môi trường.

Bên cạnh đó, cần xây dựng mới và hoàn thiện hệ thống thủy lợi, từng bước tiến hành cải tạo và nâng cấp toàn bọ hệ thống cấp và thoát nước, đảm bảo chất lượng nươc khi cho vào ao nuôi va trươc khi thải ra môi trường nhằm phòng tránh dịch bệnh và bảo vệ môi trường chung.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sản xuất nông nghiệp theo hướng đa canh trên địa bàn xã Diễn Mỹ, Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w