Mô tả hiện trạng

Một phần của tài liệu Báo cáo tự đánh giá tại TRƯỜNG mầm NON THỊ TRẤN PHÚ XUYÊN (Trang 49 - 57)

Qua sự quan sát trực tiếp trên trẻ, phỏng vấn, kiểm tra trực tiếp để đánh giá trẻ dựa theo các chỉ số đánh giá sự phát triển ngôn ngư của trẻ phù hợp với tưng độ tuổi, theo yêu cầu của chương trình GDMN, số trẻ nghe và hiểu được các lời nói trong giao tiếp hằng ngày của mọi người xung quanh phù hợp với độ tuổi, biết cách sử dụng ngôn ngư để thực hiện giao tiếp với cô và bạn, cũng như thực hiện các hoạt động khác phù hợp theo yêu cầu đã cho kết quả. Năm học 2010 - 2011: có 500/580 trẻ đạt - tỷ lệ 86,2%, 2011-2012: có558 /635 trẻ đạt- tỷ lệ 88%, 2012-2013: có 587/684 trẻ đạt - tỷ lệ 86%, 2013-2014: có 609/710 trẻ đạt - tỷ lệ 86%, 2014 -2015: có 684/758 trẻ đạt- tỷ lệ 90,2%. [H5-5-01-02].

Căn cứ vào kết quả đánh giá trẻ theo các chỉ số áp dụng cho tưng độ tuổi kết quả: Năm học 2010 - 2011: có 500/580 trẻ đạt - tỷ lệ 86,2%, 2011-2012: có558 /635 trẻ đạt- tỷ lệ 88%, 2012-2013: có 587/684 trẻ đạt - tỷ lệ 86%, 2013- 2014: có 609/710 trẻ đạt - tỷ lệ 86%, 2014 -2015: có 684/758 trẻ đạt- tỷ lệ 90,2%, trẻ có khả năng biểu đạt sự hiểu biết của mình bằng nhiều cách khác nhau như: lời nói, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ phù hợp. Trẻ đã biết sử dụng lời nói đề diễn đạt nhưng suy nghĩ của mình về sự vật, hiện tượng xung quanh [H5-5- 01-02]. Bên cạnh đó còn có một số trẻ nói nhỏ, phát âm chưa chuẩn do cách phát âm địa phương nên một số trẻ còn nói ngọng.

88% trẻ biết sử dụng lời nói để giao tiếp, nói lên nhưng nhu cầu của bản thân, biết sử dụng nhưng cụm tư “cảm ơn”, “xin lỗi”, “vâng ạ” trong nhưng tình huống phù hợp, có một số kỹ năng ban đầu về đọc, viết, như việc trẻ biết cách mở sách, lật tưng trang sách để xem tư đầu đến cuối, biết in, tô, sao chép chư theo nội dung yêu cầu. 95% trẻ cuối độ tuổi mẫu giáo lớn đã nhận biết, phân biệt, phát âm được 29 chư cái tiếng Việt, [H5-5-03-01]. Tuy nhiên, vẫn còn một số trẻ còn nhầm lẫn một số chư cái có cấu tạo gần giống nhau như chư b,d, p, q.

2. Điểm mạnh:

Đại đa số trẻ đều có sự phát triển ngôn ngư đúng theo mục tiêu của chương trình GDMN.

3. Điểm yếu:

Do yếu tố địa phương, một số trẻ còn nói ngọng L-N. Một số trẻ còn nói nhỏ, rụt rè trong giao tiếp.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Năm học 2015-2016 và các năm tiếp theo, có kế hoạch mở chuyên đề rèn kỹ năng phát âm chuẩn L-N cho giáo viên; chỉ đạo giáo viên tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để cùng kết hợp rèn luyện kỹ năng giao tiếp, sửa ngọng cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.

5. Tự đánh giá:Đạt

Tiêu chí 4: Trẻ có sự phát triển về thẩm mỹ phù hợp với độ tuổi

a) Chủ động, tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động văn nghệ. b) Có một số kỹ năng cơ bản trong hoạt động âm nhạc và tạo hình.

c) Có khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong các hoạt động âm nhạc và tạo hình.

1. Mô tả hiện trạng:

95% số trẻ đều tích cực, chủ động, hào hứng, sôi nổi tham gia luyện tập và biểu diễn với cô và bạn trong các hoạt động văn hoá, văn nghệ phù hợp với độ tuổi vào nhưng dịp lễ tết trong năm học như: ngày khai giảng, ngày tết trung thu, tết nguyên đán, tổng kết năm học…. [H5-5-04-01].

