Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư trong giáo dục và đào tạo, xây dựng xã hội học tập.

Một phần của tài liệu bài tập nhóm môn kinh tế đầu tư đại học kinh tế quốc dân Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở việt nam (Trang 74 - 75)

II. Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở Việt Nam.

3. Tăng cường công tác quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư phát triển giáo dục ở Việt Nam.

3.11. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư trong giáo dục và đào tạo, xây dựng xã hội học tập.

hội học tập.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách phát triển giáo dục của Đảng, nhà nước ,góp phần tạo ra sự thống nhất và đồng thuận của toàn xã hội trong việc tham gia phát triển giáo dục . Các cơ quan quản lý giáo dục các cấp, các nhà trường cần coi trọng hơn mối quan hệ công tác phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là hội khuyến học, các hội nghiên cứu khoa học ,cơ quan truyền thông đại chúng; Thường xuyên tổ chức lấy ý kiến của các nhà khoa học ,các nhà giáo ,cha mẹ học sinh, sinh viên về các chủ trương đổi mới của ngành; Triển

khai đến cấp tỉnh Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người 2003-2015; Mở rộng mạng lưới các trung tâm học tập cộng đồng, phát triển giáo dục từ xa.

- Phát triển các trường ngoài công lập. Chuyển một số trường công lập sang ngoài công lập khi có điều kiện thích hợp. Củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục của các trường ngoài công lập. Hoàn thiện và ban hành các chính sách hỗ trợ các trường ngoài công lập. Mở rộng các quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục, khuyến khích cá nhân và tập thể đầu tư phát triển giáo dục đào tạo. Mở rộng và tăng cường các mối quan hệ của nhà trường với các ngành ,địa phương cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế -xã hội…tạo điều kiện để xã hội có thể đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, góp ý kiến cho quy hoạch phát triển nhà trường.

- Xây dựng nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn hóa,môi trường giáo dục lành mạnh, giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ.

- Nâng cao nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo cảu các cấp ủy Đảng .sự giám sát của hội đồng nhân dân, sự quản lý của ủy ban nhân dân các cấp; Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, hội cha mẹ học sinh..và các đoàn thể, tổ chức xã hội khác trong việc huy động nguồn lực xã hôi tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

Một phần của tài liệu bài tập nhóm môn kinh tế đầu tư đại học kinh tế quốc dân Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở việt nam (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w