II. Thực trạng đầu tư phát triển giáo dục đào tạo ở Việt Nam
b) Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật nhà trường.
Trong những năm học qua các trường lớp của Việt Nam đã và đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia, cơ sở hạ tầng cho việc dạy và học chất lượng tương đương với các nước trong khu vực. Vì vậy trong những năm qua vốn đầu tư chi cho mục tiêu tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật chiếm một phần quan trọng trong tổng vốn đầu tư cho giáo dục.
Bảng 8 : VĐT tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001 - 2005 ( Đơn vị : Tỷ dồng, %) 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng VĐT phát triển Không thuộc CTMTQG 24969,6 32749 36234,4 52565,7 66659,3 213175 VĐT tăng cường CSVCKT 10315,6 13386 14833,4 21834,7 27575,3 87945 Tỷ trọng 41,3 40,1 40,9 41,5 41,4 41,3
(Nguồn : Vụ kế hoạch - tài chính, Bộ GDDT)
Qua bảng tổng kết trên ta thấy rằng cùng với bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thì vấn đề tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dục đào tạo cũng rất được quan tâm. Cùng với sự gia tăng về vốn đầu tư chung cho cả ngành giáo dục đào tạo thì vốn đầu tư cho phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cũng không ngừng gia tăng.
Bên cạnh đó nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách công bằng trong tiếp cận giáo dục, đặc biệt với trẻ dân tộc thiểu số, trẻ ở vùng khó khăn. Trước hết là ưu tiên đầu tư theo mục tiêu theo địa bàn có nhiều khó khăn, phát hành công trái giáo dục để hỗ trợ cho các tỉnh miền núi, vùng khó khăn xây dựng trường học kiên cố, đạt chuẩn chất lượng và thực hiện xoá đói giảm nghèo, thông qua đó tạo nhiều cư hội cho trẻ tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ giáo dục. Hệ thống các trường phổ thông nội thú và bán trú được củng cố và mở rộng với 13 trường TW, 50 trường tỉnh, 266 trường huyện và 519 trường bán trú xã, cụm xã.
Triển khai chương trình thực hiện kiên cố hoá trường học, đặc biệt quan tâm đến các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, cải thiện cơ sở vật chất cho các trường
phổ thông. Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường ( lớp học, sân chơi, bãi tập, phòng thí nghiệm, máy tính nối mạng Internet, thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại, thư viện, ký túc xá...). Phấn đấu đến năm 2015 phần lớn các trường phổ thông có đủ điều kiện cho học sinh học tập và sinh hoạt cả ngày tại trường.
Thêm vào đó các điều kiện về thiết bị thư viện, thư viện và đồ dùng dạy học đã có sự cải thiện đáng kể. Năm 2003, NSNN cấp 380 tỷ đồng để chi hỗ trợ thay sách lớp 2, lớp 7 bao gồm cả mua thiết bị, các địa phương đã chi bổ sung thêm hơn 250 tỷ đồng. Năm 2004 nhà nước chi hỗ trợ 520 tỷ đòng để thay sách lớp 3, lớp 8 bao gồm cả mua thiết bị. So với nhu cầu và đơn giá thì kinh phí thiếu khoảng 50%.
Mặc dù còn nhiều khó khăn song hầu hết các tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội phát triển đã đáp ứng đủ nhu cầu thiết bị dạy học tối thiểu theo danh mục do Bộ ban hành. Riêng các tỉnh miền núi do không có điều kiện bỏ sung nguồn vốn nên thiết bị chưa đủ cho các trường ở địa điểm xa.
Chuẩn bị cho năm học tới để khắc phục những yếu kém tồn tại Bộ đã chỉ đạo xây dựng bộ mẫu thiết bị chuẩn và thống nhất trong cả nước. bộ mẫu chuẩn đã được chuyển giao cho 48 doanh nghiệp để sản xuất và triển khai đại trà. Việc thống nhất bộ mẫu có tác dụng đảm bảo yêu cầu về chất lượng và tiết kiệm chi phí sản xuất mẫu. Bộ cũng đã phối hợp với phòng quản lý giá Bộ tài chính xây dựng đơn giá thiết bị, áp dụng chung trong cả nước, in cataloge mẫu và hướng dẫn các sở giáo sục đào tạo đảm bảo mua sắm thiết bị đúng mẫu và có chất lượng.
Và để triển khai, sử dụng thiết bị có hiệu quả. Bộ đã cử đoàn công tác đi kiểm tra các doanh nghiệp đã dăng ký sản xuất theo bộ mẫu. về xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên phụ trách thiết bị, thí nghiệm, thư viện Bộ đã phối hợp với Bộ nội vụ đi kiểm tra một số địa phương, trên cơ sở đó hương dẫn, bố trí, sử dụng nhân viên phụ trách thiết bị, thí nghiệm, thư viện.
2.3. Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển giáo dục đào tạo theo cấp học, bậc học. học, bậc học.
Ta có thể thấy tình hình sử dụng vốn đầu tư cho giáo dục đào tạo qua bảng sau :
giai đoạn 2001 - 2005 (Đơn vị : tỷ đồng, %) 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng Tổng VĐT cho GDDT 25882 34088 37552 54223 68968 220713 VĐT cho GDMN 2588,2 3920,1 4393,6 6452,5 8552 25906,4 VĐT cho GDPT 20964,4 27270,4 30041,6 43161,5 54484,7 175922,6 VĐT cho THCN 310,6 443,1 450,6 704,9 1034,5 2943,7 VĐT cho CĐ-ĐH 2018,8 2454,4 2666,2 3904,1 4896,8 15940,3
( Nguồn vụ kế hoạch - tài chính, Bộ GDDT )
Qua bảng trên ta thấy cùng với sự gia tăng của tổng vốn đầu tư cho phát triển giáo dục thì vốn đầu tư theo cấp học bậc học cũng có sự gia tăng đáng kể. mặc dù tốc độ tăng cho từng cấp học, bậc học không đều nhau theo các năm nhưng một xu hướng tích cực đó là không ngừng tăng qua các năm. Trong đó vốn đầu tư cho phát triển giáo dục phổ thông chiếm tỷ lệ lớn nhất, còn vốn đầu tư cho trung học chuyên nghiệp là ít nhất nhưng cũng không ngừng tăng qua các năm.
