Điều kiện ghi nhận doanh thu :
Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác đã quy định các điều kiện để
ghi nhận doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, trong thực tế, các doanh nghiệp vẫn ghi nhận doanh thu khi chưa đủ điều kiện hoặc không ghi nhận doanh thu khi đã đủ điều kiện theo quy định của chuẩn mực kế toán. Trong quá trình kiểm toán, khi các KTV phát hiện được các sai lệch trên sẽ yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh theo đúng điều kiện ghi nhận của Chuẩn mực kế toán và dẫn đến sai lệch lợi nhuận sau kiểm toán. Sai lệch này thường xảy ra ở các doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh bất động sản.
Hiện tại, có hai phương pháp ghi nhận doanh thu bất động sản: ghi nhận từng phần và ghi nhận hoàn thành. Việc áp dụng phương pháp nào tùy thuộc vào từng loại bất động sản. Đối với doanh nghiệp là nhà thầu xây dựng, thi công công trình theo hợp đồng thì áp dụng phương pháp ghi nhận từng phần theo khối lượng xây dựng hoàn thành.
Ngược lại đối với các doanh nghiệp là chủ đầu tư xây dựng, dự án chung cư chỉ được ghi nhận doanh thu khi đã xây dựng xong và chuyển giao xong quyền sở hữu nhà cho khách hàng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp loại này đã làm sai quy định chuẩn mực số
14 khi ghi nhận doanh thu theo phương pháp từng phần hay theo tiến độ thanh toán tiền của khách hàng.
Cụ thể, trong công văn giải trình chênh lệch sau kiểm toán năm 2010 của Công ty CP TV TM DV Địa Ốc Hoàng Quân là do kiểm toán đã điều chỉnh giảm doanh thu cho thuê đất khu công nghiệp của một vài khách hàng vì chưa hoàn tất thủ tục pháp lý cấp sổđỏ tức là chưa thỏa mãn được điều kiện của chuẩn mực là chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua. Điều này làm giảm lợi nhuận gộp của công ty 115.346.747.926 đồng, tương đương 22.99% lợi nhuận sau thuế trước kiểm toán.
Ngược lại là Công ty CP phát triển đô thị Từ Liêm giải trình chênh lệch doanh thu sau kiểm toán năm 2012 trong công văn số 32/CV-LIDECO ngày 27/03/2013 là do điều chỉnh tăng doanh thu các lô đất đã bán, các công trình xây lắp do kiểm toán xác định
đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu trong 2012. Điều này làm tăng lợi nhuận gộp lên 18.261.699.198, tương đương 34.26% lợi nhuận sau thuế trước kiểm toán.
Điều chỉnh giá bán:
Doanh thu trước kiểm toán được ghi nhận theo giá bán tạm tính. Khi thực hiện kiểm toán, doanh nghiệp đã có giá bán được phê duyệt chính thức nên kiểm toán thực hiện
điều chỉnh doanh thu theo giá bán mới. Các doanh nghiệp trong ngành điện thường có sai lệch này.
Cụ thể, trong công văn số 212/TMHPC-TCKT ngày 09/04/2012 của Công ty CP Thủy
điện Thác mơ giải trình sai lệch doanh thu sau kiểm toán năm 2011 là do giá điện trước kiểm toán là giá điện tạm tính (bằng 90% giá điện năm 2010), giá điện sau kiểm toán là giá được phê duyệt chính thức. Việc thay đổi giá điện đã dẫn tới lợi nhuận kế
toán của đơn vị sau kiểm toán từ lỗ 18.419.000.000 đồng thành lăi 99.476.000.000
Ở đây doanh nghiệp hoàn toàn chuyển từ lỗ thành lãi, như vậy nếu nhà đầu tư căn cứ
vào báo cáo trước kiểm toán và bán cổ phiếu của công ty ra thì thực sự mức thiệt hại không hề nhỏ. Trong khi đó, công ty đã không thuyết minh về giá bán tạm tính trên báo cáo trước kiểm toán.
Thay đổi chính sách kế toán ghi nhận doanh thu và giá vốn
Theo chuẩn mực kế toán số 29-Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót, doanh nghiệp được thay đổi chính sách kế toán khi:
“(a) Có sự thay đổi theo quy định của pháp luật hoặc của chuẩn mực kế toán và chếđộ
kế toán; hoặc
(b) Sự thay đổi sẽ dẫn đến báo cáo tài chính cung cấp thông tin tin cậy và thích hợp hơn vềảnh hưởng của các giao dịch và sự kiện đối với tình hình tài chính, kết quả hoạt
động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.”
Trên thực tế, các doanh nghiệp có thể chọn lựa các chính sách kế toán để điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn.
Cụ thể, theo công văn giải trình chênh lệch sau kiểm toán năm 2011 của Công ty Cổ
Phần Đầu Tư Hạ Tầng Và Đô Thị Dầu Khí (PTL) thì, chênh lệch sau kiểm toán do công ty thay đổi chính sách kế toán về ghi nhận doanh thu và giá vốn trong năm 2012 trước thời điểm kiểm toán. Do đó, theo chuẩn mực kế toán số 29, kiểm toán điều chỉnh lại báo cáo tài chính 2011 theo chính sách kế toán mới. Điều này làm tăng mạnh lợi nhuận gộp của công ty năm 2011 lên 107.056.006.657 đồng, tương ứng với 217.35% lợi nhuận sau thuế trước kiểm toán và làm giảm lợi nhuận của năm 2010 xuống. Thực tế trong báo cáo kiểm toán năm 2010, công ty cũng thay đổi chính sách kế toán ghi nhận doanh thu, giá vốn. Theo chính sách ghi nhận mới, công ty đã làm tăng lợi nhuận của năm 2010 so với chính sách cũ. Bây giờ, trên báo cáo kiểm toán 2011, công ty lại tiếp tục thay đổi chính sách ghi nhận doanh thu, giá vốn và làm giảm lợi nhuận năm 2010 khi tính lại theo chính sách mới. Như vậy có khả năng công ty đã thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận để tăng lợi nhuận năm 2011 bằng cách thay đổi chính sách ghi nhận doanh thu và giá vốn.
• Ghi nhận doanh thu khi xuất hóa đơn theo thuế
• Phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu đến thời điểm kiểm toán, đây là ảnh hưởng của các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo tài chính đến thời điểm kiểm toán
• Ghi nhận doanh thu sai niên độ