Tăng cường đầu tư xây dựng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộquản lý giáo dục và đào tạo.

Một phần của tài liệu bài tập nhóm môn kinh tế đầu tư đại học kinh tế quốc dân Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở việt nam (Trang 70 - 73)

II. Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở Việt Nam.

3. Tăng cường công tác quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư phát triển giáo dục ở Việt Nam.

3.9. Tăng cường đầu tư xây dựng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộquản lý giáo dục và đào tạo.

Chúng ta biết rằng một đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo có chất lượng đóng góp một phần vô cùng quan trọng đối với việc sử dụng hiệu quả hơn đối với mỗi đồng vốn bỏ ra để đầu tư nâng cao chất lượng.Vì có xây dựng ,nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo ,cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo chính là một trong những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo.

Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CTTW của Ban Bí thư trung ương Đảng và đề án của Chính phủ về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo.Bảo đảm phối hợp cả 3 mặt:đánh giá và sang lọc, đào tạo và bồi dướng, sử dụng và đãi ngộ trong quá trình tổ chức thực hiện.

Các đơn vị trong cơ quan Bộ cần khẩn trương xây dựng hệ thống văn bản .Bộ trưởng chỉ đao triển khai Chỉ thị của Ban Bí thư và đề án xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ngay sau khi thủ tướng phê duyệt.

Các sở, phòng giáo dục và đào tạo cần làm tốt công tác tham mưu và đảm bảo sự lãnh đạo của Cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo và tạo điều kiện của hôi đồng nhân dân, ủy ban nhân dân trong tất cả các khâu, các mặt của quá trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.Tổ chức tốt điều tra, khảo sát đội ngũ. Bảo đảm các yêu cầu chính xác, công bằng, hợp lý trong việc đánh giá, phân loại sang lọc;sắp xếp,sử dụng và đãi ngộ. Khẩn trương xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng,đồng về cơ cấu,có năng lực và phẩm chất phù hợp với yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học và bậc học

Các cơ quan quản lý giáo dục các cấp phối hợp chặt chẽ với Công đoàn giáo dục Việt Nam phát đọng và thực hiện sâu rộng cuộc vân động dân chủ -kỷ cương- tình thương-trách nhiệm trong đội ngũ nhà giáo cán bộ quản lý giáo dục giúp anh chị em rè luyện, trau dồi đạo đức nhà giáo, bản lĩnh sư phạm, giữ gìn hình ảnh tốt đẹp về người thầy, xứng đáng với truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.

Bên cạnh đó chúng ta hiểu rằng phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Vì lẽ đó đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục để chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động thầy giảng ,trò ghi sang hướng dẫn ngườ học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển được năng lực của mỗi cá nhân ; tăng cường tính chủ động ,tính tự chủ học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, hoat động xã hội. Đổi mới chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, giảng viên, chú trọng việc rèn luyện ,giữ gìn và nâng cao phẩm chất nhà giáo. Cụ thể như sau:

a)Giáo viên mầm non:đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng nhu cầu giáo dục cho các cơ sở giáo dục mầm non công lập, tiến tới chuẩn đội ngũ giáo viên mầm non.Xây dựng chính sách đối với giáo viên mầm non, đặc biệt là giáo viên ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

b)Giáo viên phổ thông :Điều chỉnh cơ cấu đội ngũ giáo viên phổ thông ,tăng cường giáo viên nhạc họa,thể dục thể thao ,nữ công gia chánh ,giáo viên hướng nghiệp và dạy nghề để đa dạng hóa việc học và hoạt đông của học sinh trong quá trình tiến tới học 2 buổi /ngày.Nâng dần tỷ lệ giáo viên tiểu hoc có trình đọ cao đẳng.Phấn đấu đến năm 2005 tất cả giáo viên trung học cơ sở đều có trình đọ cao đẳng trở lên.Nâng tỷ lệ giáo viên trung học phổ thông có trình độ thạc sỹ lên%.Đặc biệt chú trọng đầu tư cho việc xây dựng đội ngũ giáo viên cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Giáo viên được thường xuyen tham gia các lớp nâng cao trình độ.

c)Giáo viên các trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp:đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp ở chuẩn, bổ sung giáo viên cho một số lĩnh vực ngành nghề mới,thực hiện luân phiên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo chu kỳ 5 năm /lần.Nâng tỷ lệ giáo viên trung học chuyên nghiệp có trình độ sau đại học lên 10% vào năm 2010.Phát triển đội ngũ giáo viên thỉnh giảng bao gồm các công nhân kỹ thuật ,chuyên viên nghiệp vụ trình

đọ cao trong các doanh nghiệp, các giảng viên của các trường đại học,cao đẳng và các viện nghiên cứu công nghệ.

d)Giảng viên đại học,cao đẳng:Khẩn trương đào tạo,bổ sung nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên đại học,cao đẳng để một mặt giảm tỷ lệ sinh viên/giảng viên trung bình đang quá cao hiện nay(30) xuống còn khoảng 20 trong đó 10-15 đối với các ngàn khoa học tự nhiên ,kỹ thuật và công nghệ,20-25 với các ngành khoa học xã hội và nhân văn ,các ngành kinh tế,mặt khác nhận sự phát triển giáo dục đại học của hững năm sắp tới.Tăng chỉ tiêu đào tạo thạc sỹ ,tiến sỹ bổ sung nhân lực trình độ cao cho các trường đại học cao đẳng. Tăng tỷ lệ giảng viên đại học có trình độ thạc sỹ lên 40%, có trình độ tiến sỹ lên 25% năm 2010. Chú trọng đào tạo giảng viên nữ có trình độ cao. Giảng viên được điều kiện để tiếp xúc với tri thức và các thành tựu khoa học –công nghệ mới.Lựa chọn các sinh viên giỏi bổ sung cho nguồn giáo viên các trường đại học, cao đẳng và tiếp tục đào tạo trong và ngoài nước. Ưu tiên gửi giảng viên đại học, cao đẳng đi đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác. Mời và tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ khoa học có trình độ, có kinh nghiệm thực tiễn đang làm việc tại các viện nghiên cứu ,các cơ quan quản lý ,các doanh nghiệp và các nhà khoa học nước ngoài tham gia giảng dạy tại các trường đại học,cao đẳng.

e)Hoàn thiện định mức lao động ,chế độ làm việc ,chế độ chính sách với nhà giáo:

Từng bước xây dựng chế độ trả lương theo số lượng và chất lượng dạy học.Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, giáo dục các đối tượng đặc biệt. Nhà nước có chế độ chính sách ưu đãi về tiền lương đối với nhà giáo, mở rộng diện tuyển giáo viên, giảng viên theo chế độ hợp đồng dài hạn.

g)Tăng cường năng lực đào tạo và đổi mới chương trình đào tạo của trường sư phạm và cáckhoa sự phạm

Thành lập mới các khoa sư phạm ,trung tâm đào tạo,bồi dưỡng giáo viên trong một số trường đại học và cao đẳng khác.Tập trung xây dựng 2 trường đại học sư phạm trọng điểm vừa đào tạo giáo viên có chất lượng cao, vừa nghiên cứu khoa học giáo dục đạt trình độ tiên tiến. Ưu tiên đào tạo giáo viên người dân tộc và giáo

viên biết tiếng dân tộc cho cơ sở giáo dục ở vùng có nhiều người thuộc dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu bài tập nhóm môn kinh tế đầu tư đại học kinh tế quốc dân Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở việt nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w