Qua sự quan sát, phân tích sản phẩm, kiểm tra trực tiếp trên trẻ với các chỉ số đánh giá theo quy định tưng độ tuổi của chương trình GDMN trẻ đã có một số kỹ năng cơ bản về âm nhạc và tạo hình phù hợp với độ tuổi như: trẻ nhận ra được giai điệu của bài hát, bản nhạc; nhận biết được màu sắc, biết cách phối màu, tô màu đúng kỹ thuật; biết cách sử dụng các hình, các nét để vẽ, nặn, xé dán các sản phẩm kết quả: Năm học 2010-2011: có 335/384 trẻ mẫu giáo đạt - tỷ lệ 87,2%; 2011-2012: có 374/413 trẻ mẫu giáo đạt - tỷ lệ 91%, 2012-2013: có 405/460 trẻ mẫu giáo đat - tỷ lệ 88%, 2013-2014: có 423/475 trẻ mẫu giáo đạt - tỷ lệ 89,4%, 2014-2015: có 422/486 trẻ mẫu giáo đạt - tỷ lệ 87%, [H5-5-01-02], [H5-5-04-02].

Trẻ có thể cảm nhận, thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với các nhịp điệu hoặc nội dung của bài hát trong các hoạt động âm nhạc. Bên cạnh đó, trẻ đã biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để cùng cô và bạn làm ra các sản phẩm đơn giản, trẻ có thể nói được ý tưởng trong sản phẩm tạo hình của mình kết quả đánh giá trẻ cuối năm: Năm học 2010-2011: có 335/384 trẻ mẫu giáo đạt - tỷ lệ 87,2%; 2011-2012: có 374/413 trẻ mẫu giáo đạt - tỷ lệ 91%, 2012- 2013: có 405/460 trẻ mẫu giáo đat - tỷ lệ 88%, 2013-2014: có 423/475 trẻ mẫu

giáo đạt - tỷ lệ 89,4%, 2014-2015: có 422/486 trẻ mẫu giáo đạt - tỷ lệ 87%,[H5- 5-01-02], [H5-5-04-02]. Mặc dù vậy, vẫn còn một số trẻ nhút nhát, chưa chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ của nhà trường nên chưa bộc lộ rõ nét các kỹ năng về âm nhạc và tạo hình.

2. Điểm mạnh:

Trẻ luôn hứng thú, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ với cô và bạn như các chương trình văn nghệ chào mưng ngày hội đến trường của bé, Tết Trung thu, Hội thi bé khéo tay.

3. Điểm yếu:

Khả năng cảm thụ âm nhạc và thể hiện cảm xúc của một số trẻ còn hạn chế, do trẻ nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin hoà đồng cùng cô và bạn.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Duy trì tổ chức các hoạt động tập thể, các hoạt động ngoại khoá để trẻ có nhiều cơ hội tham gia, hình thành cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin thể hiện khả năng cảm thụ âm nhạc, các kỹ năng âm nhạc, tạo hình phù hợp với độ tuổi.

Theo dõi sự phát triển của trẻ để phát hiện ra nhưng cháu có năng khiếu về âm nhạc và tạo hình để có kế hoạch hướng dẫn, khuyến khích phát triển năng khiếu cho trẻ.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 5: Trẻ có sự phát triển về tình cảm và kĩ năng xã hội phù hợp với độ tuổi.

a) Tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân.

b) Thân thiện, chia sẻ, hợp tác với bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập.

c) Mạnh dạn trong giao tiếp với những người xung quanh, lễ phép với người lớn.

1. Mô tả hiện trạng:

90% trẻ ở các độ tuổi tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân phù hợp với độ tuổi như: mạnh dạn nêu ý kiến của bản thân khi giao tiếp, chủ động nêu ý kiến của mình khi gặp các tình huống để thoả thuận chơi với bạn, cùng nhau xây dựng các quy tắc cho hoạt động chơi của nhóm, đề nghị sự giúp đỡ của người khác, trẻ cảm nhận và hiểu được cảm xúc của người khác, cũng như biết biểu lộ cảm xúc của mình trong tưng hoàn cảnh cụ thể, kết quả đánh giá trẻ cuối năm: Năm học 2010-2011: có 500/580 trẻ đạt - tỷ lệ 86,2%, 2011-2012: có 542/635 trẻ đạt - tỷ lệ 85 %, 2012-2013: có 587/684 trẻ đạt - tỷ lệ 86%, 2013-51

2014: có 607/710 trẻ đạt - tỷ lệ 85%, 2014-2015: có 689/758 trẻ đạt - tỷ lệ 91%,

[H5-5-01-02].