Bảng 10 : Cơ cấu vốn đầu tư phát triển giáo dục đào tạo theo cấp học bậc học giai đoạn 2001-2005 (Đơn vị : %) 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng VĐT 100 100 100 100 100 Cho GDMN 10 11,5 11,7 11,9 12,4 Cho GDPT 81 80 80 79,6 79 Cho THCN 1,2 11,3 1,2 1,3 1,5 Cho CĐ-ĐH 7,8 7,2 7,1 7,2 7,2
( Nguồn vụ kế hoạch - tài chính, Bộ GDDT)
Nhìn vào bảng tổng kết trên ta thấy rằng tỷ trọng vốn đầu tư cho phát triển giáo dục ở cấp phổ thông chiếm vị trí cao hơn cả, còn vốn đầu tư ở bậc trung cấp chuyên nghiệp là ít nhất. Cho ta thấy rằng cơ cấu vốn đầu tư phần nào cũng tương xứng với quy mô của từng cấp học bậc học.
2.4. Tình hình sử dụng vốn đầu tư cho giáo dục đào tạo phân theo lãnh thổ. thổ.
Ở những phần trên chúng ta đã xem xét vốn đầu tư phát triển giáo dục đào tạo dưới hai góc độ : Theo chương trình dự án và theo cấp học bậc học. Ở đây chúng ta sẽ xem xét tình hình sử dụng vốn đầu tư phân theo lãnh thổ.
Một thực tế là vốn đầu tư cho đô thị và đồng bằng bao giờ cũng cao hơn so với vùng sâu vùng xa, tuy nhiên định mức chi cho các vùng theo phân bổ dân số lại có tính chất đảo ngược. Quyết định số 139/2003/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ quyết định phân bổ ngân sách chủ yếu theo dân số, vì số nhiều thì nhu cầu chi lớn và ngược lại. Ngoài ra, việc phân bổ ngân sách cũng căn cứ chi phí cho cùng một công việc giữa các vùng khác nhau do khoảng cách đi lại, địa hình, mật độ dân số, quy mô lớp học, ..., kinh phí để thực hiện những chính sách ưu đãi của nhà nước. Vì vậy mức phân bổ ngân sách theo dân số giữa các vùng khác nhau là khác nhau, trong đó mức chi một người dân khu vực miền núi cao hơn đồng bằng ( như nhiệm vụ chi cho giáo dục cao hơn 1,7 lần). Để hiểu rõ chúng ta sẽ xem xét định mức phân bổ chi cho giáo dục đào tạo:
Bảng 11 : Định mức phân bổ ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục theo dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 đến 18 tuổi giai đoạn 2001-2005
(Đơn vị : Đồng\người dân\năm)
Vùng Định mức phân bổ
Đô thị 565380
Đồng bằng 661960
Núi thấp - vùng sâu 784690
Núi cao - hải đảo 1144000
Bảng 12: Định mức phân bổ ngân sách chi cho sự nghiệp đào tạo theo dân số trong độ tuổi đào tạo từ 18 tuổi trở lên giai đoạn 2001-2005
(Đơn vị : Đồng\người dân\năm)
Vùng định mức phân bổ
Đô thị 21330
Đồng bằng 23710
Núi thấp - vùng sâu 30910
Núi cao - hải đảo 39950
Qua hai bảng tổng kết trên ta thấy rằng định mức vốn đầu tư phân bổ chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở các vùng núi vùng sâu và hải đảo cao hpn các vùng đô thị và đồng bằng. Điều này thể hiện nỗ lực của nhà nước trong việc tạo điều kiện cho tất cả người dân đều được hưởng thụ nền giáo dục đào tạo nhằm thực hiện công tác xã hội hoá và công bằng trong giáo dục đào tạo.
Tuy nhiên việc phân bổ kinh phí theo bình quân đầu người là chưa hợp lý. Phân bổ kinh phí nên căn cứ vào kế hoạch, nhiệm vụ các cấp các ngành để tạo điều kiện cho các ngành chủ động trong chi phí cho hoạt động. Đối với các vùng gặp nhiều khó khăn nên có hệ số phân bổ riêng.
Theo Bộ tài chính, năm 2004 là năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách địa phương. Theo quy định của luật ngân sách nhà nước việc xác định phân bổ ngân sách địa phương năm 2004 được thực hiện theo định mức phân bổ ngân sách nhà nước đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi Thủ tướng chính phủ ban hành ( Quyết định số 139\2003\QĐ-TTg về định mức phân bổ ngân sách nhà nước ).
Đồng thời việc thực hiện phân bổ ngân sách theo đầu dân như trên, đối với một số lĩnh vực chi còn được xác định theo một số tiêu chí phân bổ như chi quản lý hành chính được phân bổ thêm theo số lượng đơn vị hành chính; chi đảm bảo xã hội phân bổ thêm số đối tượng bị nhiễm chất độc màu da cam với mức chi cho từng loại đối tượng cụ thể.