Tự đánh giá: Chưa đạt

Một phần của tài liệu Báo cáo tự đánh giá tại TRƯỜNG mầm NON THỊ TRẤN PHÚ XUYÊN (Trang 40 - 43)

Tiêu chí 6: Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo Tiêu chuẩn kỹ thuật Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non.

a) Có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định và sử dụng có hiệu quả trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

b) Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục quy định phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ.

c) Hằng năm sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.

1. Mô tả hiện trạng:

Các lớp, nhóm của nhà trường có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định và sử dụng có hiệu quả trong chăm sóc, giáo dục trẻ theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/2/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho Giáo dục mầm non [H3-3-03-02].

Ngoài các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo Thông tư số 02, nhà trường đã đầu tư các thiết bị, đồ dùng cá nhân, đồ chơi khác để tổ chức các hoạt động của cô và trẻ [H3-3-06-01]. Tất cả các trang thiết bị, đồ dùng cá nhân, đồ chơi ngoài danh mục này đều được đặt mua ở nhưng đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm cho các nhà trường mầm non nên đảm bảo tính giáo dục, an toàn và phù hợp với trẻ [H3-3-06-02]. Tuy nhiên, do điều kiện kinh phí còn hạn chế nên việc đầu tư các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục chưa thể được đồng đều và đồng thời ở tất cả các lớp, nhóm. Bên cạnh đó, hàng năm các giáo viên trong trường để tích cực sưu tầm các nguyên vật liệu tư thiên nhiên để làm ra các đồ dùng, đồ chơi đảm bảo an toàn, phù hợp với trẻ và là học liệu quan trọng hỗ trợ cho công tác dạy và học của cô và trò trong nhà trường [H3-3-06-03].

Hằng năm, vào đầu mỗi năm học, nhà trường thực hiện nghiêm túc kế hoạch sửa chưa, thay thế, bổ sung, nâng cấp các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ [H3-3-06-04].

Nhà trường đã tích cực đầu tư các trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi, đồ dùng cá nhân theo đúng quy định. Các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi khác ngoài danh mục quy định cũng được đầu tư để phục vụ cho hoạt động của cô và trẻ. Giáo viên tích cực sáng tạo trong việc làm bổ sung các đồ dùng, đồ chơi. Công tác quản lý, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi được thực hiện nghiêm túc.

3. Điểm yếu:

Việc thay thế, bổ sung, nâng cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi có lúc chưa được kịp thời do trường nhiều nhóm lớp, ngân sách chi thường xuyên của nhà trường còn hạn hẹp.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Hiệu trưởng có chỉ đạo cho PHT và các tổ chuyên môn hướng dẫn cho các giáo viên ở các nhóm lớp tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi phong phú hơn và sử dụng hiệu quả. Dự trù kinh phí tư nguồn Ngân sách để hỗ trợ thêm cho nhóm các đồ dùng, đồ chơi sử dụng thường xuyên, lâu dài.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Kết luận tiêu chuẩn 3:

TMN thị trấn Phú Xuyên có 4 điểm Đông Đoài, Thao Chính, Mỹ Lâm, Phú Mỹ có khuôn viên được quy hoạch riêng biệt gần khu dân cư. Các công trình được xây dựng kiên cố, có đầy đủ cổng trường, biển trường và tường bao quanh. Khu Đại Nam không có cổng, biển trường và tường rào bao quanh. Nhà trường có hệ thống cây xanh được chăm sóc, sắp xếp phù hợp, phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập, khám phá và các hoạt động khác của cô và trẻ. Hệ thống các phòng sinh hoạt chung của trẻ, các công trình phụ trợ khác đảm bảo yêu cầu theo quy định của trường mầm non. Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc việc đầu tư các trang thiết bị, đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của cô và trẻ theo đúng quy định. Bên cạnh đó, các lớp mẫu giáo 5-6 tuổi được ưu tiên để đầu tư đồng bộ các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động của cô và trẻ.

Tiêu chuẩn 3 số lượng tiêu chí đạt 3/6.

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội Mở đầu:

Để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ thì mối quan hệ giưa nhà trường, gia đình và xã hội trở thành một yêu cầu cấp thiết và đòi hỏi phải có sự đầu tư, quan tâm đúng mức, không thể làm theo hình thức và đại khái cho xong. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu về việc chăm sóc, giáo dục 41

