MỤC TIÊU 1 kiến thức:

Một phần của tài liệu GA Sinh 7 ki 2 (Trang 31 - 33)

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP I Ổn định lớp:

A. MỤC TIÊU 1 kiến thức:

1. kiến thức:

-Nêu được đặc điểm cấu tạo của dơi và cá voi phù hợp với điều kiện sống. -Thấy được một số tập tính của dơi và cá voi.

2. kĩ năng:

-Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, khái quát. -Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.

3. thái độ:

-Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.

B. CHUẨN BỊ.

Giáo viên: Hình vẽ sách giáo khoa + tranh 1 số loài dơi + bảng phụ. Học sinh: kẻ bảng.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.I. Ổn định lớp: I. Ổn định lớp:

Sỹ số lớp 7B:

II. Các hoạt động dạy học:

Bài cũ

?Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo và tập tính của thú mỏ vịt và Kanguru thích nghi với điều kiện sống.

Bài mới

Trong lớp thú dơi là động vật duy nhất biết bay thật sự còn cá voi là thú duy nhất có kích thước lớn nhất thích nghi hoàn toàn với đời sống bơi lặn. Vậy chúng có cấu tạo và tập tính như thế nào để thích nghi với lối sống  Bài 49.

HĐ1: Tìm hiểu một vài tập tính của dơi và cá voi.

Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát H49.1 và 49.2 sách giáo khoa T159- 160. Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập về

+Đặc điểm răng, cách ăn. +Cách di chuyển.

+Thức ăn.

Giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày kết quả rút ra kết luận.

HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm của dơi và cá voi thích nghi với điều kiện sống.

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin sách giáo khoa T159-160, kết hợp quan sát H49.1, 49.2 trao đổi nhóm hoàn thành bài tập phiếu 2.

Giáo viên treo bảng phụ, đại diện nhóm lên điền thông tin, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

I.Tập tính của dơi và cá voi.

Kết luận:

-Cá voi bơi uốn mình, ăn bằng cách lọc mồi, không có răng.

-Dơi: dùng răng phá vỡ vỏ sâu bọ, bay không có đường bay rõ rệt.

II.Đặc điểm của dơi và cá voi thích nghi với điều kiện sống

Hình dạng cơ thể Chi trước Chi sau Dơi Cơ thể ngắn thon

nhỏ

Biến đổi thành cánh da (mềm, rộng nối chi trước với chi sau và đuôi)

Yếu bám vào vật không tự cất cánh

Cá voi Hình thoi thon dài, cổ không phân biệt với thân

Biến đổi thành bơi chèo (có các xương cánh, xương ống, xương bàn)

?Dơi có đặc điểm nào thích nghi với đời sống bay lượn.

?Cá voi có cấu tạo như thế nào thích nghi với đời sống trong nước.

Kết luận về bộ dơi, bộ cá voi.

?Theo em dơi có tác dụng gì với đời sống?

Kết luận 1.Bộ dơi

-Có khoảng 850loài.

-Chi trước biến đổi thành cánh, màng da mềm, rộng, nối liền cánh tay, ống bàn tay với mình, chi sau và đuôi.

-Bộ xương dơi nhẹ, xương mỏ ác có mấu lưỡi hái dùng làm chỗ bám cho cơ vận động cánh.

-Dơi đẻ con non yếu phải sống bám vào bụng mẹ.

-Tác dụng của dơi

+Lợi ích: ăn sâu bọ. Phân dơi sử dụng làm phân bón hoặc dùng làm thuốc nổ. +Tác hại: dơi ăn hoa quả phá hại vườn quả.

2.Bộ cá voi.

-Có khoảng 80loài.

-Thích nghi đời sống ở nước.

-Cơ thể hình thoi, cổ rất ngắn, lớp mỡ dưới da dày, chi trước biến thành vây. Bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.

III. Củng cố - Hướng dẫn về nhà

1. Củng cố khắc sâu kiến thức:

?Gọi 1 học sinh đọc kết luận chung.

?Tại sao cá voi to lớn nhưng bơi lặn rất giỏi.

2. Hướng dẫn về nhà

-Đọc mục “ em có biết”

-Học bài theo câu hỏi sách giáo khoa. -Kẻ bảng 1 T164 thêm cột cấu tạo chân.

Giảng: 7B : .../.../2011

Một phần của tài liệu GA Sinh 7 ki 2 (Trang 31 - 33)

w