Tự đánh giá: Chưa đạt.

Một phần của tài liệu Báo cáo tự đánh giá tại TRƯỜNG mầm NON THỊ TRẤN PHÚ XUYÊN (Trang 25 - 31)

Tiêu chí 8: Tổ chức các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi phù hợp với điều kiện địa phương.

a) Có nội dung hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi theo từng tháng, từng năm học và thực hiện đúng tiến độ, đạt hiệu quả.

b) Trong năm học tổ chức ít nhất một lần cho trẻ từ 4 tuổi trở lên tham quan địa danh, di tích lịch sử, văn hoá địa phương hoặc mời nghệ nhân hướng dẫn trẻ làm đồ chơi dân gian.

c) Phổ biến, hướng dẫn cho trẻ các trò chơi dân gian, các bài ca dao, đồng

1. Mô tả hiện trạng:

Nhà trường đã chỉ đạo bộ phận chuyên môn xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi cho trẻ đúng kế hoạch, đảm bảo kết quả tốt, theo các sự kiện lịch sử của đất nước như ngày Tết Trung Thu, ngày 20/11, ngày Tết Nguyên Đán, ngày 8/3, ngày tổng kết năm học và Quốc tế thiếu nhi 1/6 [H1-1-08-01]. Thông qua các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi được tổ chức theo tưng tháng, xuyên suốt cả năm học, đã góp phần giúp cho trẻ lĩnh hội được tinh thần các ngày lễ lớn, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động, góp phần cho trẻ được phát triển toàn diện. Trong năm học nhà trường tổ chức cho trẻ 4 tuổi và 5 tuỏi tham quan địa danh di tích lịch sử đền Bà Ả Lanh giúp trẻ hiểu biết thêm về truyền thống lịch sử đấu tranh dựng nước và giư nước của cha ông ta [H1-1-08-02].

Nhà trường luôn chú trọng khai thác các nội dung của văn hóa dân gian đưa vào hoạt động của tưng chủ đề, phù hợp với độ tuổi của trẻ được tổ chức lồng ghép vào trong các hoạt động trong ngày. BGH cùng tổ chuyên môn lựa chọn nhưng trò chơi dân gian, bài hát dân ca, các bài ca dao, đồng dao đưa vào lồng ghép trong nội dung giáo dục trẻ phù hợp theo độ tuổi. Với trẻ bé chủ yếu dạy trẻ nhưng trò chơi dân gian đơn giản, nghe các bài hát dân ca quen thuộc. Với trẻ lớn, dạy trẻ các bài đồng dao, ca dao, các trò chơi dân gian vui nhộn. Ngoài ra, còn tổ chức cho trẻ mẫu giáo được giao lưu thông qua các trò chơi dân gian và hát dân ca. Nhưng hoạt động trên được 100% trẻ tham gia tích cực, hứng thú, chủ động hợp tác [H1-1-08-03], [H1-1-08-04].

2. Điểm mạnh:

Nhà trường có kế hoạch lịch trình cụ thể để tổ chức các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi phù hợp với điều kiện của trường một cách khoa học, hợp lý, phong phú và mang lại hiệu quả cao, được phụ huynh tin tưởng và nhiệt tình ủng hộ. Giáo viên chịu khó sưu tầm các bài ca dao, hò vè để tổ chức các hoạt động trong ngày, mọi lúc mọi nơi.

3. Điểm yếu:

Nhà trường chưa mời nghệ nhân hướng dẫn trẻ làm đồ chơi dân gian mới chỉ tổ chức ở mức độ là cô và trẻ cùng tham gia làm đồ chơi dân gian trong các kỳ lễ hội.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Duy trì tốt việc tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động lễ hội, vui chơi, văn nghệ, đi tham quan phù hợp với trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương. Có kế hoạch mời nghệ nhân các làng nghề ở khu vực xung quanh

tò he ở làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên), làm diều, làm hoa giấy, chong chóng giấy… trong các kỳ lễ hội dân gian.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Kết luận về Tiêu chuẩn 1:

Trường MN Thị trấn Phú Xuyên có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phù hợp theo đúng quy định của Điều lệ trường MN. Nhà trường chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp.