Qua quan sát trực tiếp, ghi chép đánh giá theo các chỉ số trong yêu cầu của mục tiêu chương trình GDMN, thì 90% trẻ đều có thái độ thân thiện, chia sẻ, hợp tác với bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập phù hợp với độ tuổi, thể hiện trong việc trẻ có sự hòa đồng với các bạn trong lớp; biết nhường đồ chơi, đồ dùng học tập cho bạn; biết cùng nhau bàn bạc để giải quyết các tình huống xảy ra trong khi chơi; biết cùng bạn thực hiện nhiệm vụ lao động đơn giản, kết quả đánh giá trẻ cuối năm: : Năm học 2010-2011: có 500/580 trẻ đạt - tỷ lệ 86,2%, 2011-2012: có 542/635 trẻ đạt - tỷ lệ 85 %, 2012-2013: có 587/684 trẻ đạt - tỷ lệ 86%, 2013-2014: có 607/710 trẻ đạt - tỷ lệ 85%, 2014- 2015: có 689/758 trẻ đạt - tỷ lệ 91%,[H5-5-01-02]. Bên cạnh đó vẫn còn một số trẻ được đánh giá vẫn thể hiện sự nhút nhát, thiếu tự tin, dẫn đến không hoà đồng được với nhóm bạn.

96% trẻ được quan sát, đánh giá đều có thái độ mạnh dạn trong giao tiếp với nhưng người xung quanh, lễ phép với người lớn phù hợp với độ tuổi như: biết chủ động chào cô giáo, chào bố mẹ và mọi người xung quanh; sẵn sàng trò chuyện với mọi người khi được hỏi và đặt được câu hỏi để hỏi người đang trò chuyện với mình, kết quả đánh giá trẻ cuối năm : Năm học 2010-2011: có 500/580 trẻ đạt - tỷ lệ 86,2%, 2011-2012: có 542/635 trẻ đạt - tỷ lệ 85 %, 2012- 2013: có 587/684 trẻ đạt - tỷ lệ 86%, 2013-2014: có 607/710 trẻ đạt - tỷ lệ 85%, 2014-2015: có 689/758 trẻ đạt - tỷ lệ 91% [H5-5-01-02], [H5-5-05-01].

2. Điểm mạnh:

Đại đa số trẻ đều có sự phát triển trong lĩnh vực tình cảm quan hệ xã hội đúng theo mục tiêu của chương trình GDMN, trẻ tự tin biết bày tỏ quan điểm, cảm xúc và ý kiến cá nhân, biết đoàn kết xây dựng mối quan hệ thân thiện với bạn bè, mạnh dạn trong giao tiếp, lễ phép với cô giáo và người lớn.

3. Điểm yếu:

Một số trẻ nhút nhát, thiếu tự tin, chưa bộc lộ được cảm xúc của mình khi giao tiếp, nhất là đối với người lạ.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Năm học 2015-2016 và các năm tiếp theo, giáo viên cần quan tâm trò chuyện, giao tiếp với trẻ, lắng nghe trẻ nói, giải đáp cho trẻ nhưng thắc mắc ở mọi thời điểm thích hợp, động viên, khuyến khích giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp.

Tiêu chí 6: Trẻ có ý thức về vệ sinh, môi trường và an toàn giao thông phù hợp với độ tuổi.

a) Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng, có nền nếp, thói quen vệ sinh cá nhân.

b) Quan tâm, thích được chăm sóc, bảo vệ cây xanh và vật nuôi.

c) Có ý thức chấp hành những quy định về an toàn giao thông đã được hướng dẫn.

1. Mô tả hiện trạng:

Qua khảo sát đánh giá, 90% số trẻ đều có ý thức giư gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và nhưng nơi công cộng, không vẽ bậy lên tường, bàn ghế, không vứt rác bưa bãi trên lớp, ở nhà và nhưng nơi công cộng. Trẻ xác định được các hành vi đúng, hành vi chưa đúng của mình và của bạn trong việc giư gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình, các khu vực công cộng trong các hoạt động hằng ngày, [H5-5-06-01], trẻ có hiểu biết và thực hành tốt các hoạt động vệ sinh cá nhân như có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh [H5- 5-01-03].

