Khung pháp lý

Một phần của tài liệu tiểu luận giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại của việt nam (Trang 31 - 34)

Hoạt động bao thanh toán cũng đƣợc quy định trong nhiều quy định nhƣ 1096/2004/Q Đ- NHNN, 30/2008/QĐ- NHNN .Tuy nhiên, những quy chế này vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Chính vì thế, các ngân hàng thƣơng mại, công ty tài chính vẫn chƣa mạnh dạn triển khai rộng rãi hoạt động này.

- Theo Quy chế 1096, bao thanh toán đƣợc định nghĩa “là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa”.

29 + Việc định nghĩa bao thanh toán chỉ là “một hình thức cấp tín dụng” đã khiến toàn bộ nội dung quy chế này lệch ra khỏi bản chất của nghiệp vụ bao thanh toán. Quan niệm này không thống nhất với quan niệm phổ biến về bao thanh toán trên thế giới. Bên cạnh chức năng tài trợ, đơn vị bao thanh toán còn cung cấp chức năng theo dõi sổ sách, thu nợ tiền hàng và bảo hiểm rủi ro. Đây chính là điểm khác nhau cơ bản của bao thanh toán so với việc cấp tín dụng thông thƣờng.

+ Đồng thời, định nghĩa bao thanh toán là “hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu”. Điều này đã tạo sự nhập nhằng, khó hiểu vì quan hệ tín dụng và quan hệ mua bán là hai mối quan hệ tách biệt nhau.

+ Theo Quy chế 1096, nghiệp vụ bao thanh toán chỉ áp dụng cho các khoản phải thu xuất phát từ hợp đồng mua bán hàng hóa, không đề cập gì đến khoản phải thu phát sinh từ việc cung ứng dịch vụ.

- Theo định nghĩa, bao thanh toán chỉ là hình thức cấp tín dụng, nên khoản ứng trƣớc chỉ đơn thuần là khoản cho vay, còn khoản phải thu vẫn là tài sản thuộc sở hữu của ngƣời bán. Chính sự không chính xác trong việc định nghĩa nghiệp vụ bao thanh toán đã dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn đối với đơn vị bao thanh toán trong việc chuyển giao quyền đòi nợ từ ngƣời bán sang đơn vị bao thanh toán. Pháp luật hiện nay vẫn không có quy định liên quan đến việc xác lập mối quan hệ này.

- Theo mục c, d, đ, e, khoản 1, điều 13 của Quy chế 1096 có viết:

“c. Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thỏa thuận và ký kết hợp đồng bao thanh toán.

d. Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng đồng ký gửi văn bản thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng và các bên liên quan, trong đó nêu rõ việc bên bán hàng chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị bao thanh toán và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán trực tiếp cho đơn vị bao thanh toán.

30

đ. Bên mua hàng gửi văn bản cho bên bán và đơn vị bao thanh toán xác nhận về việc đã nhận được thông báo và cam kết về việc thực hiện thanh toán cho đơn vị bao thanh toán. e. Bên bán hàng chuyển giao bản gốc hợp đồng mua, bán hàng, chứng từ bán hàng và các chứng từ khác liên quan đến khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán”.

Điều này đã gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng Việt Nam khi thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán. Khi ngƣời bán và đơn vị bao thanh toán đồng ký gửi văn bản thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng, mà bên mua hàng không đồng ý, không gửi văn bản xác nhận về việc đã nhận thông báo thì sẽ gây khó khăn cho cả ngƣời bán và đơn vị bao thanh toán. Bởi vì, pháp luật sẽ không thừa nhận dịch vụ bao thanh toán nếu không có sự chấp nhận bằng văn bản của khách hàng phải trả nợ.

Cũng theo đề mục trên, khi ngƣời bán và đơn vị bao thanh toán thỏa thuận, kí kết hợp đồng bao thanh toán, sẽ phải đồng ký gửi văn bản thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng. Nhƣ vậy, chƣa đủ cơ sở để xác định thông báo có hiệu lực thi hành cho tất cả các bên.

- Cũng theo Quy chế 1096, chỉ các tổ chức tín dụng mới đƣợc thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán. Quy định trên không hợp lý vì nó gây khó khăn cho các doanh nghiệp có uy tín, có năng lực về tài chính và thẩm định khách hàng muốn cung cấp dịch vụ này.

- Lợi ích của bao thanh toán là không cần dùng hối phiếu để tài trợ và giải quyết mọi tranh chấp thƣơng mại mà chỉ cần có hợp đồng và các hóa đơn thƣơng mại đã đƣợc đóng dấu chuyển quyền sở hữu. Hợp đồng bao thanh toán cũng nhƣ các hợp đồng thƣơng mại khác sẽ đƣợc xem nhƣ là cơ sở pháp lý để trong trƣờng hợp có tranh chấp, sẽ đƣợc đƣa ra trọng tài kinh tế hoặc tòa án thƣơng mại để xét xử. Nhƣng vấn đề ở đây là, ở Việt Nam, hiệu lực hợp đồng và thậm chí là hiệu lực kết quả xét xử của trọng tài kinh tế hay tòa án thƣơng mại vẫn còn bị xem nhẹ. Rất nhiều trƣờng hợp vi phạm hợp đồng, không tuân thủ phán quyết của trọng tài và tòa án mà vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Nói tóm lại, một nguyên nhân khiến bao thanh toán chậm đƣợc triển khai ở Việt Nam là do luật pháp của ta chƣa nghiêm.

31 - Mặt khác, trên cơ sở lý thuyết, khởi kiện tại tòa án đƣợc xem là cứu cánh cuối cùng và hiệu quả nhất của ngân hàng để thu hồi các khoản nợ khi con nợ cố tình lẫn tránh nghĩa vụ khi đến hạn. Nhƣng thực tế cho thấy việc khởi kiện tại tòa án chƣa thực sự là phƣơng thức hiệu quả để bảo vệ quyền lợi cho chủ nợ. Thủ tục tố tụng kinh tế và dân sự còn quá phức tạp, chi phí kiện tụng tốn kém, công tác thi hành án còn nhiều bất cập… Sau một chặng đƣờng dài tốn kém thời gian và tiền bạc, kết quả là ngân hàng vẫn đứng trƣớc nguy cơ không thu hồi đƣợc khoản nợ.

Một phần của tài liệu tiểu luận giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại của việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)