Mọi hoạt động của nhà trường đều có kế hoạch chỉ đạo theo tuần, tháng, học kỳ và năm học, toàn thể CB-GV-NV trong trường thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch. Công tác đánh giá CB-GV-NV của nhà trường đều được thực hiện nghiêm túc, dân chủ, công khai, công bằng nên đã tạo được động lực tốt cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường an tâm công tác, tích cực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Quản lý tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho CB-GV-NV và trẻ; tổ chức tốt các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi phù hợp cho trẻ, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn tuyệt đối trong nhà trường.

Tiêu chuẩn 1 số lượng tiêu chí đạt 7/8

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên và trẻ. Mở đầu:

Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn vưng vàng, trên chuẩn, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực triển khai tốt các hoạt động chăm sóc giáo dục. Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn là 100%, trong đó giáo viên có trình độ trên chuẩn đạt tỉ lệ 38%. Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm vưng vàng, nhiệt tình ý thức trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc giáo dục. Nhân viên luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đội ngũ CB-GV-NV nhà trường luôn thực hiện nghiêm túc công tác tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vận dụng sáng tạo phương pháp giáo dục và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào các hoạt động.

Tiêu chí 1. Năng lực của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong quá trình triển khai các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

a) Có thời gian công tác theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; có bằng trung cấp sư phạm mầm non trở lên; đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục và lý luận chính trị theo quy định.

b) Được đánh giá hằng năm đạt từ loại khá trở lên theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non.

c) Có năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà trường, nắm vững Chương trình Giáo dục mầm non; có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn.

1. Mô tả hiện trạng:

Đồng chí Hiệu trưởng nhà trường có thời gian công tác liên tục trong ngành giáo dục mầm non là 37 năm, 1 đồng chí phó Hiệu trưởng có thời gian công tác liên tục là 34 năm, 1 đồng chí phó Hiệu trưởng có thời gian công tác liên tục là 25 năm [H1-1-05-02]. Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng có trình độ Đại học sư phạm mầm non, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục và quản lý Nhà nước, 1 đồng chí Hiệu trưởng và 1 đồng chí Hiệu phó đã qua học lớp Trung cấp lý luận chính trị, còn 1 đồng chí Hiệu phó thì đang theo học lớp Trung cấp lý luận chính trị [H2-2-01-01].

Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, BGH tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục theo Điều lệ trường mầm non quy định và mọi hoạt động khác, tạo được lòng tin với giáo viên và cán bộ, nhân dân địa phương. Hàng năm được xếp loại theo tiêu chuẩn Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng đạt loại xuất sắc, liên tục đạt các danh hiệu thi đua của ngành, [H2-2-01-02]; [H2-2-01-03].

Cả ba đồng chí đều có năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà trường, có trình độ chuyên môn vưng vàng, nắm vưng chương trình GDMN và khả năng của CB-GV-NV để xây dựng kế hoạch và tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Cả 3 đồng chí lãnh đạo nhà trường đều đã tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về ứng dụng CNTT, áp dụng CNTT vào công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn đạt hiệu quả, song việc ứng dụng các phần mềm còn hạn chế, [H2-02-01-04].

2. Điểm mạnh:

Các đồng chí Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt, có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong ngành giáo dục mầm non và có chuyên môn sâu về giáo dục mầm non. Hằng năm đều được cán bộ, giáo viên, nhân viên và cấp trên đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

3. Điểm yếu:

Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của Ban giám hiệu với các phần mềm mới còn hạn chế.

Tưng thành viên trong ban lãnh đạo nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, nhất là về chuyên môn, nghiệp vụ và tin học.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 2: Số lượng, trình độ đào tạo và yêu cầu về kiến thức của giáo viên.

a) Số lượng giáo viên theo quy định.

b) 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo trở lên, trong đó có ít nhất 30% giáo viên trên chuẩn về trình độ đào tạo đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 40% đối với các vùng khác.

c) Có hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc phù hợp với địa bàn công tác và có kiến thức cơ bản về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật.

