Nguyên nhân của những yếu kém, bất cập:

Một phần của tài liệu bài tập nhóm môn kinh tế đầu tư đại học kinh tế quốc dân Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở việt nam (Trang 56 - 58)

III. Đánh giá thực trạng 1 Thành tựu

2. Những hạn chế và nguyên nhân trong đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo:

2.2. Nguyên nhân của những yếu kém, bất cập:

Nguyên nhân của những yếu kém, bất cập trước hết là do những yếu tố chủ quan, trình độ quản lý giáo dục chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển khi nền kinh tế đang chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chưa phối hợp tốt và sử dụng có hiệu quả có nguồn lực của nhà nước và xã hội; chậm đổi mới cả về tư duy và phương thức quản lý ; chậm đề ra các định hướng chiến lược và chính sách vĩ mô đúng đắn để xử lý mối tương quan lớn giữa quy mô chất lượng và hiệu quả giáo dục. Các văn bản pháp quy về giáo dục chưa được ban hành kịp thời. Công tác thanh tra giáo dục còn yếu và chưa được quan tâm đúng mức. Những vấn đề về lý luận phát triển giáo dục còn trong giai đoạn mới chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức để định hướng các hoạt động thực tiễn. Năng lực của cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa được chú trọng nâng cao. Một số cán bộ quản lý và giáo viên suy giảm về phẩm chất đạo đức.

Quan điểm “ giáo dục là quốc sách hàng đầu” của Đảng và Nhà nước chưa được nhận thức đầy đủ và thực sự chỉ đạo hành động trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Giáo dục vẫn được xem như là công việc riêng của nghành giáo dục; chưa tạo ra được sự liên kết, phối hợp đồng bộ giữa các nghành các cấp, các lực lượng xã hội và nghành giáo dục để phát triển sự ngiệp giáo dục đào tạo; việc kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục ngoài xã hội đang được quan tâm đúng mức.

Về mặt khác, trong những năm qua, giáo dục nước ta chịu một sức ép rất lớn về nhu cầu học tập ngày càng tăng do dân số và trình độ dân trí tăng, lao động dư thừa nhiều, khả năng sử dụng lao động của nền kinh tế còn hạn chế, khả năng đầu tư cho giáo dục đào tạo còn hạn hẹp.

Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường và thực hiện chính sách mở đang làm thay đổi thang giá trị xã hội , phẩm chất người lao đông… Điều đó ảnh

hưởng trực tiếp đến định hướng phát triển nhân cách người học. Giáo dục nước ta chưa có những biện pháp hiệu quả để tác động tích cực đến những thay đổi đó.

Những chậm trễ trong việc cải cách hành chinh nhà nước, trong việc đổi mới quản lý kinh tế tài chính, sử dụng lao động, chính sách tiền lương… Cũng là những yếu tố cản trở việc giải quyết có hiệu quả những vướng mắc của nghành giáo dục trong việc huy động những sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vì sự nghiệp phát triển giáo dục để tạo một sự tăng trưởng nhanh chóng, đáp ứng những nhu cầu rất cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nước ta còn nghèo, thu nhập quốc dân trên đầu người còn thấp , nguồn tài chính, cơ sở vật chất , thiết bị và đầu tư cho giáo dục còn thiếu thốn, trong đó nhu cầu của giáo dục tăng nhanh. Trong bối cảnh đó, dù còn có những yếu kém bất cập nêu trên, những thành tựu giáo dục đã đạt trong những năm vừa qua là rất đáng trân trong.

Một phần của tài liệu bài tập nhóm môn kinh tế đầu tư đại học kinh tế quốc dân Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở việt nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w