đảm bảo cho trẻ được phát triển toàn diện là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. Trong nhưng năm học qua, nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, phối hợp có hiệu quả với các tổ chức chính trị - xã hội trong và ngoài nhà trường như: Công đoàn, Chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ban Đại diện CMHS, Hội liên hiệp phụ nư, Đoàn thanh niên thị trấn. Ngay tư đầu mỗi năm học, Ban đại diện CMHS của các lớp và nhà trường được kiện toàn, hoạt động theo đúng quy định đã đề ra, phối hợp với lãnh đạo nhà trường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác giáo dục mầm non. Đề ra các giải pháp thực hiện trong việc cùng chăm lo chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Các tổ chức trong và ngoài nhà trường đã phối hợp, hỗ trợ nhà trường bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất, động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong việc thực hiện nhiệm vụ. Ban đại diện cha mẹ học sinh và nhà trường đã định kỳ họp để tiến hành xây dựng chương trình hoạt động xuyên suốt trong tưng năm học. Điều này đã góp phần không nhỏ trong việc đưa ra các biện pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Tiêu chí 1: Nhà trường chủ động phối hợp với cha mẹ trẻ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

a) Có Ban đại diện cha mẹ trẻ em theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.

b) Có các biện pháp và hình thức phù hợp để tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà.

c) Giáo viên phụ trách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và gia đình thường xuyên trao đổi thông tin về trẻ.

1. Mô tả hiện trạng:

Nhà trường có Ban đại diện CMHS của trường, của lớp, hoạt động theo quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Ngay tư đầu các năm học, nhà trường đã triển khai hội nghị CMHS toàn trường, hội nghị CMHS các lớp để tổng kết công tác của Ban đại diện CMHS năm cũ và triển khai kế hoạch hoạt động của Ban đại diện CMHS năm tiếp theo. Ban đại diện CMHS mỗi lớp có 3 thành viên, gồm 1 trưởng ban, 1 phó trưởng ban và 1 ủy viên. Ban đại diện CMHS của trường gồm 26 thành viên là đại diện hội CMHS các lớp trong đó có 1 trưởng ban, 2 phó ban và 23 ủy viên [H4-4-01-01]. Ban đại diện CMHS nhà trường chủ động lập kế hoạch triển khai hoạt động thống nhất trong toàn trường. Mỗi năm học Ban đại diện hội CMHS tổ chức 02 kỳ họp toàn thể hội CMHS (Đầu năm học, cuối năm học) để thực hiện công khai các văn bản

quản lý giáo dục liên quan đến học sinh, đồng thời bàn bạc, trao đổi các biện pháp giáo dục học sinh trong năm học [H4-4-01-02].

Nhà trường luôn kết hợp với Ban đại diện CMHS các lớp có nhưng biện pháp và hình thức phù hợp để tuyên truyền và hướng dẫn CMHS chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà như việc xây dựng các góc tuyên truyền các bậc cha mẹ trẻ tại các lớp với nội dung thay đổi hằng tháng như phòng bệnh cho trẻ, chống suy dinh dưỡng cho trẻ, các bài học của trẻ trong chủ đề [H4-4-01-03]. Thông qua các biện pháp tuyên truyền đó, các bậc CMHS đã có nhưng phản hồi tích cực và nhiệt tình cùng với nhà trường tham gia vào hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ .

Giáo viên phụ trách các lớp mẫu giáo, các nhóm trẻ thường xuyên có sự trao đổi với cha mẹ trẻ bằng hình thức trực tiếp qua các giờ đón trẻ, giờ trả trẻ hằng ngày; trao đổi qua các buổi họp CMHS về tình hình ăn, ngủ và các hoạt động hằng ngày của trẻ ở trường để cùng với gia đình trẻ làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ [H4-4-01-05]. Tuy nhiên, trong thực tế có một số bậc phụ huynh chưa thực sự kết hợp với cô giáo và nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ nên hiệu quả của việc phối kết hợp chưa cao.

2. Điểm mạnh:

Nhà trường có Ban đại diện CMHS của lớp, của trường và hoạt động theo đúng quy định của Điều lệ Ban đại diện CMHS. Đa số các bậc CMHS nhiệt tình, thường xuyên trao đổi, cung cấp các thông tin kịp thời và cùng nhà trường tháo gỡ các khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Điểm yếu:

Nhà trường chưa tổ chức họp toàn thể phụ huynh 3 lần/năm. Còn một số ít CMHS chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc phối kết hợp với cô giáo và nhà trường trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Năm học 2015-2016 và nhưng năm tiếp theo nhà trường có kế hoạch họp giáo viên thông báo về công tác tuyên truyền để giáo viên nắm được tư đó có biện pháp tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, mặt khác giao cho y tế tích cực sưu tầm các bài tuyên truyền về việc chăm sóc sức khỏe của trẻ đưa vào góc tuyên truyền của các lớp để phụ huynh tham khảo nhằm giúp phụ huynh có nhận thức đúng đắn trong việc kết hợp với cô giáo trong công tác CSGD trẻ.

Một phần của tài liệu Báo cáo tự đánh giá tại TRƯỜNG mầm NON THỊ TRẤN PHÚ XUYÊN (Trang 40 - 43)