1. Mô tả hiện trạng:

Nhà trường hiện có 63 giáo viên bao gồm cả giáo viên biên chế và hợp đồng để thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, đảm bảo đủ số lượng giáo viên theo quy định tại Thông tư số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2007 của Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập [H1-1-05-02]. Trong đó lớp mẫu giáo là 16 lớp, giáo viên 36 tỷ lệ 2.2 gv/1lớp, có 486 cháu, đạt tỷ lệ bình quân 1 giáo viên nuôi dạy 13.5 trẻ/1gv; Nhóm nhà trẻ là 09 nhóm, giáo viên 27 tỷ lệ 3 gv/1 nhóm trẻ, có 272 trẻ đạt tỷ lệ bình quân 1 giáo viên nuôi dạy 10.1 trẻ, [H2-2-02-01].

100% giáo viên trong trường có trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn, trong đó có 24 đồng chí có trình độ đào tạo trên chuẩn, đạt tỷ lệ 38%, [H2-2-02-02].

Giáo viên nhà trường có hiểu biết về truyền thống giáo dục, về văn hóa và ngôn ngư phù hợp với địa phương nơi công tác như sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với sự nghiệp giáo dục, lịch sử giáo dục của địa phương, lịch sử di tích lịch sử [H2-2-02-03]. Trường không có trẻ khuyết tật.

2. Điểm mạnh:

Nhà trường có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và trình độ đào tạo chuyên môn theo quy định, có tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, có ý thức tổ chức kỷ luật, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

3. Điểm yếu:

Do nhưng năm trước đây công tác bồi dưỡng về công nghệ thông tin trong nhà trường còn chưa thường xuyên, nên trình độ giáo viên về công nghệ thông tin còn hạn chế.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Năm học 2015-2016 nhà trường tập trung bồi dưỡng giáo viên nhất là công nghệ tin học để giáo viên cập nhật thông tin phục vụ cho giảng dạy, có kế hoạch cử giáo viên theo học các lớp đại học nâng cao trình độ. Động viên giáo viên phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ mọi mặt đáp ứng với nhiệm vụ của giáo dục trong thời kỳ mới.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 3: Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc bảo đảm các quyền của giáo viên.

a) Xếp loại chung cuối năm học của giáo viên đạt 100% từ loại trung bình trở lên, trong đó có ít nhất 50% xếp loại khá trở lên theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

b) Số lượng giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên đạt ít nhất 5%.

c) Giáo viên được bảo đảm các quyền theo quy định của Điều lệ trường mầm non và của pháp luật..

1. Mô tả hiện trạng:

Căn cứ theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/1/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, nhà trường đã tiến hành đánh giá 100% các đồng chí giáo viên, có biên bản lưu giư đầy đủ theo đúng quy trình, quy định với kết quả đạt được: loại xuất sắc: 17 đồng chí, đạt tỷ lệ 26.9%; loại khá: 46 đồng chí, đạt tỷ lệ 73,1%; loại trung bình 0%: [H1-1-03- 06].

Hàng năm, trường tổ chức thực hiện tốt các hội thi giáo viên dạy giỏi theo kế hoạch chỉ đạo của Phòng GD và ĐT huyện. Sau đó đã chọn nhưng giáo viên đạt giải cao trong trường tiếp tục bồi dưỡng tham gia dự thi giáo viên giỏi cấp Huyện: năm học 2011 – 2012 = 04 GV; năm học 2013 – 2014 = 02 GV [H2-2- 03-01].

Trong nhiều năm gần đây, nhà trường không có cán bộ, giáo viên, nhân viên bị kỷ luật tư hình thức cảnh cáo trở lên. Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, giáo viên được bảo đảm các quyền theo quy định của điều lệ trường mầm non và của pháp luật như: Được đảm bảo các điều kiện để thực

nghiệp vụ, hưởng nguyên lương khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần, được chăm sóc sức khỏe theo chế độ chính sách đối với nhà giáo, được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật, được bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật [H2-2-03-02]; [H2-2-03-03].

2. Điểm mạnh:

Giáo viên của nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, được đồng nghiệp, phụ huynh tin tưởng. 100% giáo viên xếp loại xuất sắc, khá trở lên không có giáo viên xếp loại trung bình. Giáo viên được đảm bảo các quyền của giáo viên theo điều lệ trường mầm non.

Một phần của tài liệu Báo cáo tự đánh giá tại TRƯỜNG mầm NON THỊ TRẤN PHÚ XUYÊN (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w