Nâng cao chất lượng môi trường đầu tư chung tạo điều kiện cho đầu tư giáo dục và đào tạo.

Một phần của tài liệu bài tập nhóm môn kinh tế đầu tư đại học kinh tế quốc dân Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở việt nam (Trang 60 - 61)

II. Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở Việt Nam.

1. Nâng cao chất lượng môi trường đầu tư chung tạo điều kiện cho đầu tư giáo dục và đào tạo.

tư giáo dục và đào tạo.

Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp,động lực chính là nguồn nhân lực chất lượng cao ,là “chất xám”,là đội ngũ tri thức –nguồn nội lực quan trọng của phát triển.Để thực hiện mục tiêu đó thì phát huy nội lực là một nhân tố đóng vai trò quyết định tuy nhiên hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đã ngày càng chứng tỏ vị trí của nó như một yếu tố kích thích và tạo động lực cho nền giáo dục nước nhà.Một môi trường đầu tư tốt sẽ tạo điều kiện cho đầu tư giáo dục và đào tạo phát huy được vai trò của nó một cách hiệu quả nhất .Vì vậy để nâng cao chất lượng môi trường đầu tư có một số ý kiến :

-tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật,chính sách đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập theo hướng xóa bỏ phân biệt đối xử ,thông thoáng, minh bạch.

-tăng cường chất lượng công tác quy hoạch trên cơ sở rà soát ,điều chỉnh quy hoạch ngành kết hợp xây dựng quy hoạch theo vùng ,lãnh thổ theo hướng xóa bỏ độc quyền,phân biệt đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài,duy trì bảo hộ trong nước có điều kiện và theo lộ trình phù hợp thực hiện các cam kết quốc tế song phương và đa phương tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư,kinh doanh trong giai đoạn mới.Ngoài nguồn vốn của ngân sách nhà nước và ODA khuyến khích mạnh đầu tư cá nhân cả trong và ngoài nước vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng .Chủ động xây dựng các dự án BOT có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào các công trình kết cấu hạ tầng,nhất là các dự án xâu dựng đường giao thong cảng biển ,hàng không các nhà máy điện ,nhà máy nước.

- Đa dạng hóa hình thức đầu tư theo hướng nghiên cứu khuyến khích hơn nhà đầu tư nước ngoài theo hình thức gián tiếp thong qua việc cho phép mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam,thành lập công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài và cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phát hành trái phiếu để huy động vốn trong nước và ngoài nước.

- Đẩy mạnh phân cấp và tăng cường cơ chế phối hợp,giám sát hoạt động quản lý đầu tư nước ngoài.Thực hiện phân cấp mạnh cho các địa phương quản lý đầu tư nước ngoài kể cả cấp giấy phép,điều chỉnh giấy hép đầu tư và quản lý sau cho phép.

- Ban hành danh mục các dự án quốc gia vốn đầu tư nhà nước trên cơ sở danh mục dự án vốn đầu tư nhà nước của các địa phương ,các Bộ ngành và Tổng cong ty trong giai đoạn tới,Bộ Kế Hoạch và Đầu tư sẽ lựa chọn trình thủ tướng chính phủ ban hành Danh mục dự án quốc gia kêu gọi các dự án có ảnh hưởng đối với sự phát triển kinh tế cả nước,của các ngành,các vùng kinh tế đồng thời phải phù hợp với mối quan tâm nhà đầu tư nước ngoài.

- Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư trên cơ sở đa dạng hóa các phương thức xúc tiến đầu tư, tập trung vào các địa bàn chiến lược ,các TNCs và các dự án trọng điểm.

Một phần của tài liệu bài tập nhóm môn kinh tế đầu tư đại học kinh tế quốc dân Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở việt nam (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w