Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cá nhân ở địa phương
a) Chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương ban hành chính sách phù hợp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
b) Phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.
c) Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để xây xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ.
1. Mô tả hiện trạng:
Nhà trường chủ động tham mưu với các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương để có chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ thông qua việc gặp gỡ trực tiếp để báo cáo, xây dựng kế hoạch, tờ trình để ra các nghị quyết nhằm phát triển GDMN như: dành quỹ đất cho xây dựng trường, quan tâm đến cán bộ giáo viên, học sinh nhân ngày lễ tết [ H1-1-06-03].
Nhà trường phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân ở địa phương huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường như: ủng hộ ti vi, quạt, rèm cửa, cây xanh, ghế đá,...[ H4-4-02-01].
Các hình thức phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cá nhân ở địa phương để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ như: phối hợp với đoàn thanh niên lao động vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp, tổ chức các buổi liên hoan văn nghệ cho trẻ [H4-4-02-02].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường đã chủ động trong công tác tham mưu, phối kết hợp với các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, lãnh đạo các thôn, CMHS trong việc xây dựng cơ sở vật chất, quy hoạch qũy đất cho nhà trường.
Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cá nhân ở địa phương ủng hộ cây xanh, cây cảnh, ghế đá góp phần xây dựng nhà trường xanh sạch đẹp.
3. Điểm yếu:
Công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường chưa đạt hiệu quả cao.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2014-2015 và nhưng năm tiếp theo nhà trường tích cực phối hợp với các đoàn thể trong thị trấn, hộ gia đình để các tổ chức, cá nhân quan tâm hơn nưa tới sự nghiệp giáo dục trong toàn thị trấn. cần tuyên truyền sâu rộng
hơn tới các tổ chức doanh nghiệp, đoàn thể chính trị xã hội trong và ngoài thị trấn để làm tốt hơn nưa công tác xã hội hoá giáo dục.
5. Tự đánh giá: Đạt .
Kết luận tiêu chuẩn 4:
Nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ tốt giưa nhà trường với CMHS. Ban đại diện CMHS của lớp và của nhà trường thực hiện hoạt động theo đúng quy định của Điều lệ Ban đại diện CMHS. Nhà trường đã phối kết hợp với các lực lượng trong xã hội, chủ động tham mưu với các cấp, các ngành, các đoàn thể trong việc xây dựng cơ sở vật chất và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ.
Việc phối hợp với CMHS ở một vài hoạt động chưa thực sự đạt hiệu quả, do nhận thức của CMHS chưa đầy đủ trong việc kết hợp với nhà trường để tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, trong công tác xã hội hoá giáo dục. Nhà trường chưa huy động được sự ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân trên địa bàn.
Tiêu chuẩn 4 số lượng tiêu chí đạt 2/2.
Tiêu chuẩn 5: Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Mở đầu:
Trường mầm non Thị trấn Phú Xuyên luôn quan tâm tạo điều kiện cho trẻ trong các hoạt động để trẻ có sự phát triển hài hòa. Đa số trẻ có chiều cao, cân nặng phát triển bình thường theo độ tuổi, thường xuyên làm tốt công tác chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, béo phì, khuyết tật. Chú trọng đến việc phát triển toàn diện cho trẻ. Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của nhà trường được thể hiện rất rõ ở kết quả đánh giá khảo sát trên trẻ dựa trên hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển của trẻ ở tưng độ tuổi và Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi. Trẻ phát triển khỏe mạnh về thể chất, có khả năng thực hiện tốt các vận động cơ bản và phối hợp vận động các giác quan. Khả năng nhận thức, ngôn ngư đạt được theo yêu cầu mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non. Các bé đã chủ động, tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ, biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc về âm nhạc, tạo hình, tự tin khi bày tỏ ý kiến cá nhân và mạnh dạn giao tiếp với mọi người xung quanh, biết đoàn kết, yêu thương giúp đỡ bạn bè, có ý thức giư gìn vệ sinh môi trường, chấp hành quy định về an toàn giao thông.
Tiêu chí 1: Trẻ có sự phát triển về thể chất phù hợp với độ tuổi
a) Chiều cao, cân nặng, phát triển bình thường.
b) Thực hiện được các vận động cơ bản, có khả năng phối hợp các giác
c) Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe.
