Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà trường

Một phần của tài liệu bài tập nhóm môn kinh tế đầu tư đại học kinh tế quốc dân Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở việt nam (Trang 73 - 74)

II. Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở Việt Nam.

3. Tăng cường công tác quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư phát triển giáo dục ở Việt Nam.

3.10. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà trường

Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất nhà trường góp phần tạo cơ sở cho đồng vốn đầu tư bỏ ra phát huy hiệu quả của nó một cách tốt hơn. Các địa phương chủ động thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường,lớp bảo đảm đúng mục tiêu và yêu cầu chất lượng , tiến độ quy trình trong quyết đinh số 159/2002/QĐ-Ttg của thủ tướng chính phủ . Các tỉnh cần tăng cường công tác kiểm tra giám định ,nghiệm thu ,bảo đảm chất lượng công trình xây dựng trường học.

Các cơ quan quản lý giáo dục các cấp ,các nhà trường cần sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí để mua sắm thiết bị dạy học và sách thư viện trường học,đáp ứng kịp thời, đầy đủ, có chất lượng sách giáo khoa và thiết bị dạy học;thực hiện tốt công tác bảo quản và tăng cướng sử dụng thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.Đẩy mạnh việc xây dựng phòng thí nghiệm, khuyến khích giáo viên và học sinh tự làm thiết bị dạy học,thực hiện kết nối Internet cho các trường trung học cơ sở ở những nơi có điều kiện.Tăng tỷ lệ trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia ở tất cả các thành phố trực thuộc trung ương.Các cơ sở giáo dục và đào tạo cần phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm, làm tham mưu cho hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân dành quỹ đất để xây dựng các trường học .

Các trường trung học chuyên nghiệp ,các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm học tập cộng đồng cần đẩy mạnh việc khai thác các nguồn lực, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất –kỹ thuật nhà trường theo hướng hiện đại hóa; dành ưu tiên cho việc xây dựng và củng cố phòng thí nghiệm,xưởng thực hành, thư viện, nối mạng máy tính ,đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục.

Các địa phương được giao nhiệm vụ xây dựng trung tâm giáo dục cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện và đảm bảo chất lượng hiệu quả ,sớm đưa công trình vào sử dụng. Ngoài ra còn cần:

-Khai thác mọi tiềm năng có thể khai thác được trong xã hội ,ở từng vùng ,cộng đồng,ở các doanh nghiệp ,các tổ chức đoàn thể ,các gia đình nhằm thu hút

nguồn đầu tư ; tranh thủ tối đa nguồn đầu tư từ bên ngoài (kể cả người Việt Nam sống ở nước ngoài.

-Nhà nước tiếp tục cho ngành giáo dục –đào tạo được triển khai thực hiện dự án xây dựng cơ sở vật chất trường học bao gồm cả phần xây dựng nhà trường và trang thiết bị bằng nguồn vốn viện trợ và vốn vay của các nước và các tổ chức quốc tế đã được ký kết những năm trước và trong những năm tiếp theo.

-Hàng năm cần xác định mục tiêu và danh mục đầu tư ưu tiên để có kế hoạch đầu tư trọng điểm, đầu tư tập trung, chú ý đầu tư chiều sâu, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

Muốn vậy, đề nghị nhà nước nghiên cứu giao cho ngành giáo dục và đào tạo chiến lược quản lý và điều hành thực hiện việc xây dựng cơ sở vật chất –kỹ thuật trường học bằng các nguồn vốn được ngân sách nhà nước, trung ương đầu tư cho chương trình.

-Trong việc xây dựng cơ sở vật chất –kỹ thuật các trường học, cần tận dụng khai thác để sử dụng các thiết kế mẫu, điển hình đã có, nhằm đảm bảo tiêu chuẩn quy phạm xây dựng trường học, giảm được chi phí thiết kế .Các trường đều phải tiến hành lập quy hoạch xây dựng theo kế hoạch hang năm ,nhằm giảm bớt sự lãng phí đầu tư do việc xây dựng không theo quy hoạch.

-Các địa phương phải lập quy hoạch về địa điểm và đất đai cho việc xây dựng các trường học, đáp ứng yêu cầu phát triển về quy mô và đảm bảo yêu cầu diện tích tối thiểu cho trường học.

Một phần của tài liệu bài tập nhóm môn kinh tế đầu tư đại học kinh tế quốc dân Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở việt nam (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w