Sai lệch ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Sai lệch lợi nhuận sau thuế trên BCTC trước và sau kiểm toán của các công ty niêm yết (Trang 44 - 46)

Việc ghi nhận, đánh giá và xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái là một vấn đề

phức tạp, gây nhiều tranh cãi trong nhiều năm qua.

Chuẩn mực kế toán số 10- Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái được Bộ tài chính ban hành vào năm 2002 có một ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vấn đề

trên. Nội dung của chuẩn mực đã theo kịp với các quy định của Chuẩn mực kế toán quốc tế.

Tuy nhiên năm 2009, Bộ tài chính cũng ban hành Thông tư số 201/2009/TT-BTC – Hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp. Do cả hai văn bản

đều do Bộ tài chính ban hành nên các doanh nghiệp được chọn lựa giữa việc áp dụng theo Chuẩn mực kế toán số 10 hoặc theo Thông tư số 201/2009/TT-BTC. Tuy nhiên do có sự khác biệt khá lớn giữa hai văn bản trên nên đã dẫn tới nhiều vấn đề nảy sinh. Theo Chuẩn mức kế toán số 10, chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ vào cuối kỳ sẽ được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí tài chính trong năm.

Tuy nhiên theo Thông tư 201, chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ nguồn gốc ngoại tệ ngắn hạn thì không ghi nhận vào thu nhập hay chi phí tài chính mà treo lại trên Bảng cân đối kế toán để đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xóa số dư. Còn đối với các khoản nợ dài hạn có nguồn gốc ngoại tệ : ‘’ Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để

công ty không bị lỗ nhưng mức hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó. Số chênh lệch tỷ

giá còn lại sẽđược theo dõi và tiếp tục phân bổ vào chi phí cho các năm sau nhưng tối

đa không quá 5 năm ‘’.

Có thể thấy, nếu áp dụng theo Thông tư 201, thu nhập hay chi phí tài chính các doanh nghiệp sẽ khác biệt rất nhiều so với việc áp dụng Chuẩn mực kế toán số 10. Ngoài ra các doanh nghiệp có thể điều chỉnh kết quả kinh doanh qua việc thực hiện phân bổ

chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ dài hạn phải trả cuối kỳ.

Hiện tại, thông tư số 179/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 mới ban hành và thay thế

cho thông tư số 201/2009/TT-BTC đã khắc phục được phần lớn các vấn đề trên. Các quy định trong thông tư 179 đã phù hợp hơn với Chuẩn mực kế toán số 10 nên một số

doanh nghiệp lại chuyển sang áp dụng chuẩn mực kế toán số 10.

Việc một số doanh nghiệp có thay đổi việc áp dụng giữa chuẩn mực kế toán số 10 và Thông tư 201 đã dẫn đến sai lệch sau kiểm toán. Việc không cập nhật kịp thời Thông tư 179 cũng dẫn đến sai lệch tương tự.

Cụ thể, trong công văn giải trình chênh lệch báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán năm 2010 của Công ty Cổ Phần Hàng Hải Đông Đô (DDM) đã nêu nguyên nhân chính của việc giảm lợi nhuận sau kiểm toán là do đơn vị đã thay đổi việc áp dụng Thông tư

201 sang áp dụng Chuẩn mực kế toán số 10 theo kiến nghị của kiểm toán. Điều này đã dẫn tới chi phí tài chính tăng và làm giảm lợi nhuận tới 68.354.648.851 đồng, tương

ứng với 14431.64% lợi nhuận sau thuế trước kiểm toán.

Cũng trong công văn giải trình chênh lệch lợi nhuận sau kiểm toán 2012 của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Gốm Sứ TACERA (TCR) v/v đã là do đơn vị chưa kịp thời cập nhật Thông tư 179/2012/TT-BTC nên kiểm toán đã điều chỉnh theo Thông tư

179/2012/TT-BTC. Điều này đã dẫn tới tăng doanh thu hoạt động tài chính và làm tăng lợi nhuận sau thuế của đơn vị lên 2.262.843.522 tương ứng với 179% lợi nhuận sau thuế trước kiểm toán.

Ngoài ra còn có một số lý do sai lệch khác:

• Doanh nghiệp không đánh giá hoặc đánh giá không đầy đủ chênh lệch tỷ giá cuối kỳ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Sai lệch lợi nhuận sau thuế trên BCTC trước và sau kiểm toán của các công ty niêm yết (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)