Câu hỏi đặt ra là các công ty quy mô lớn và quy mô nhỏ hơn thì công ty nào sẽ có sai lệch sau kiểm toán nhiều hơn. Đặc biệt là sự sai lệch của các công ty có quy mô lớn do mức độ ảnh hưởng của các công ty này trên thị trường chứng khoán. Để xem xét vấn đề này, tác giảđi tìm hiểu các nghiên cứu về sai sót, gian lận và hành vi quản trị
lợi nhuận của các công ty theo quy mô.
Thứ nhất là sai sót và gian lận theo quy mô công ty. Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy các công ty có quy mô lớn có tỷ lệ sai sót và gian lận nhỏ hơn các công ty có quy mô khác. Do một số nguyên nhân sau:
• Các công ty có quy mô lớn thường có hệ thống kiểm soát nội bộ tốt nên hành vi gian lận khó thực hiện hơn so với các công ty quy mô nhỏ
• Chi phí để thực hiện gian lận ở các công ty có quy mô lớn cũng cao hơn công ty quy mô nhỏ
• Hành vi thực hiện gian lận dễ bị phát hiện hơn do hệ thống kiểm soát nội bộ và do các công ty kiểm toán độc lập thường là các công ty Big4
Thứ hai là nghiên cứu về hành vi quản trị lợi nhuận theo quy mô, theo một số nghiên cứu trên thế giới, các công ty quy mô lớn sẽ bị hạn chế thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận do:
• Các công ty này có hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu hơn nên hành vi điều chỉnh lợi nhuận sẽ khó thực hiện hơn
• Các công ty lớn thường được kiểm toán bởi Big4 nên khó thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận
• Các công ty lớn sợ hành vi điều chỉnh lợi nhuận sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng lâu
đời của mình
Như vậy thì mức độ sai sót, gian lận hoặc điều chỉnh lợi nhuận của các công ty có quy mô lớn thường ít hơn các công ty có quy mô nhỏ hơn. Do đó, tác giảđưa ra giả thiết, các công ty có quy mô lớn sẽ có ít sai lệch hơn các công ty còn lại.
Để kiểm tra lại giả thiết trên, tác giảđã tiến hành phân tích độ sai lệch của các công ty trên HOSE theo quy mô công ty.
Thực tế là chưa có quy định nào để phân loại cụ thể các công ty niêm yết theo quy mô trên Sở giao dịch chứng khoán ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra chỉ số VN30 dựa trên các công ty có quy mô lớn. Nhóm các công ty thuộc VN30 đại diện cho các công ty trên HOSE có vốn hóa thị
trường và tính thanh khoản cao nhất, chiếm khoảng 80% giá trị vốn hóa và 60% giá trị
giao dịch tổng thị trường. Do đó, tác giả chia các công ty thành hai nhóm:nhóm các công ty thuộc VN30- các công ty có quy mô lớn và nhóm các công ty còn lại để xem xét các chỉ tiêu thống kê về sai lệch giữa 2 nhóm công ty trên.
Các công ty được lựa chọn vào danh sách này được xem xét định kỳ 6 tháng một lần vào tháng 7 và tháng giêng. Do danh sách này chỉ được đưa ra từ năm 2012 nên tác giả
chọn danh sách các công ty VN30 được công bố vào tháng 1/2013 để xem xét cho các năm từ 2010-2012.
Số lượng các công ty như sau:
Bảng 2.10: Bảng kê số lượng công ty niêm yết theo quy mô Công ty niêm yết Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Trung bình 3 năm Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ VN30 29 10.86% 30 10.10% 30 9.62% 10.19% Khác 238 89.14% 267 89.90% 282 90.38% 89.81% Cộng 267 100.00% 297 100.00% 312 100.00% 100.00% (Nguồn: Tổng hợp từ Phụ lục 2.1-2.4)
Nhìn chung các công ty thuộc VN30 chiếm khoảng 10% các các công ty niêm yết trên HOSE. Còn lại khoảng 90% là các công ty niêm yết nhỏ hơn. Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ
nhưng mức ảnh hưởng của các công ty này rất lớn trên thị trường. Kết quả tổng hợp sai lệch được trình bày ở bảng sau:
Bảng 2.11: Bảng kê sai lệch các công ty theo quy mô Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Trung bình 3 năm Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Có sai lệch VN30 23 79.31% 27 90.00% 26 86.67% 85.33% Khác 193 81.09% 229 85.77% 237 84.04% 83.63% Tỷ lệ sai lệch trung bình VN30 2.64% 4.64% 4.27% 3.85% Khác 74.46% 22.44% 42.73% 46.54% Sai lệch trên 10% VN30 3 10.34% 3 10.00% 4 13.33% 11.23% Khác 38 15.97% 84 31.46% 63 22.34% 23.26% (Nguồn: Tổng hợp từ Phụ lục 2.1-2.4)
Qua đó, ta thấy không có sự khác biệt nhiều về tỷ lệ các công ty có sai lệch giữa 2 nhóm. Kết quả này tiếp tục khẳng định vấn đề sai lệch là phổ biến trên các công ty niêm yết.
Tuy nhiên các công ty thuộc nhóm VN30 – các công ty có quy mô lớn có tỷ lệ các công ty có mức sai lệch trên 10% nhỏ hơn đáng kể so với các công ty khác (11.23% so với 23.36%). Như vậy, có thể thấy các công ty có quy mô lớn thường có tỷ lệ sai lệch trọng yếu nhỏ hơn so với các công ty còn lại.