Tình hình tổ chức sản xuất đa canh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sản xuất nông nghiệp theo hướng đa canh trên địa bàn xã Diễn Mỹ, Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An (Trang 39 - 40)

II. Một số chỉ tiêu bình quân Triệu

4.3.2Tình hình tổ chức sản xuất đa canh

Đối với chủ thể sản xuất: Hiện nay các mô hình sản xuất đa canh ở Xã Diễn Mỹ do các hộ gia đình đảm nhiệm. Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi do các hộ gia đình tự quản lý, tự tổ chức và chỉ phải nộp các loại tiền dich vụ cho HTX. DV nông nghiệp. Các chủ thể nuôi đều là những người có nhận thức tốt về chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi của chính quyền địa phương, về kĩ thuật sản xuất và sự mạnh dạn đầu tư nguồn vốn vào mô hình. Do đó họ tự tổ chức sản xuất từ khâu đào ao đắp bờ, mua giống, mua thức ăn, chăm sóc ao nuụi, tỡm thị trường đầu ra cho sản phẩm nuôi, đồng thời họ cũng tham khảo các ý kiến của các cán bộ khuyến nông, tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn về kỹ thuật nuôi thả cá, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Do khâu tổ chức sản xuất được người dân trong xã thực hiện tốt,nờn hiệu quả của cỏc mụ hớnh sản xuất đa canh, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã Diễn Mỹ đạt năng suất cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tễ xã nhà.

Hình thức tổ chức sản xuất: Các mô hình sản xuất đa canh trên địa bàn xã chủ yếu là tổ chức sản xuất theo loại hình trang trại ở quy mô vừa và nhỏ, cơ cấu và đối tượng sản xuất là cỏ - lỳa - cõy - gia súc, gia cầm. Tuy nhiên tình hình tổ chức, sản xuất đa canh trên địa bàn xó cũn manh mún, tự phát, thiếu liên kết

trong sản xuất nên chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy đây là vấn đề bức thiết mà chính quyền địa phương cần quan tâm.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sản xuất nông nghiệp theo hướng đa canh trên địa bàn xã Diễn Mỹ, Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An (Trang 39 - 40)