Thông qua việc quan sát và đánh giá trực tiếp trên trẻ cho thấy 90% trẻ hiểu được lợi ích của cây xanh đối với môi trường sống, thích được làm nhưng việc chăm sóc cây phù hợp với khả năng, tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây xanh như cùng cô và bạn lau lá cây, tưới nước, nhổ cỏ cho cây. Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi trong chủ điểm động vật, trẻ đã được giáo dục nhận thức về vai trò cũng như biết yêu quý và hiểu được ý nghĩa của việc chăm sóc, bảo vệ vật nuôi xung quanh mình, [H5-5-06- 02]. Tuy nhiên, vật nuôi trong trường chưa có nên trong các tiết dạy về vật nuôi, giáo viên phải mang tư nhà đến, do đó trẻ ít có cơ hội được trực tiếp chăm sóc vật nuôi.

Đa số trẻ, nhất là trẻ mẫu giáo hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện đúng Luật ATGT và có ý thức chấp hành các quy định giao thông đơn giản như: trẻ biết tên gọi một số biển báo giao thông đơn giản, biết cách khi đi đường thì đi bên tay phải, khi sang đường phải có người lớn dắt, biết khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm, theo đúng các hướng dẫn của cô giáo trong các hoạt động được tổ chức phù hợp với độ tuổi. Trẻ hiểu được một số các trường hợp gây mất ATGT, [H5-5-06-03].

2. Điểm mạnh:

Trẻ có ý thức giư gìn vệ sinh môi trường lớp học, có nề nếp giư gìn vệ sinh cá nhân phù hợp với độ tuổi. Biết quan tâm, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vật 53

nuôi; trẻ hiểu và có ý thức chấp hành các quy định về an toàn giao thông đã được hướng dẫn phù hợp với độ tuổi.

3. Điểm yếu:

Còn một số trẻ chưa có kỹ năng vệ sinh cá nhân. Các loại vật nuôi ở trường chưa có nên trẻ chưa có nhiều cơ hội để được trực tiếp chăm sóc vật nuôi tại trường.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Năm học 2014-2015 và các năm tiếp theo, giáo viên tích cực giáo dục trẻ chấp hành nội quy về việc giư vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân. Tuyên truyền với phụ huynh học sinh để giáo dục trẻ kỹ năng chăm sóc vật nuôi.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 7: Trẻ được theo dõi và đánh giá thường xuyên.

a) Tỷ lệ chuyên cần của trẻ 5 tuổi đạt ít nhất 80% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và đạt ít nhất 90% đối với các vùng khác; tỷ lệ chuyên cần của trẻ ở các độ tuổi khác đạt ít nhất 75% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và đạt ít nhất 85% đối với các vùng khác.

b) Có ít nhất 98% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non. c) Có ít nhất 100% trẻ 5 tuổi được theo dõi đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.

1. Mô tả hiện trạng:

Nhà trường kết hợp với giáo viên ở các nhóm lớp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động tốt phụ huynh đưa trẻ 5 tuổi đến trường: Kết quả tỷ lệ chuyên cần của trẻ 5 tuổi đạt cụ thể như sau: Năm học: 2013-2014: tỷ lệ chuyên cần của trẻ 5 tuổi 138/147 đạt 94%, tỷ lệ chuyên cần của các độ tuổi khác là 499/563 đạt 88%: 2014-2015 tỷ lệ chuyên cần của trẻ 5 tuổi 161/173 đạt 93%, tỷ lệ chuyên cần của các độ tuổi khác là 525/585 đạt 90% [H5-5-07-01]. 100% trẻ 5 tuổi được học tại trường hoàn thành chương trình GDMN [H5- 5-07-02].

Hằng năm trường vận động được 100% trẻ 5 tuổi đi học. Giáo viên khối 5 tuổi xây dựng bộ công cụ đánh giá trẻ 5 tuổi vào các chủ đề và các hoạt động mọi lúc, mọi nơi. Đảm bảo 100% trẻ được theo dõi đánh giá theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, số trẻ đạt yêu cầu theo các chỉ số cụ thể như sau: Năm học 2012-2013: 130/148 trẻ đạt 88%: 2013-2014:135/147 trẻ đạt 92%: 2014-2015: 160/173 trẻ đạt 92%: [H5-5-07-03].

Nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về việc đưa trẻ đến lớp thường xuyên, đúng giờ nên tỷ lệ chuyên cần của trẻ 5 tuổi đạt 95.5%. 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non. 100% trẻ em 5 tuổi được theo dõi đánh giá theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.

Một phần của tài liệu Báo cáo tự đánh giá tại TRƯỜNG mầm NON THỊ TRẤN PHÚ XUYÊN (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w