Sai lệch ghi nhận các khoản dự phòng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Sai lệch lợi nhuận sau thuế trên BCTC trước và sau kiểm toán của các công ty niêm yết (Trang 46 - 49)

Theo Chuẩn mực số 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng thì khoản dự

phòng là khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian. Việc trích lập dự phòng được hiểu là việc ghi nhận vào chi phí khoản chênh lệch nhỏ hơn giá trị tài

sản doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính và thời điểm mua hoặc ghi nhận dự phòng tương ứng với khoản nợ phải trả.

Các khoản trích lập dự phòng chủ yếu của doanh nghiệp là: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp của doanh nghiệp.

Bộ tài chính cũng đã ban hành các thông tư để hướng dẫn cụ thể các doanh nghiệp trích lập các khoản dự phòng trên. Hiện tại là Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 và mới đây là Thông tư số 89/2013/TT-BTC ngày 28/06/2013 sửa đổi bổ

sung Thông tư 228.

Tuy nhiên, để làm đẹp kết quả kinh doanh, nhiều công ty đã không trích lập hoặc trích lập dự phòng không đầy đủ. Các đơn vị này chấp nhận đóng thuế cao hơn so với việc trích lập dự phòng đầy đủ để giấu đi các khoản lỗ tiềm tàng, do sợ ảnh hưởng tới giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Khi các kiểm toán viên phát hiện và yêu cầu

đơn vị điều chỉnh thì lợi nhuận sau kiểm toán có sự chênh lệch lớn so với trước kiểm toán. Đây là loại sai lệch phổ biến nhất ở các doanh nghiệp niêm yết.

Thực tế, để xác định được mức lập dự phòng phù hợp rất khó, mang tính ước tính cao. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do việc xác định giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm lập báo cáo tài chính để làm căn cứ lập dự phòng không dễ dàng. Ngoài ra, còn do ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp: do chí phí dự

phòng mang tính ước tính cao, nếu không giải trình hợp lý thì sẽ bị cơ quan thuế loại trừ khỏi chi phí hợp lý và doanh nghiệp sẽ bị xử phạt về thuế.

Đối vi vic lp d phòng gim giá hàng tn kho:

Việc xác định giá trị hàng tồn kho tại thời điểm lập dự phòng không hề dễ dàng đối với cả kế toán và kiểm toán viên. Do không xác định được giá bán tại thời điểm lập dự

phòng, đặc biệt đối với các mặt hàng không có thị trường rộng lớn, không có giao dịch mua bán tại thời điểm lập báo cáo tài chính và cho đến thời điểm kiểm toán. Đặc biệt,

Cụ thể, đối chiếu báo cáo tài chính năm 2012 Công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú (mã cổ phiếu: MPC) trước và sau kiểm toán đã cho thấy có sự chênh lệch lớn về

việc lập dự phòng hàng tồn kho. Theo đó chi phí lập dự phòng hàng tồn kho đã tăng thêm sau kiểm toán là 60.427.337.116 đồng, trong khi đó lợi nhuận kế toán sau thuế

của công ty trước kiểm toán chỉ là 90.178.934.509 đồng. Như vậy, nếu lập dự phòng

đầy đủ thì lợi nhuận công ty sẽ giảm rất mạnh. Do đó, khả năng công ty cố tình không lập dự phòng hàng tồn kho cũng rất cao.

Đối vi vic lp d phòng tn tht các khon đầu tư tài chính:

Các quy định tại Thông tư 228/2009/TT-BTC và Thông tư số 89/2013/TT-BTC chỉ

cho phép lập dự phòng đầu tư theo giá trị sổ sách không phải theo giá thị trường của chứng khoán. Nếu doanh nghiệp lập dự phòng theo giá trị trường thì cơ quan thuế sẽ

tính tiền phạt truy thu trên sốđược phép trích lập.

Các quy định hiện hành cũng chưa quy định rõ giá cổ phiếu trên thị trường OTC làm căn cứ trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán. Đối với các công ty chưa đăng ký giao dịch ở thị trường giao dịch của các công ty đại chúng thì giá chứng khoán thực tế

trên thị trường được xác định là giá trung bình trên cơ sở giá giao dịch được cung cấp tối thiểu bởi 3 công ty chứng khoán tại thời điểm dự phòng. Và các doanh nghiệp có thể móc nối với các công ty chứng khoán để có được giá giao dịch cổ phiếu trên thị

trường OTC theo mục đích của mình.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng không cần trích lập dự phòng nếu không thể xác định

được giá thị trường.

Cụ thể, theo công văn giải trình chênh lệch sau kiểm toán năm 2010 của Công ty Cổ

phần tập đoàn thép Tiến Lên (TLH) thì nguyên nhân chính làm giảm lợi nhuận công ty sau kiểm toán là do bổ sung trích lập dự phòng đầu tư chứng khoán số tiền là 30.319.942.651 đồng, trong khi đó lợi nhuận kế toán sau thuế trước kiểm toán là 80.132.944.869. Sai lệch ở đây không hề nhỏ, như vậy liệu có phải công ty cố tình không lập dự phòng để làm đẹp kết quả kinh doanh?

Đối vi vic lp d phòng phi thu khó đòi

Tình hình kinh tế khó khăn thì khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng càng khó hơn, thậm chí một số doanh nghiệp còn mất khả năng thanh toán. Do đó việc phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi cao hơn sẽảnh hưởng tới lợi nhuận của đơn vị niêm yết. Một số công ty cố tình phân loại sai về tuổi nợ của khách hàng để không trích lập, hoặc trích lập ít hơn mức quy định. Thậm chí che giấu thông tin về tình hình công ty khách hàng đã mất khả nãng thanh toán. Ðiều này dẫn đến sai lệch lợi nhuận sau kiểm toán.

Cụ thể, theo công văn giải trình chênh lệch sau kiểm toán năm 2012 của Công ty Cổ

phần BourBon Tây Ninh thì chênh lệch chủ yếu sau kiểm toán là do công ty trích lập dự phòng khoản vay khó đòi với số tiền là 95.52 tỷđồng, trong khi lợi nhuận sau thuế

trước kiểm toán của công ty là 440.06 tỷđồng.

Hoặc trường hợp Công ty CP Mirae có lợi nhuận kế toán sau thuế trước kiểm toán là lời 3.115.245.976 đồng, nhưng sau khi công ty trích lập dự phòng phải thu khó đòi theo kiểm toán thì công ty bị lỗ tới 14.089.995.713 đồng. Do đó, khả năng là công ty

đã cố tình không lập dự phòng trên báo cáo trước kiểm toán để làm đẹp kết quả kinh doanh. Điều này cho thấy ảnh hưởng nghiêm trọng của chi phí lập dự phòng, có thể

làm thay đổi hoàn toàn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Sai lệch lợi nhuận sau thuế trên BCTC trước và sau kiểm toán của các công ty niêm yết (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)