1. Mô tả hiện trạng:
100% trẻ đến trường đều được cân đo, khám sức khoẻ định kỳ, theo dõi biểu đồ phát triển. Nhưng cháu suy dinh dưỡng, thấp còi được cân đo mỗi tháng một lần. Nhà trường đã tổng hợp kết quả theo dõi cân đo của trẻ theo tưng độ tuổi với kết quả: Về cân nặng: Kênh bình thường. Năm học 2010-2011: có 520/580 trẻ đạt 90%, 2011-2012: 572/635 trẻ đạt 90%, 2012-2013: 620/684 trẻ đạt 91%, 2013-2014: 646/710trẻ đạt 91%, 2014-2015: 701/758 trẻ đạt 92,5%: Trẻ béo phì: Năm học 2010-2011: 3/580 trẻ đạt 0,5%, 2011-2012: 4/635 trẻ đạt 0,6%, 2012-2013: 9/684 trẻ đạt 1,3%, 2013-2014: 3/710 trẻ đạt 0,4%, 2014- 2015: 8/758 trẻ đạt 1,1%; Về chiều cao: Năm học 2010-2011: 517/580 trẻ đạt 89%, 2011-2012: 574/635 trẻ đạt 90,4%, 2012-2013: 619/684 trẻ đạt 90,5%, 2013-2014: 644/710 trẻ đạt 90,7%, 2014-2015: 690/758 trẻ đạt 91%: [H5-5-05- 01].
Giáo viên thường xuyên tổ chức nâng cao chất lượng các hoạt động phát triển vận động cho trẻ. Trẻ ở các độ tuổi đều có khả năng thực hiện được các vận động cơ bản theo độ tuổi một cách vưng vàng, đúng tư thế, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, có các kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của bàn tay, ngón tay, vận động nhịp nhằng và bắt đầu có sự định hướng về thời gian, không gian đúng theo yêu cầu kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ cuối năm học: Năm học 2010-2011: Có 500/580 trẻ đạt – tỷ lệ 86,2%; 2011-2012: Có 554/635 trẻ đạt - tỷ lệ 87%; 2012-2013: Có 590/684 trẻ đạt - tỷ lệ 86,2%; 2013-2014: Có 623/710 trẻ đạt – tỷ lệ 88%; 2014-2015: Có 692/758 trẻ đạt - tỷ lệ 91,3% [H5-5-01-02].
Thông qua các hoạt động trong ngày, giáo viên đã rèn luyện cho trẻ một số kỹ năng tự phục vụ bản thân như tự xúc cơm ăn, tự đi vệ sinh, tự rửa mặt, rửa tay, nhặt cơm rơi bỏ vào đĩa, ăn xong để đồ dùng đúng nơi quy định…, số trẻ có khả năng làm được một số công việc tự phục vụ trong hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân và có được sự hiểu biết về các nhóm thực phẩm và ích lợi của các nhóm thực phẩm đối với cơ thể Kết quả đánh giá cho thấy: Năm học 2010-2011: Có 500/580 trẻ đạt – tỷ lệ 86,2%; 2011-2012: Có 554/635 trẻ đạt - tỷ lệ 87%; 2012- 2013: Có 590/684 trẻ đạt - tỷ lệ 86,2%; 2013-2014: Có 623/710 trẻ đạt – tỷ lệ 88%; 2014-2015: Có 692/758 trẻ đạt - tỷ lệ 91,3% [H5-5-01-02]. [H5-5-01- 03]. Tuy nhiên, một số trẻ có thói quen ỉ lại, không muốn tự phục vụ nên còn không tập trung trong việc rèn luyện các kỹ năng này.
Trẻngoan ngoãn, khoẻ mạnh, có sự phát triển trong lĩnh vực thể chất theo đúng yêu cầu của chương trình GDMN các độ tuổi.
3. Điểm yếu:
Còn có một số trẻ có thói quen ỉ lại, không hợp tác trong việc rèn luyện thói quen tự phục vụ bản thân. Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi còn chiếm tỷ lệ cao.Vẫn còn trẻ béo phì.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Kết hợp giưa gia đình và nhà trường để cùng chăm sóc, hướng dẫn trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động lao động tự phục vụ theo yêu cầu của tưng độ tuổi. Chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp các nội dung có liên quan đến việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ hằng ngày.
Nâng cao chất lượng chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng : xây dựng thực đơn phù hợp.
Kết hợp với trạm y tế xã để xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể với cha mẹ trẻ về biện pháp phòng chống trẻ suy dinh dưỡng, hạn chế tăng cân đối với trẻ béo phì.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 2: Trẻ có sự phát triển về nhận thức phù hợp với độ tuổi
a) Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh.
b) Có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiện và giải quyết vấn đề.
c) Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm.