Số lƣợng khách hàng tham gia nghiệp vụ BTT còn khiêm tốn

Một phần của tài liệu tiểu luận giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại của việt nam (Trang 34 - 36)

Đối tƣợng khách hàng hiện nay sử dụng dịch vụ Bao thanh toán tại các ngân hàng còn rất hạn chế, chủ yếu là các khách hàng quen, đã từng sử dụng nghiệp vụ này hoặc có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì mới tham gia dịch vụ này. Nguyên nhân là do:

a. Khái niệm bao thanh toán còn khá mờ nhạt

Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 01/10/2004, tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam hiểu biết về bao thanh toán vẫn còn rất mơ hồ nhất là các doanh nghiêp nhỏ lẻ.

Tại các diễn đàn doanh nghiệp, diễn đàn phát triển kinh tế , các doanh nghiệp chỉ đựơc giới thiệu một chút am hiểu về sản phẩm bao thanh toán. Từ đó, họ không có khái niệm sử dụng dịch vụ cũng nhƣ lựa chọn dịch vụ phù hợp với việc kinh doanh của doanh nghiệp mình.

b. Chi phí cao gây e ngại cho các doanh nghiệp

Bao thanh toán là một nghiệp vụ có nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro từ phía ngƣời mua. Vì vậy, dịch vụ bao thanh toán có chi phí tƣơng đối cao, trung bình khoảng 3 – 5% doanh thu. Chi phí cao bởi vì ngoài chi phí để gánh chịu rủi ro, còn bao gồm chi phí quản lý sổ sách, chi phí chuyển phát nhanh và các chi phí phụ khác. Điều này gây tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ bao thanh toán.

32 Xét về mặt lý thuyết, bao thanh toán khắc phục đƣợc tình trạng cho vay dựa trên tài sản thế chấp của tín dụng ngân hàng. Nhƣng thực tế ở Việt Nam, tài sản đảm bảo vẫn là vấn đề tiên quyết để nhận đƣợc nguồn tài trợ từ các tổ chức tín dụng. Tại Việt Nam, tài sản đảm bảo không những đƣợc các ngân hàng Việt Nam mà còn đƣợc các ngân hàng nƣớc ngoài xem trọng. Điều này cũng là tất yếu, bởi vì, đặc điểm thị trƣờng Việt Nam đầy rủi ro, không cho phép ngân hàng mạo hiểm. Các ngân hàng không thể xét duyệt hạn mức tín dụng đơn thuần sau khi nghe các doanh nghiệp chứng minh tình trạng tài chính của mình là lành mạnh trong khi những lý lẽ đó có đƣợc từ việc phân tích các báo cáo tài chính không thể tin tƣởng đƣợc.Chính việc ngân hàng đòi hỏi bên bán phải có tài sản đảm bảo đã làm giảm đi ƣu thế của dịch vụ bao thanh toán, đồng thời cũng đã làm mất đi bản chất của dịch vụ này.

Mặt khác, dịch vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thƣờng chỉ chú trọng tới các doanh nghiệp lớn. Dịch vụ bao thanh toán của ngân hàng chƣa thật tiện lợi, hệ thống thông tin tín dụng còn thiếu thốn nên để tránh rủi ro, ngân hàng đƣa ra những điều kiện rất khó đáp ứng, có đòi hỏi cao đối với khách hàng nhƣ phải chứng minh uy tín của bên mua hàng, các khoản phải thu phải thật sự an toàn hay phải có sự bảo lãnh của định chế tài chính khác. Đây thật sự là điều kiện khó khăn đối với doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đối với quốc tế, bao thanh toán thƣờng là miễn truy đòi. Sau khi kí hợp đồng bao thanh toán và nhận tiền đầy đủ từ phía tổ chức bao thanh toán, ngƣời bán (nhà xuất khẩu) sẽ hết nghĩa vụ đối với hợp đồng đã kí với nhà nhập khẩu. Đây là một trong những ƣu điểm nổi bật làm bao thanh toán trở nên hấp dẫn vì nhà xuất khẩu không còn lo lắng, bận tâm với hợp đồng mua bán nữa. Tuy nhiên, vì dịch vụ bao thanh toán còn khá mới mẻ và để đảm bảo an toàn, ngân hàng chỉ thực hiện bao thanh toán có quyền truy đòi. Điều này cũng đƣợc xem là một cản trở lớn đối với sự phát triển dịch vụ này tại Việt Nam. Nó làm cho các doanh nghiệp có tâm lý không muốn sử dụng dịch vụ.

Ngoài ra, bên bán hàng muốn đƣợc ngân hàng thực hiện bao thanh toán, khách hàng của bên bán (bên mua hàng) phải đƣợc đơn vị bao thanh toán cấp hạn mức tín dụng. Điều này

33 thật sự vô lý, và đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ bao thanh toán.

Một phần của tài liệu tiểu luận giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại của việt nam (Trang 34 - 36)